14/2014/TT-BKHCN
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/09-2023-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Thổ nhưỡng nông hóa
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Ngô Thanh Lộc
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Ths Nguyễn Thành Long ThS. Hà Thu Thủy ThS. Lê Thị Mỹ Hảo CN. Hoàng Trọng Quý ThS. Bùi Bích Lương CN. Thái Hồng Vân ThS. Phạm Thị Nhung ThS. Nguyễn Hồng Nhung ThS. Phạm Đức Thụ Nguyễn Thị Tình Lương Văn Hiện |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung”, góp phần duy trì danh tiếng, nâng cao giá trị của sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 2. Mục tiêu cụ thể - Nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội được bảo hộ; - Hệ thống văn bản, công cụ quản lý Nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” được ban hành; |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Nội dung 2: Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” và hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Nội dung 3: Xây dựng hệ thống văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Nội dung 4: Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Nội dung 5: Tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 1. Hiệu quả kinh tế Nhiệm vụ góp phần nâng cao giá trị, danh tiếng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề truyền thống dệt lưới chã của xã Quang Trung trên thị trường, nhờ đó làm tăng sản lượng sản phẩm trên thị trường, tức là sẽ tăng thu nhập cho người sản xuất thu nhập cho các hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm Lưới chã Quang Trung. Đồng thời giúp người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm đảm bảo chất lượng, biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhiệm vụ thực hiện thành công còn tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo thu nhập ổn định, giúp họ yên tâm với nghề nghiệp của mình, hạn chế việc các lao động thất nghiệp, đảm bảo an sinh cuộc sống. Từ đó, nâng cao giá trị cho sản phẩm lưới của xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, hiệu quả kinh tế bền vững cho người sản xuất và kinh doanh. 2. Hiệu quả xã hội - Việc đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả Nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” sẽ nâng cao danh tiếng và uy tín của sản phẩm Lưới chã Quang Trung, sản phẩm đưa ra thị trường được đảm bảo ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và được pháp luật bảo vệ; - Thúc đẩy đầu tư trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; - Quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” đến người tiêu dùng và là cơ sở để sản phẩm tiếp cận với thị trường các nước khó tính và vươn xa hơn nữa; - Thúc đẩy, phát huy tính liên kết phát triển cộng đồng. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu cộng đồng, mang tính liên kết cao do đó sẽ thúc đẩy tính đoàn kết tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người sản xuất và kinh doanh sản phẩm lưới chã. Đặt thù của làng nghề lưới chã là mỗi hộ gia đình thực hiện một công đoạn sản xuất trong quy trình do đó tính liên kết, hợp tác trong sản xuất rất cao. - Góp phần bảo tồn và giữ gìn các giá trị bản sắc văn hóa và giá trị sản phẩm của làng nghề truyền thống. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương thức tổ chức thực hiện: a. Phương án tổng thể - Đơn vị chủ trì là Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan chuyên môn về sở hữu trí tuệ, cùng với Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, Ủy ban nhân dân xã Quang Trung tổ chức việc điều tra, phân tích đánh giá, tổ chức hội thảo,... - Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân chia thành các giai đoạn và việc triển khai các giai đoạn sau chỉ được tiến hành nếu kết quả của giai đoạn trước đó đáp ứng yêu cầu đặt ra. - Kết thúc nhiệm vụ: Kết quả nhiệm vụ sau khi được hội đồng nghiệm thu sẽ được đơn vị chủ trì chuyển giao cho cơ quan quản lý Nhãn hiệu tập thể để khai thác và sử dụng. b. Phương án tổ chức Đơn vị chủ trì nhiệm vụ trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn tiến hành lựa chọn đơn vị phối hợp và mời các đơn vị phối hợp tham gia xây dựng nhiệm vụ: - Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa là đơn vị điều phối toàn bộ các hoạt động trong khuôn khổ nhiệm vụ, liên kết chặt chẽ với các đầu mối từ cơ quan quản lý, các đơn vị, chuyên gia phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ. - Cơ quan phối hợp và tham gia thực hiện nhiệm vụ: Phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên, UBND xã Quang Trung, Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Trung, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sản phẩm lưới tại xã Quang Trung cùng với các đơn vị có liên quan khác. + Phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên với chức năng nhiệm vụ, tham gia phối hợp hỗ trợ cùng đơn vị chủ trì trong quá trình triển khai nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, tiến độ đề ra: điều tra, khảo sát, tổ chức hội thảo, tập huấn. + UBND xã Quang Trung tham gia quản lý các hoạt động liên quan của nhiệm vụ được triển khai trên địa bàn xã và tham gia phối hợp với đơn vị chủ trì tổ chức