Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Khoa Các khoa học liên ngành- Đại học Quốc gia Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT06/01-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Khoa Các khoa học liên ngành- Đại học Quốc gia Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Mai Thị Hạnh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Tiến sĩ Văn hoá học Nguyễn Thị Thanh Mai PGS.TS Phạm Quỳnh Phương TS.Lư Thị Thanh Lê TS. Đặng Phương Anh TS.Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Thành Trung Th.s Mai Đức Hán Ths Bùi Quốc Khánh TS.Nguyễn Hà Phương Hoàng Ngọc Hiển

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài/đề án: Đề xuất được các giải pháp phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội

Mục tiêu cụ thể:

  • Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hoá.
  • Nhận diện các di sản văn hoá phi vật thể ở thủ đô Hà Nội có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hoá
  • Đánh giá thực trạng phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong phát triển các ngành công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội.
  • Đề xuất các giải pháp phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển các ngành  công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội.
  • Đề xuất và thử nghiệm một số mô hình khai thác và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội.
  • Kiến nghị với Trung ương và thành phố Hà Nội về chính sách phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hoá.

Nội dung 2: Nhận diện các di sản văn hoá phi vật thể ở thủ đô Hà Nội có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hoá

Nội dung 3: Thực trạng phát huy giá trị di sản VHPVT trong phát triển CNVH ở thủ đô Hà Nội và những vấn đề đặt ra (qua nghiên cứu trường hợp của từng loại hình di sản VHPVT)

Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp tổng thể phát huy di sản VHPVT phục vụ phát triển CNVH ở Thủ đô Hà Nội.

Nội dung 5: Đề xuất và thử nghiệm một số mô hình lý thuyết trong việc khai thác và phát huy giá trị di sản VHPVT nhằm phát triển CNVH ở Hà Nội

Nội dung 6: Kiến nghị với Trung ương và thành phố Hà Nội về chính sách phát huy giá trị di sản VHPVT nhằm phát triển CNVH

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử Việt Nam

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định vai trò to lớn của di sản văn hoá nói chung/ di sản văn hoá phi vật thể nói riêng đối với sự phát triển kinh tế thủ đô/ công nghiệp văn hoá thủ đô. Các mô hình phát huy di sản văn hoá phi vật thể trong phát triển du lịch văn hoá và nghệ thuật biểu diễn được xây dựng sẽ được áp dụng, góp phần thúc đẩy phát triển CNVH mang thương hiệu thủ đô và gia tăng sự đóng góp của CNVH trong nền kinh tế, gia tăng công ăn việc làm cho người lao động thủ đô.

13

Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp: cụ thể chúng tôi đã tổng hợp và phân tích các tài liệu là sách, báo, các đề tài khoa học các cấp, các kỉ yếu và toạ đàm liên quan đến công nghiệp văn hoá nói chung, đến các ngành công nghiệp văn hoá cụ thể như nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hoá, quáng cáo, trò chơi, mỹ thuật, …; các tài liệu về di sản văn hoá thủ đô Hà Nội; các tài liệu về phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm phát triển công nghiệp văn hoá; các tài liệu về kinh nghiệm của các nước trong phát triển công nghiệp văn hoá, khai thác di sản văn hoá trong phát triển công nghiệp văn hoá và bài học cho Việt Nam nói chung cũng như cho thủ đô Hà Nội nói riêng…Những tư liệu này giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về công nghiệp văn hoá và khai thác di sản văn hoá trong phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam cũng như ở thủ đô Hà Nội làm cơ sở cho đề tài. Đồng thời, các tư liệu đó cũng giúp chúng tôi hình dung ra những khoảng trống cần lấp đầy.

2. Phương pháp điền dã

      Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm thu thập những tư liệu khoa học, thực tiễn để giải quyết các vấn đề đề tài đặt ra.

