Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát, hỗ trợ chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gặp sự cố khi thực hiện nhiệm vụ bên trong nhà, công trình.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT03/01-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Phạm Văn Thành

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: PGS. TS Trần Đức Tân PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh TS Phạm Viết Tiến ThS Bùi Văn Hà TS. Trần Đức Hoàn ThS Trần Văn An ThS Phạm Thành Trung ThS Phạm Văn Hiếu ThS Nguyễn Anh Tuấn ThS Đồng Minh Tâm ThS Nguyễn Tiến Sơn ThS Nguyễn Hữu Dũng KS Nguyễn Lê Cường CN Đỗ Hưng KS Nguyễn Hồng Quân ThS Trịnh Hải Đăng KS Vũ Hoàng Dũng Ngô Quang Đương Nguyễn Khánh An ThS Nguyễn Học ThS Nguyễn Văn ĐườngThS Lại Mạnh Cường ThS Phạm Hồng Hải ThS Đặng Văn Trọng ThS Hà Trung Bình ThS Phùng Mạnh Hùng ThS Nguyễn Hữu An ThS Hoàng Đức Hạnh ThS Nguyễn Thị Quỳnh Phương ThS Phan Huy Hoàng ThS Hà Văn Tuấn TS Lương Anh Tuấn ThS Vũ Thu Nguyệt ThS Nguyễn Phan Việt KS Hà Đức Khẩn KS Lê Anh Dũng KS Phùng Văn Hiển KS Đinh Văn Quang KS Vũ Công Hùng KS Nguyễn Kim Thành KS Lê Quang Đạo Đào Tô Hiệu

9

Mục tiêu nghiên cứu:

- Thiết kế, chế tạo được thiết bị đeo trên người tích hợp đa cảm biến và truyền thông về tình trạng sức khoẻ, trạng thái hoạt động của chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Xây dựng được hệ thống thu nhận, phân tích dữ liệu, giám sát, hỗ trợ chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gặp sự cố.

- Ứng dụng thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan, các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và đề xuất bài toán giám sát an toàn cho chiến sỹ khi thực hiện nhiệm vụ bên trong nhà/công trình

Nội dung 2: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị phần cứng

Nội dung 3: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống phần mềm.

Nội dung 4: Tích hợp hệ thống và thử nghiệm, xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kỹ thuật điện và điện tử

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

+ Đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố:

  • Việc áp dụng kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát, hỗ trợ chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gặp sự cố khi thực hiện nhiệm vụ bên trong nhà, công trình sẽ góp phần làm tiền đề thúc đẩy ngành thiết kế chế tạo thiết bị điện tử phục vụ an toàn đối với con người Việt nam nói chung và lĩnh vực PCCC nói riêng.
  • Bổ sung sản phẩm về hệ thống giám sát an toàn cho con người vào thị trường của Thành phố.
  • Làm chủ được công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị cảnh báo và giám sát an toàn.
  • Ứng dụng công nghệ xử lý tín hiệu và khai phá dữ liệu vào lĩnh vực PCCC.

+ Đối với an ninh -  quốc phòng của Thành phố:

  • Góp phần bảo đảm an toàn về sức khoẻ, tính mạng đối với các chiến sỹ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; giúp các chiến sỹ yên tâm khi thực hiện nhiệm vụ.

Giảm thiểu thiệt hại về con người góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.

13

Phương pháp nghiên cứu:

Kết hợp nghiên cứu lý thuyết, mô phỏng và thực nghiệm kiểm chứng, xin ý kiến chuyên gia. Để có thể thực hiện đề tài thành công, trước tiên cần hiểu được các đặc điểm, điều kiện bên trong nhà và công trình xảy ra cháy cũng như đặc điểm hoạt động, trạng thái tâm lý của lính cứu hỏa cũng như các kịch bản, quy trình đo đạc tín hiệu để đề xuất được các đặc điểm, kỹ thuật học máy/xử lý tín hiệu phù hợp; các công cụ để đánh giá hiệu quả của thuật toán và mô hình đề xuất.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin qua sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã công bố, các báo cáo tổng kết về tình hình cháy nổ tại Việt Nam, thông tin trên internet để phân tích tình hình nghiên cứu và ứng dụng các hệ thống phát hiện và cảnh báo sự cố ở Việt Nam cũng như trên thế giới; nguyên nhân dẫn tới các tai nạn sự cố đối với các chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi thực hiện nhiệm vụ.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng hợp kinh nghiệm của các chuyên gia và các chiến sĩ tham gia trực tiếp quá trình chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để xây dựng kịch bản thu thập dữ liệu và thử nghiệm hệ thống.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích và tổng hợp các số liệu từ các báo cáo, từ quá trình thử nghiệm để đề xuất các khối chức năng của hệ thống và hiệu chỉnh hệ thống trong quá trình thử nghiệm.

