Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT-28-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Bùi Quang Duẩn

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Hoàng Hữu Nội ThS. Phạm Thị Hạnh Thơ ThS. Vũ Hữu Cường ThS. Nguyễn Tiến Đà KS. Phạm Văn Chiến KS. Vũ Duy Thành Đạt CN. Nguyễn Hà Thanh Cao Văn Tuyến Nguyễn Như Hảo Tạ Văn Phúc

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Quản lý, khai thác và phát triển NHTT bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội để tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và kết nối thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Từ đó, nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất, người kinh doanh sản phẩm và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Đánh giá được thực trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý và khai thác NHTT bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
  2. Hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý NHTT bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức phù hợp với yêu cầu thực tế.
  3. Xây dựng được mô hình quản lý và phát triển NHTT bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.
  4. Xây dựng được 02 chuỗi sản phẩm mang NHTT bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.

Đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến thương mại góp phần nâng cao giá trị sản phẩm

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý và khai thác NHTT bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Nội dung 2: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý NHTT bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở

Nội dung 3: Xây dựng 02 mô hình quản lý và phát triển NHTT cho bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.

Nội dung 4: Xây dựng 02 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang NHTT cho bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm.

Nội dung 5: Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu cho sản phẩm mang NHTT bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở

Nội dung 6: Tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh – thương mại hoá sản phẩm bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Các đối tượng tham gia và hưởng lợi trực tiếp từ nhiệm vụ là những người dân sản xuất kinh doanh bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức khi tham gia khai thác, sử dụng NHTT.

Tiêu chí để được phép sử dụng NHTT: Tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh bưởi, phật thủ là thành viên của Hội sản xuất kinh doanh sản phẩm bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng đã được xây dựng và công bố. Các lợi ích kinh tế-xã hội đem lại cho đối tượng được phép sử dụng NHTT bao gồm:

  • Người trồng bưởi, phật thủ được nâng cao trình độ trong sản xuất sản phẩm do được hướng dẫn về quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
  • Tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở tham gia mô hình quản lý và phát triển NHTT sẽ được sử dụng tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm do nhiệm vụ xây dựng.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường do sản phẩm được gia tăng giá trị bởi các hoạt động quản lý và phát triển NHTT bao gồm cả giá trị bên trong và bên ngoài của sản phẩm.
  • Tăng thu nhập cho người sản xuất bưởi, phật thủ thông qua việc giá trị của sản phẩm được tăng lên.
  • Các tác nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở được tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh thương mại do nhiệm vụ xây dựng và phát triển.
  • Sản phẩm được giới thiệu quảng bá đến người tiêu dùng tại các thị trường tiềm năng có giá trị cao như các cửa hàng, siêu thị.
  • Người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm bưởi, phật thủ mang NHTT có chất lượng, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn theo quy định hiện hành và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Được pháp luật bảo vệ khi NHTT bị xâm phạm.

Quá trình quản lý, khai thác và phát triển NHTT sẽ củng cố thêm năng lực cho các tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm. Việc tạo dựng và duy trì một quy trình chung trong các khâu từ sản xuất đến kinh doanh sẽ tạo cơ hội gắn kết các tác nhân tham gia. Điều này không những mang lại các lợi ích kinh tế mà còn có khả năng tạo dựng các mối quan hệ tương hỗ bền vững giữa các tác nhân này đem lại các giá trị về mặt xã hội.

13

Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương án tổ chức triển khai:

- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp là cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ, trực tiếp triển khai và chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện các nội dung của nhiệm vụ theo thuyết minh được phê duyệt. Đơn vị chủ trì nhiệm vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị/cá nhân có chuyên môn và kinh nghiệm theo từng nội dung để thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiến độ, chất lượng đặt ra và kinh phí được phê duyệt.

- Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản nhiệm vụ, Sở sẽ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt theo tháng và quý để nhắc nhở, yêu cầu cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ và đơn vị phối hợp thực hiện kịp thời xử lý và giải quyết.

- Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức là cơ quan phối hợp thực hiện. Phòng kinh tế hỗ trợ cung cấp thông tin; Hỗ trợ tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn; và tham gia góp ý để hoàn thiện Hệ thống các công cụ quản lý, nhận diện và quảng bá sản phẩm...; Xây dựng kế hoạch phát triển nhãn hiệu.

- UBND các xã vùng trồng bưởi, phật thủ phối hợp hỗ trợ thực hiện các hoạt động thực địa; Tham gia quản lý NHTT trên địa bàn; Tham gia góp ý cho các văn bản, công cụ quản lý NHTT; Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng nhãn hiệu; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhãn hiệu trên địa bàn.

- Hội sản xuất và kinh doanh bưởi Quế Dương là chủ sở hữu NHTT bưởi Quế Dương. Hội là đơn vị phối hợp thực hiện các thủ tục đăng ký gia hạn nhãn hiệu; Ban hành Quy chế sử dụng nhãn hiệu; Quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm…; Phối hợp trong việc thu thập thông tin; Tổ chức hội thảo, tập huấn; Quản lý, khai thác và phát triển NHTT bưởi Quế Dương.