hội thảo, tập huấn và chuyển giao kết quả thực hiện nhiệm vụ sau khi kết thúc tại địa phương. + Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Trung: Tham gia với tư cách là chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể (dự kiến), đồng thời là tổ chức thụ hưởng kết của của nhiệm vụ; Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Trung tham gia chính vào các hoạt động xây dựng bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thẩm định và ban hành các văn bản quản lý nhãn hiệu, tiếp nhận và duy trì ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ sau khi kết thúc. + Các tổ chức đoàn thể, các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm lưới tại xã Quang Trung tham gia các hoạt động cung cấp số liệu, thông tin điều tra khảo sát, tham gia cho ý kiến trong các hội thảo, tham gia tập huấn, tiếp nhận và ứng dụng các sản phẩm của nhiệm vụ sau khi kết thúc. - Cơ quan hỗ trợ chuyên môn: + Cục Sở hữu trí tuệ tham gia tư vấn về các vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu tập thể. + Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý nhiệm vụ, giám sát, kiểm tra hoạt động của nhiệm vụ theo quy định. Hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến các hoạt động của nhiệm vụ, phối hợp với địa phương theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt theo định kỳ để kịp thời xử lý và giải quyết. c. Phương án chuyên môn - Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, cơ quan chủ trì nhiệm vụ có huy động sự hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn từ phía Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ), về sự tham gia trực tiếp của địa phương (Ủy ban Nhân dân huyện Phú Xuyên.). - Việc hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn: Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các dự thảo; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan (xin ý kiến chuyên gia, tổ chức họp lấy ý kiến, tổ chức toạ đàm khoa học,...); hoàn thiện các dự thảo. * Phương pháp thu thập tài liệu: Sử dụng Phương pháp điều tra gián tiếp và Phương pháp điều tra trực tiếp. Các tài liệu được thu thập, gồm: - Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu. - Tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu đã có về sản phẩm và làng nghề. - Tổng hợp các tài liệu, văn bản liên quan đến hoạt động xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể. * Phương pháp thu thập thông tin tại địa phương: Thông tin thu thập tại địa phương, gồm: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo địa phương, cán bộ chuyên môn và người dân bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn. Thông tin chung về chủ hộ, tình hình sản xuất, kết quả sản xuất (sản lượng, hiệu quả kinh tế), công tác thương mại và các chính sách hỗ trợ (thị trường, trợ giá,...). Nguồn số liệu này được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi với các câu hỏi mở và câu hỏi đóng, bao gồm cả định tính và định lượng. * Phương pháp xây dựng bản đồ Hệ thống bản đồ được xây dựng trên hệ chiếu VN 2000 qua việc sử dụng kỹ thuật GIS với các phần mềm chuyên dụng như Mapinfo, ArcView, Arcinfo,... để hoàn thiện, tư liệu hóa và lưu trữ các loại bản đồ. * Phương pháp chuyên gia: Áp dụng trong tổng hợp, xử lý, đánh giá số liệu, thiết kế xây dựng mẫu nhãn hiệu và hệ thống tem nhãn, góp ý xây dựng hệ thống công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể. 2. Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai nhiệm vụ (địa điểm thực hiện; nguyên, vật liệu, nhân lực triển khai nhiệm vụ): a. Địa điểm thực hiện Nhiệm vụ: Nhiệm vụ triển khai ở xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. b. Nhân lực cần cho triển khai Nhiệm vụ: Bao gồm các cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, xử lý số liệu thống kê, phân tích và xây dựng bản đồ. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất - kinh doanh, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” Hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” Bộ tài liệu tập huấn và báo cáo kết quả tập huấn Bộ báo cáo các công việc Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN Kỷ yếu hội thảo USB Tài liệu đánh giá kết quả xây dựng và chuyển giao công tác quản lý nhãn hiệu tập thể |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Đơn vị chủ trì nhiệm vụ thực hiện bàn giao toàn bộ các sản phẩm của nhiệm vụ cho Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên và Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” để tiếp tục vận hành các kết quả hoạt động nhiệm vụ đã tạo ra sau khi nhiệm vụ kết thúc; - Đơn vị chủ trì nhiệm vụ tiếp tục hỗ trợ Chủ sở hữu trong trường hợp Chủ sở hữu gặp các vấn đề khó khăn trong quá trình quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể. - Chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Lưới chã Quang Trung” cơ quan quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể đã được trang bị các phương tiện, hệ thống văn bản, công cụ để làm cơ sở quản lý, tiếp tục vận hành các kết quả hoạt động nhiệm vụ đã tạo ra. |
16 |
Thời gian thực hiện: 20 tháng (từ đến 06/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 650 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|