Địa bàn điền dã: thành phố Hà Nội

Kĩ thuật điền dã: trong quá trình điền dã, chúng tôi sử dụng các kĩ thuật chính bao gồm quan sát tham dự và phỏng vấn sâu:

+ Quan sát tham dự:

       Chúng tôi sẽ tiến hành quan sát tham dự các hoạt động phát huy di sản văn hoá trong phát triển công nghiệp văn hoá (cụ thể là nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hoá, không gian sáng tạo, )…tại các địa điểm của di sản VHPVT như các làng nghề, các nơi diễn ra lễ hội truyền thống, các thiết chế văn hoá, các bảo tàng (bảo tàng Dân tộc học VN, bảo tàng lịch sử, bản tàng phụ nữ…), các nhà hát, các rạp chiếu phim, các không gian văn hoá sáng tạo, các hãng lữ hành, các công ty du lịch; các công ty tổ chức sự kiện; các show diễn nghệ thuật như Tinh hoa Bắc bộ, các chương trình nghệ thuật dân gian (được tổ chức bởi các công ty tổ chức sự kiện, các nhóm và CLB như Đông kinh cổ nhạc, nhóm Xẩm Hà thành, CLB ca trù Chanh thôn, CLB ca trù Đình làng Việt, Giáo phường ca trù Thăng Long, Lỗ Khê, Thái Hà…

+ Phỏng vấn sâu:

      Để tạo ra một sản phẩm công nghiệp văn hoá từ di sản văn hoá phi vật thể đòi hỏi nhiều khâu, nhiều quá trình liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau như những nhà sáng tạo, người kinh doanh, sản xuất, phân phối sản phẩm, truyền thông, marketing sản phẩm…Phát triển công nghiệp văn hoá từ các giá trị của di sản văn hoá còn có thêm sự tham gia của cộng đồng sở hữu di sản, các nghệ nhân…Vì vậy, để đề xuất được các giải pháp phát huy di sản văn hoá phi vật thể trong phát triển công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội, đề tài sử dụng tiếp cận đa chiều các quan điểm của các bên liên quan về vấn đề này.

      Cụ thể, đề tài sử dụng tiếp cận từ trên xuống để nghiên cứu các quan điểm, đường lối, chính sách của Trung ương và chính quyền địa phương về việc phát huy di sản văn hoá phi vật thể trong phát triển công nghiệp văn hoá; nghiên cứu các quan điểm và đề xuất của các nhà quản lý về các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả di sản phi vật thể trong việc phát triển công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội.

       Cách tiếp cận từ dưới lên được sử dụng để nghiên cứu các quan điểm của những nhà sáng tạo, những người sản xuất các sản phẩm công nghiệp văn hoá từ di sản, các doanh nghiệp, các hãng lữ hành về du lịch văn hoá, các công ty tổ chức sự kiện nghệ thuật biểu diễn, các cộng đồng sở hữu di sản (cộng đồng làng nghề, những người thực hành di sản, những nghệ nhân..)…về những thuận lợi và khó khăn của họ trong việc phát huy di sản, quan điểm của họ về các chính sách, đường lối của nhà nước và chính quyền trong việc phát huy di sản nhằm phát triển công nghiệp văn hoá; những đề xuất của họ về các biện pháp nhằm phát huy di sản văn hoá phi vật thể trong phát triển công nghiệp văn hoá thủ đô…

      Đề tài cũng tiếp cận các quan điểm từ các chuyên gia di sản học, văn hoá học, công nghiệp văn hoá,  quản lý văn hoá, kinh tế và công nghệ… trong việc phát huy di sản văn hoá nhằm phát triển công nghiệp văn hoá.

Từ quan điểm tiếp cận này, đề tài sẽ phỏng vấn các đối tượng liên quan sau đây:

  • Nhóm đại diện các sở ban ngành như Sở Văn hoá thể thao, sở Du lịch, Sở Khoa học công nghệ…
  • Nhóm chính quyền các quận, huyện, thị xã…
  • Nhóm cộng đồng sở hữu di sản như dân làng nghề, các nghệ nhân thực hành di sản văn hóa PVT…
  • Nhóm những người sáng tạo như những nghệ sĩ, những người biểu diễn nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật, các công ty tổ chức sự kiện..
  • Nhóm các công ty lữ hành, công ty du lịch, các hướng dẫn viên du lịch…
  • Nhóm chuyên gia về di sản, về văn hoá và chuyên gia về công nghiệp văn hoá

3. Phương pháp chuyên gia

       Đây là một đề tài ứng dụng, đánh giá thực tiễn khai thác di sản phi vật thể trong phát triển CNVH và xây dựng thử nghiệm mô hình. Vì vậy, việc tiếp cận đa chiều ý kiến của các bên liên quan là điều nên làm nhưng phương pháp chuyên gia cũng đóng một vai trò quan trọng. Cụ thể, chúng tôi sẽ xin ý kiến chuyên gia qua phỏng vấn (phỏng vấn trực tiếp với từng chuyên gia), qua tổ chức hội thảo (các chuyên gia tự do trình bày ý kiến, quan điểm ) và qua phương pháp Delphi.