- Phương pháp thống kê so sánh: Thống kê về tình hình cháy nổ, các nguyên nhân dẫn tới sự cố đối với các chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; thống kê và so sánh các phương pháp phát hiện sự cố hiện có để đề xuất giải pháp cho thiết bị đề ra.

- Phương pháp chuyên gia: Điều tra khảo sát và trao đổi ý kiến với các chuyên gia trong và ngoài nước để xây dựng mô hình sản phẩm, các thiết bị phù hợp với điều kiện của Việt Nam;

- Phương pháp mô phỏng: Sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng, các phần mềm mô phỏng trước khi gia công chế tạo sản phẩm để tối ưu tính năng, kích thước, kiểu dáng của sản phẩm.

- Phương pháp thực nghiệm: Để đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống, các sản phẩm của đề tài sẽ dự kiến được thực nghiệm thực tế tại các dạng nhà và công trình điển hình của thành phố; các nhà và công trình này được lựa chọn dựa theo “Bảng 6 – Phân nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng” của QCVN 06:2022/BXD, cụ thể như sau:

+ Thử nghiệm đánh giá hệ thống tại công trình nhà xưởng, kho

+ Thử nghiệm đánh giá hệ thống tại công trình trường học

+ Thử nghiệm đánh giá hệ thống tại công trình nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh

+ Thử nghiệm đánh giá hệ thống tại công trình nhà hỗn hợp cao tầng >100m trong phạm vi 1 khoang cháy

+ Thử nghiệm đánh giá hệ thống tại công trình nhà có tầng hầm trong phạm vi 1 khoang cháy.

- Các kỹ thuật sử dụng chính:

+ Kỹ thuật an toàn PCCC: Phân tích về các yếu tố tác động tới sức khoẻ, tính mạng của các chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để đề xuất bài toán giám sát an toàn cho chiến sỹ chữa cháy và cứu nạ, cứu hộ khi thực hiện nhiệm vụ bên trong nhà/công trình, kỹ thuật này được sử dụng chính trong các nội dung nghiên cứu 1,4.

+ Kỹ thuật vi xử lý, kỹ thuật điện tử truyền thông, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật lập trình hệ thống: Để phân tích và thiết kế thiết bị, hệ thống dựa trên vi xử lý; xây dựng các kỹ thuật giao tiếp vi xử lý; xây dựng phương thức truyền thông giữa bên trong và bên ngoài nhà; các thông tin cảnh báo, hiển thị trên máy tính đảm bảo ổn định, tự động; các kỹ thuật này được sử dụng chính trong nội dung nghiên cứu 2,3

- Sử dụng các công nghệ lập trình thông dụng: lập trình nhúng, lập trình ứng dụng.

- Sử dụng các cán bộ kỹ thuật, chiến sỹ và phương tiện tại các Phòng thí nghiệm chuyên dụng của Trường Đại học PCCC; Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) - Công an Thành phố Hà Nội trong thiết kế, gia công chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm của đề tài.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường)

- Thiết bị đeo trên người để giám sát và truyền thông về trạng thái hoạt động của chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

- Thiết bị đeo trên người để giám sát và truyền thông về tình trạng sức khoẻ của chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

- Thiết bị điều khiển trung tâm, có các chức năng chính:  Quản lý các thiết bị giám sát về trạng thái hoạt động, thiết bị giám sát về tình trạng sức khỏe được gán trong mạng nội bộ của gateway.

Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ…

- Hệ thống phần mềm trung tâm thu nhận, phân tích dữ liệu, giám sát, hỗ trợ chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gặp sự cố

- Bộ hồ sơ thiết kế, chế tạo thiết bị đeo trên người tích hợp đa cảm biến và truyền thông về tình trạng sức khoẻ, trạng thái hoạt động của chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng

- Báo cáo kết quả thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Báo cáo kết quả đo kiểm các thông số kỹ thuật dạng I của hệ thông. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài. Báo cáo tóm tắt

Kỷ yếu hội thảo khoa học. Bộ báo cáo thực hiện các nội dung công việc, USB

Dạng III: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

02 Bài báo khoa học

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Sản phẩm dạng I, II của đề tài tài có thể hỗ trợ công tác đào tạo, huấn luyện, thực tập phương án và nghiên cứu khoa học trong Trường Đại học PCCC, Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) - Công an Thành phố Hà Nội. Phạm vi áp dụng: Lĩnh vực huấn luyện nghiệp vụ, diễn tập và chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC trên địa bàn thành phố để giám sát và kịp thời phát hiện các chiến sỹ gặp phải sự cố khi thực hiện nhiệm vụ. Địa chỉ ứng dụng: Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) - Công an Thành phố Hà Nội.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 2500 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)