Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Công Thương
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa lượng nhả chậm từ nguồn cơ chất hữu cơ tạo ra từ rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): KTCN.21.DHCN.24-25

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Vũ Đình Giáp

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Vũ Đình Giáp; TS. Nguyễn Thị Thu Phương; PGS.TS. Nguyễn Quang Tùng; TS. Đỗ Thị Cẩm Vân; PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh; TS. Trần Quang Hải; TS. Nguyễn Ngọc Thanh; TS. Nguyễn Minh Việt; TS. Đàm Xuân Thắng; TS. Vũ Thị Cương; Nguyễn Đức Khôi; ThS. Nguyễn Huy Kiên.

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa lượng nhả chậm từ nguồn cơ chất hữu cơ sẵn có của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Hải Dương. 

Thử nghiệm sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa lượng nhả chậm chứa các chủng vi sinh vật hữu hiệu có khả năng phân giải photphat khó tan trong đất, phân giải các hợp chất hữu cơ và cố định đạm.

 Đánh giá hiệu quả của phân bón thành phẩm trên cây trồng mùa vụ tại tỉnh Hải Dương.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Khảo sát thực trạng và đánh giá chất lượng cơ chất hữu cơ từ nguồn rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Xác định thành phần cơ chất hữu cơ từ rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Nghiên cứu xây dựng công thức phối trộn sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa lượng từ cơ chất hữu cơ

Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa lượng nhả chậm quy mô 200kg phân thành phẩm/1 mẻ

Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh đa lượng nhả chậm trên cây trồng mùa vụ tại tỉnh Hải Dương

Quy mô: 06 chậu/1 lô nghiệm thức x 3 lô nghiệm  thức = 18 chậu

Địa điểm tại tỉnh Hải Dương

Tuyên truyền kết quả của đề tài     

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kỹ thuật hoá hữu cơ

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Hiệu quả đối với kinh tế-xã hội và môi trường: ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vi sinh vào quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa lượng nhả chậm có nguồn gốc từ nguồn chất thải hữu cơ sinh hoạt được thu gom trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần bảo vệ môi trường, xử lý được khối lượng lớn rác thải hữu cơ sinh hoạt trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững. Đồng thời, làm giảm áp lực xử lý rác thải sinh hoạt cho địa phương.

13

Phương pháp nghiên cứu:

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu; Công thức phối trộn sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa lượng từ sản phẩm rác thải hữu cơ; Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa lượng nhả chậm trên nền cơ chất hữu cơ từ rác thải sinh hoạt.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu của đề tài dự kiến được ứng dụng tại Công ty Cổ phần phân bón FUSA thuộc KC GROUP, Địa chỉ: KCN Tiền Trung, phường Ái Quốc, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/2024 đến 12/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 700 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 700 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 3128/QĐ- UBND ngày 25 tháng Tháng 12 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số 21/HĐ- SKHCN- DHCN ngày 03 tháng Tháng 1 năm 2024

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)