4. Phương pháp điều tra xã hội học

        Để hỗ trợ cho việc đánh giá thực trạng của việc phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thủ đô Hà Nội, đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, điều tra bằng bảng hỏi. Cụ thể, đề tài sẽ phát ra 500 bảng hỏi nhằm điều tra các thực trạng phát huy di sản VHPVT phục vụ phát triển CNVH, các lợi ích và những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy DSVHPVT trong phát triển CNVH…Cụ thể, đề tài sẽ xây dựng các bảng hỏi dành cho từng đối tượng sau đây:

  • Bảng hỏi dành cho nhóm đại diện các sở ban ngành như Sở Văn hoá thể thao, sở Du lịch, Sở Khoa học công nghệ…; Bảng hỏi dành cho nhóm chính quyền các quận, huyện, thị xã…(phát 50 bảng hỏi)
  • Bảng hỏi dành cho nhóm cộng đồng sở hữu di sản như dân làng nghề, các nghệ nhân thực hành di sản văn hóa PVT…(phát 270 bảng hỏi)
  • Bảng hỏi dành cho nhóm những người sáng tạo như những nghệ sĩ, những người biểu diễn nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật, các công ty tổ chức sự kiện..(phát 100 bảng hỏi)
  • Bảng hỏi dành cho nhóm các công ty lữ hành, công ty du lịch, các hướng dẫn viên du lịch…(phát 50 bảng hỏi)
  • Bảng hỏi dành cho nhóm chuyên gia về di sản, về văn hoá và chuyên gia về công nghiệp văn hoá (phát 30 bảng hỏi)

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu; Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu

Báo cáo cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hoá

Báo cáo nhận diện các di sản văn hoá phi vật thể ở thủ đô Hà Nội có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hoá

Báo cáo đánh giá thực trạng phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong phát triển các ngành công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội

Báo cáo đề xuất các giải pháp phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển các ngành  công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội

Báo cáo đề xuất và thử nghiệm một số mô hình khai thác và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội

Các báo cáo nội dung công việc.

Báo cáo kiến nghị với Trung ương và thành phố Hà Nội về chính sách phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hoá ở thủ đô Hà Nội

Kỷ yếu Hội thảo (4 hội thảo); Phụ lục; USB

Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

Bài tạp chí 1: Bài tạp chí hoàn chỉnh, được đăng tải, dự kiến nội dung: Mối quan hệ giữa di sản văn hóa phi vật thể và phát triển công nghiệp văn hóa

Bài Tạp chí 2: Bài tạp chí hoàn chỉnh, được đăng tải, dự kiến nội dung: Hệ sinh thái trong việc khai thác di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Bài Tạp chí 3: Bài tạp chí hoàn chỉnh, được đăng tải, dự kiến nội dung: Các giải pháp phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển các ngành CNVH ở thủ đô Hà Nội

Bài Tạp chí Quốc tế chỉ số Scopus/ ISI:  Bài tạp chí hoàn chỉnh, được đăng tải. Dự kiến nội dung: Đưa di sản vào trong công nghiệp văn hóa: Phản ứng của cộng đồng và những vấn đề phương pháp luận

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: + Các công ty, các hãng lữ hành về du lịch văn hoá; các công ty tổ chức sự kiện văn hoá; các nhà hát, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thủ công mỹ nghệ… + Trường Đại học Quốc gia Hà Nội: Ngành Di sản học (3 bậc là Cử nhân, Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh) và ngành Giải trí và sự kiện của Khoa Các Khoa học liên ngành, Khoa Du lịch học, Khoa Báo chí của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc đại học Quốc gia Hà Nội. + Trường Đại học Mỹ Thuật công nghiệp, Học viện sân khấu điện ảnh, Học viện múa, Học viện Âm nhạc quốc gia… + Các Viện nghiên cứu về Văn hóa, du lịch, âm nhạc,…

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1200 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Một tỷ hai trăm triệu đồng. ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)