Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Trung tâm Phát triển nông thôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” của làng nghề truyền thống Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/04-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Phát triển nông thôn

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Nguyễn Mạnh Cường

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Phạm Thế Bảo TS. Phạm Duy Khánh ThS. Đặng Đức Chiến ThS. Đặng Phúc Giang ThS. Đào Tiến Dũng CN. Nguyễn Vũ Hoàng Lâm CN. Nguyễn Văn Bộ Nguyễn Thị Nga Trần Mạnh Hùng CN. Trần Thị Phương Ngân

9

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mục tiêu chung

Đăng ký bảo hộ và quản lý NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” của làng nghề truyền thống Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội nhằm duy trì danh tiếng, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa âm nhạc dân tộc, nâng cao giá trị của các sản phẩm. Phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm góp phần cải thiện thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” của làng nghề truyền thống Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội được bảo hộ.

- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” của làng nghề truyền thống Đào Xá được ban hành.

- Xây dựng được mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhạc cụ dân tộc, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ và quản lý NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.          

Nội dung 2: Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng NHCN và hoàn thiện hồ sơ đăng ký NHCN  “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”

Nội dung 3: Xây dựng hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

Nội dung 4: Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”

Nội dung 5: Xây dựng mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

Nội dung 6: Tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh thương mại hóa sản phẩm mang NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

1. Hiệu quả xã hội

Nhạc cụ dân tộc là sản phẩm mang tính chất nghệ thuật, sản phẩm của làng nghề đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Mặt khác, các sản phẩm mang một giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng đại diện cho Việt Nam. Do đó, tạo lập xây dựng thương hiệu cho làng nghề mang lại hiệu quả xã hội rất lớn như sau:

- Được pháp luật bảo vệ khi nhãn hiệu “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” bị xâm phạm và phát huy được giá trị truyền thống của làng nghề.

- Bảo tồn nghề làm đàn của làng nghề Đào Xá, giữ gìn nét văn hóa bản sắc dân tộc được truyền lại qua nhiều thế hệ, tránh mai một và thất truyền.

- Phát triển đội ngũ “người có nghề”, thúc đẩy truyền nghề và lan tỏa giá trị của việc truyền lại nghề trong cộng đồng với các thế hệ trẻ, phát triển các kỹ năng, tính sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm mang lại giá trị văn hóa.

- Bảo tồn giá trị làng nghề kết hợp với các chương trình du lịch của địa phương, giới thiệu các sản phẩm mang giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống tạo ấn tượng về một địa điểm, môi trường du lịch văn hóa. Từ đó, việc phát triển làng nghề gắn với du lịch văn hóa sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động của địa phương, góp phần thay đổi kinh tế của địa phương, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

- Người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” có chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

2. Hiệu quả kinh tế

- Sản phẩm “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” được giới thiệu quảng bá đến người tiêu dùng tại các thị trường tiềm năng, nâng cao giá trị gia tăng từ đó góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” trên thị trường, hướng đến việc thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định.

- Phát triển làng nghề gắn với thị trường phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn bền vững của Nhà nước.

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ làm tăng thu nhập bình quân của lao động tại chỗ của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân mà vẫn đảm bảo cảnh quan, không gian của làng nghề.

13

Phương pháp nghiên cứu:

- Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị/chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm theo từng nội dung để thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng và kinh phí được phê duyệt;

- Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa (dự kiến chủ sở hữu) phối hợp cùng Phòng Văn hóa thông tin huyện Ứng Hòa, những người làm nghề cam kết bố trí đủ nguồn nhân lực và chuyên môn tham gia thực hiện mô hình quản lý trong nhiệm vụ này.

- Các hộ làm nghề hiện nay tương đối ít (khoảng 30 hộ) nhưng cũng chính là những tác nhân quan trọng xuyên suốt cả quá trình thực hiện và tham gia vào mô hình quản lý của nhiệm vụ này. Vì vậy đơn vị chủ trì thực hiện sẽ phối hợp kết nối liên tục ngay từ lúc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Công tác chuyên môn:

- Xây dựng báo cáo hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhạc cụ dân tộc và đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”: i) Hiện trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhạc cụ dân tộc; ii) Xác định được sản phẩm đăng ký bảo hộ, kỹ thuật và các bước thực hành sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm mang NHCN; iii) Xác định chủ sở hữu và các vấn đề liên quan đến việc đăng ký bảo hộ sản phẩm.

- Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”. Đây là một bộ phận của Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và gồm các quy định là cơ sở để quản lý nhãn hiệu sau khi được bảo hộ, gồm các nội dung: i) Thông tin chủ sở hữu; ii) Điều kiện được sử dụng nhãn hiệu; iii) Các đặc tính của sản phẩm nhạc cụ dân tộc; iv) Phương pháp đánh giá các đặc tính của các sản phẩm nhạc cụ; v) Trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng liên quan.

- Thiết kế mẫu nhãn hiệu (Logo), một tài liệu thành phần của  Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để nhận diện, phân biệt các sản phẩm mang NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” có nguồn gốc và các tính chất đặc thù của sản phẩm, được thể hiện bằng các yếu tố hình, chữ, màu sắc....

- Xây dựng bản đồ khu vực địa lý tương ứng với NHCN là căn cứ xác định vùng và nguồn gốc sản phẩm mang NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”. Bản đồ này là một tài liệu của hồ sơ đăng ký NHCN.

- Xây dựng bộ tiêu chí sản phẩm mang NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”. Bộ tiêu chí chứng nhận tổng hợp các kiến thức về nguyên liệu và độ hoàn thiện của các sản phẩm bằng các phương pháp kiểm tra dựa trên các tài liệu minh chứng và mắt thường. Chủ trì nhiệm vụ sẽ tham vấn ý kiến của các đơn vị quản lý, người làm nghề để đưa ra các tiêu chí phù hợp với điều kiện sản xuất sản phẩm thực tế và phương pháp kiểm tra các tiêu chí tương  ứng để có thể áp dụng vào mô hình quản lý.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhạc cụ dân tộc, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

Hồ sơ đăng ký NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

Giấy chứng nhận đăng ký NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”.

Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm mang NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá”

Mô hình quản lý NHCN “Nhạc cụ dân tộc Đào Xá” được vận hành.

Bộ tài liệu tập huấn và báo cáo kết quả tập huấn. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ

Bộ báo cáo các công việc. Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Kỷ yếu hội thảo. USB

Tài liệu đánh giá kết quả xây dựng và chuyển gia công tác quản lý nhãn hiệu tập thể

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Chuyển giao về xây dựng, quản lý và phát triển NHCN cho cơ quan quản lý, các đối tượng hưởng lợi. - Toàn bộ kết quả của nhiệm vụ sẽ được bàn giao cho Sở KH-CN Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa tiếp tục quản lý và phát triển tài sản trí tuệ sau khi nhiệm vụ kết thúc. - Các sản phẩm, trang thiết bị và vật tư, nguyên liệu sẽ được bàn giao cho Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa sau khi nhiệm vụ kết thúc.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 740 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số SHTT/04-2023-3 ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)