- Hội sản xuất và kinh doanh phật thủ xã Đắc Sở là chủ sở hữu NHTT phật thủ Đắc Sở. Hội là đơn vị phối hợp thực hiện các thủ tục đăng ký gia hạn nhãn hiệu; Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu; Quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm…; Phối hợp trong việc thu thập thông tin; Tổ chức hội thảo, tập huấn; Quản lý, khai thác và phát triển NHTT phật thủ Đắc Sở.

- Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh sản phẩm bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức tham gia đóng góp ý kiến về xây dựng các văn bản, công cụ quản lý NHTT; Tham gia mô hình sử dụng, khai thác và phát triển NHTT bưởi Quế Dương và phật thủ Đắc Sở.

- Các đơn vị cung cấp các dịch vụ: thiết kế, in ấn; Hệ thống truy xuất nguồn gốc, xây dựng video clip quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Cụ thể:

+ Hoạt động thiết kế, in ấn: Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, điều tra khảo sát... tổng hợp được ý tưởng thiết kế bộ nhận diện và công cụ quảng bá; Thuê đơn vị có chuyên môn thiết kế; Lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện thiết kế; In ấn và bàn giao sản phẩm cho các chủ thể tham gia mô hình.

+ Hoạt động xây dựng Bộ thông tin và mẫu tem truy xuất nguồn gốc điện tử sử dụng mã truy hồi nhanh (QR code): Thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm và thông tin chứng nhận chất lượng sản phẩm; Thuê đơn vị có chuyên môn xây dựng Bộ thông tin và mẫu tem truy xuất nguồn gốc điện tử (tem QR code), tư vấn, chuyển giao và hướng dẫn cho đơn vị sản xuất. Phối hợp xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh, giải đáp thắc mắc; hỗ trợ quản trị kỹ thuật (bảo mật, khôi phục dữ liệu,...).

2. Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai nhiệm vụ (địa điểm thực hiện; nguyên, vật liệu, nhân lực triển khai nhiệm vụ):

* Địa điểm triển khai nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ được thực hiện trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, các hoạt động khai thác nhãn hiệu, kết nối kênh tiêu thụ sản phẩm được tiến hành cả bên trong và bên ngoài huyện Hoài Đức.

* Nguyên vật liệu cần cho nhiệm vụ:

- In ấn một số hệ thống nhận diện sản phẩm: Tem nhãn, bao bì, standee, sổ tay hướng dẫn…

* Nhân lực cần cho triển khai nhiệm vụ:

- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp chủ trì thực hiện nhiệm vụ; Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị và cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm theo từng nội dung, tiến độ, chất lượng đặt ra và kinh phí được phê duyệt, cụ thể:

  • Phối hợp Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cùng thực hiện một số nội dung liên quan: thu thập thông tin; tổ chức hội thảo, tập huấn.
  • Phối hợp UBND các xã vùng trồng bưởi, phật thủ trong các hoạt động triển khai thực địa trên địa bàn quản lý.
  • Phối hợp các đơn vị có chuyên môn tham gia thiết kế, sản xuất hệ thống nhận diện (tem, nhãn sản phẩm, bao bì, standee...) và sổ tay hướng dẫn, cẩm nang sản phẩm; Xây dựng Bộ thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử thông minh bằng tem QR code.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt thường xuyên và định kỳ để xử lý và giải quyết kịp thời.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý và khai thác NHTT bưởi Quế Dương của huyện Hoài Đức, tp Hà Nội

Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý và khai thác NHTT phật thủ Đắc Sở của huyện Hoài Đức, tp Hà Nội

Hệ thống công cụ quản lý NHTT bưởi Quế Dương.

Hệ thống công cụ quản lý NHTT phật thủ Đắc Sở

Báo cáo Kết quả xây dựng mô hình quản lý và phát triển cho NHTT bưởi Quế Dương.

Báo cáo Kết quả xây dựng mô hình quản lý và phát triển cho NHTT phật thủ Đắc Sở.

Chuỗi sản phẩm mang NHTT bưởi Quế Dương gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm.

Chuỗi sản phẩm mang NHTT phật thủ Đắc Sở gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm.

Hệ thống nhận diện và các công cụ phục vụ quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm mang NHTT bưởi Quế Dương.

Hệ thống nhận diện và các công cụ phục vụ quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm mang NHTT phật thủ Đắc Sở.

Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh – thương mại hóa sản phẩm mang NHTT

Tài liệu đánh giá kết quả xây dựng và chuyển giao công tác quản lý NHTT

Báo cáo giữa kỳ. Báo cáo tổng kết/ Báo cáo tóm tắt. Kỷ yếu hội thảo

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Toàn bộ kết quả của nhiệm vụ sẽ được bàn giao cho Sở KH-CN Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức để tiếp tục quản lý và phát triển tài sản trí tuệ sau khi nhiệm vụ kết thúc.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1.125 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)