Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Thương hiệu AMC Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/06-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Thương hiệu AMC Việt Nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN Nguyễn Bá Hội

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Văn Ba ThS. Trương Thị Hương Giang CN. Phạm Đức Khoa CN. Nguyễn Thị Thu Hương CN. Bùi Thị Hạnh CN. Đỗ Thị Thu Diệu ThS. Bùi Phương Thanh ThS. Nguyễn Thị Phúc CN. Phạm Thị Thu Trang CN. Bùi Thị Thúy Hằng CN. Bùi Thị Hạnh CN. Đỗ Thị Thu Diệu

9

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mục tiêu chung

Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa cho sản phẩm Khoai tây, Mít, Trám của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn và duy trì danh tiếng, uy tín, nâng cao giá trị sản phẩm; phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

  • Nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa được ban hành.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất- kinh doanh sản phẩm, Khoai tây, Mít, Trám; xác định chủ sở hữu; khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ NHTT “Nông sản Cổ Loa”

Nội dung 2: Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng NHTT “Nông sản Cổ Loa” và hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký NHTT “Nông sản Cổ Loa”

Nội dung 3: Xây dựng hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Nông sản Cổ Loa”

Nội dung 4: Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Nông sản Cổ Loa”

Nội dung 5: Tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất, kinh doanh- thương mại hóa sản phẩm mang NHTT “Nông sản Cổ Loa”

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Nhãn hiệu tập thể nông sản Cổ Loa của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội được bảo hộ sẽ:

  • Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường: mặc dù các sản phẩm nông sản của xã Cổ Loa (Mít, Trám, Khoai tây), huyện Đông Anh là những sản phẩm có danh tiếng, có chất lượng, nhưng trên thực tế sản phẩm đang phải cạnh tranh rất gay gắt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hơn nữa, cho đến nay, các sản phẩm nông sản của xã Cổ Loa vẫn chưa có dấu hiệu nào để giúp người tiêu dùng nhận diện các sản phẩm của địa phương. Vì vậy, khi NHTT nông sản Cổ Loa được bảo hộ, công tác quản lý được vận hành, công tác xúc tiến thương mại được thúc đẩy theo hướng phát triển chung cho địa phương sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn từ đó cơ hội mở rộng thị trường cao hơn.
  • Giá trị gia tăng của sản phẩm được tăng lên: trong xu thế phát triển ngày nay, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ thêm chi phí để được sử dụng đúng sản phẩm có nguồn gốc, có chất lượng. Khi sản phẩm nông sản của xã Cổ Loa được quản lý chất lượng, chất lượng sản phẩm tăng lên, kèm theo đó, sản phẩm có nhãn hiệu (thương hiệu) sẽ làm gia tăng giá trị của sản phẩm, từ đó thu nhập của người sản xuất, kinh doanh cũng được tăng theo, góp phần nâng cao đời sống, ổn định xã hội tại địa phương.
  • Thúc đẩy, phát huy tính liên kết phát triển cộng đồng theo chuỗi giá trị: khi sản phẩm Mít, Trám, Khoai tây được cộng đồng cùng chung tay xây dựng, thì chất lượng mỗi sản phẩm của xã viên sẽ tương đồng nhau; sản phẩm đủ sức đáp ứng được những đơn hàng lớn khi có yêu cầu; Chính quyền địa phương, HTX và chính người sản xuất/kinh doanh dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ liên kết, tự liên kết tạo, mở rộng đầu ra cho sản phẩm; các doanh nghiệp tiêu thụ yên tâm khi liên kết.... Đây là tiền đề, cơ sở để xây dựng, phát triển chuỗi giá trị cho sản phẩm.

Hiện thực hóa chính sách phát triển kinh tế của huyện Đông Anh: NHTT nông sản Cổ Loa được bảo hộ và tạo các tiền đề thúc đẩy phát triển là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và của Đảng bộ và chính quyền huyện Đông Anh nói riêng trong phát triển kinh tế tập thể, bảo tồn, phát triển sản phẩm truyền thống. Đây là nền tảng để huyện Đông Anh thực hiện mục tiêu của chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo chương trình OCOP hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.

13

Phương pháp nghiên cứu:

  • Phương pháp kế thừa: Nhiệm vụ sẽ nghiên cứu và sử dụng các kết quả của các nhiệm vụ/đề tài nghiên cứu về các sản phẩm mít, khoai tây, trám của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (nếu có).
  • Phương pháp tiếp cận cơ sở: Nhiệm vụ xác định lấy người sản xuất, kinh doanh làm trung tâm, trên cơ sở đó, các hoạt động của nhiệm vụ sẽ được triển khai từ cơ sở, với sự vào cuộc tham gia của người sản xuất và kinh doanh ngay từ đầu và lấy sự đồng thuận của họ làm gốc.
  • Phương pháp chuyên gia: Nhiệm vụ sẽ sử dụng chuyên gia tùy thuộc vào từng nội dung và yêu cầu của công việc của nội dung đó cho phù hợp để đảm bảo nhiệm vụ hoàn thành với chất lượng tốt nhất có thể.

Phương pháp thống kê mô tả và phân tích số liệu: Nhiệm vụ tiến hành thu thập tất cả các tài liệu, thông tin bao gồm tài liệu, tư liệu sơ cấp và thứ cấp cũng như các tài liệu chuyên ngành từ các cơ quan nghiên cứu, các ngành, và chính quyền các cấp. Trên cơ sở đó, nhiệm vụ tiến hành song song hai biện pháp nghiên cứu là nghiên cứu thực địa và nghiên cứu tại bàn.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm: Khoai tây, Mít, Trám; năng lực của chủ sở hữu; khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ NHTT “Nông sản Cổ Loa”

Giấy chứng nhận đăng ký NHTT Nông sản Cổ Loa của xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHTT “Nông sản Cổ Loa”

Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Nông sản Cổ Loa” cho sản phẩm: Khoai tây, Mít, Trám.

Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh – thương mại hóa sản phẩm mang NHTT Nông sản Cổ Loa

Báo cáo khoa học tổng kết và báo cáo tóm tắt

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Để đảm bảo các kết quả tiếp tục được phát huy sau khi Nhiệm vụ kết thúc, trong quá trình triển khai Nhiệm vụ, Đơn vị chủ trì sẽ phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, đặc biệt là Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Kinh doanh tổng hợp Cổ Loa - chủ sở hữu NHTT cũng như các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm mang NHTT vào một số hạng mục liên quan của nhiệm vụ.

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 11/2023 đến 04/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 830 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)