Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng và phát triển cây Sâm mắt ngỗng (Hibiscus sp.) và cây Sáo mỏ (Premna sp.) trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT04/03-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Phương Hạnh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Bùi Văn Thanh TS. Nguyễn Quang Hưng TS. Đỗ Văn Hài TS. Nguyễn Thế Cường Ths. Lê Ngọc Hân TS. Nguyễn Quốc Bình PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt Ths. Nguyễn Thị Luyến Ths. Nguyễn Thị Thu Minh Ths. Đặng Hồng Duyên Ths. Nguyễn Thị Hiền CN. Nguyễn Đức Thịnh Ths. Lê Ngọc Diệp Ths. Đặng Thị Thu Hương CN. Nguyễn Thị Hồng Anh CN. Nguyễn Thu Uyên CN. Trương Anh Tuấn

9

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định được đặc điểm sinh học (hình thái, phân bố, sinh thái) và tình hình sử dụng 2 loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

- Xác định được thành phần hóa học chính và hoạt tính sinh học của dịch chiết tổng và các chất phân lập được từ 2 loài nghiên cứu.

- Xác định được kỹ thuật nhân giống và gây trồng 2 loài nêu trên

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm sinh học (hình thái, phân bố, sinh thái) và sử dụng 2 loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ trên địa bàn Mỹ Đức, Hà Nội. 

Nội dung 2: Xác định được thành phần hóa học chính và hoạt tính sinh học của dịch chiết tổng và các chất phân lập được từ rễ (củ) loài Sâm mắt ngỗng và phần trên mặt đất loài Sáo mỏ trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ.

Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thử nghiệm gây trồng loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ

11

Lĩnh vực nghiên cứu:

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ là tiền đề cho các đơn vị nghiên cứu sinh học, sinh thái, bảo tồn, khai thác và sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ dược liệu,… xây dựng được các chiến lược phát triển mang lại hiệu quả cao. Là cơ sở để các nhà quản lý có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu dược liệu, phát triển kinh tế xã hội bền vững từ việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh kết hợp hưởng thụ các dịch vụ từ các sản phẩm dược liệu bản địa.

13

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thừa kế được sử dụng để thu thập, tổng hợp các thông tin, tổng hợp tài liệu, về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, xã hội,...).

Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm sinh học (hình thái, phân bố, sinh thái) và sử dụng 2 loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ trên địa bàn Mỹ Đức, Hà Nội.  

Công việc 1.1 và 1.5: Nghiên cứu, điều tra khảo sát hiện trạng phân bố, thu thập mẫu thực vật loài Sâm mắt ngỗng, Sáo mỏ và kinh nghiệm sử dụng tại cộng đồng địa phương khu vực nghiên cứu loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ.

Dựa trên kinh nghiệm sử dụng 2 loài tại cộng đồng và các chuyên gia cùng với địa hình khu phân bố của 2 loài để thiết lập các tuyến điều tra.

Phương pháp điều tra nghiên cứu thực vật: các tuyến khảo sát điều tra được thực hiện ở 2 xã và các vùng phụ cận

Công việc 1.2 và 1.6: Thu thập mẫu, xử lý mẫu, làm tiêu bản loài Sâm mắt ngỗng, Sáo mỏ và mẫu các loài thực vật mọc cùng

Thu mẫu làm tiêu bản thực vật: kích thước dài x rộng không quá 40x20 cm.

Các mẫu thực vật sau khi thu thập được xử lý:

Cắt tỉa, sửa mẫu: sắp xếp mẫu có lá sấp, lá ngửa sao cho khi ép thì mẫu sẽ cố định trên một mặt phẳng. Có thể cắt quả to thành lát theo 2 chiều dọc và ngang miễn là thể hiện được số ô bên trong quả nhưng cần đeo nhãn riêng cho từng lát cắt có cùng số hiệu mẫu. Đối với lá to chỉ cần lấy từng phần đại diện và đánh cùng một số hiệu. Khi mẫu vật có quả cao hơn cành lá trên một mặt phẳng, ngoài việc phải tỉa hay cắt một phần quả theo cùng chiều phẳng với cành mẫu thì phải gập giấy ép vào các phần thấp hơn như lá, cành để làm cho lá phẳng khi khô. Tất cả các bộ phận phải được ép phẳng, bộ phận nào dày không ép phẳng được (như quả, phần gốc thân rễ các loài cây mọng nước,…) phải cắt lấy lát dọc, lát ngang thể hiện đặc điểm cần thiết. Hạn chế các bộ phận (như lá chồng lên lá, hoa quả chồng lên lá,…) chồng lên nhau quá dày.

Công việc 1.3 và 1.7: Xác định tên khoa học loài Sâm mắt ngỗng, loài Sáo mỏ dựa trên các đặc điểm hình thái và đặc điểm nhận dạng nhanh các loài thực vật điển hình mọc cùng sinh thái.

Bằng phương pháp hình thái so sánh dựa trên cơ sở mẫu thu thập được kết hợp với các tài liệu chuyên ngành. Các tài liệu sử dụng trong quá trình xác định tên khoa học các loài thực vật mọc cùng sinh cảnh gồm: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997; Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ); Danh lục các loài thực vật Việt Nam; Thực vật chí và các công trình công bố loài mới,... Các đặc điểm hình thái dùng để phân loại gồm hình thái thân, hình thái lá, hoa và quả,...

Công việc 1.4 và 1.8: Đặc điểm sinh học, sinh thái và thành phần loài thực vật điển hình mọc cùng.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái 2 loài bằng phương pháp trực quan (quan sát), theo dõi ghi chép thực địa nơi sống, thời gian ra hoa, đậu quả, khả năng tái sinh,... ở điều kiện tự nhiên (nơi 2 loài nghiên cứu phân bố). Thành phần loài thực vật điển hình mọc cùng được xác định xắp sếp theo thứ tự a,b,c,... theo từng họ thực vật;

Nội dung 2: Xác định được thành phần hóa học chính và hoạt tính sinh học của dịch chiết tổng và các chất phân lập được từ rễ (củ) loài Sâm mắt ngỗng và phần trên mặt đất loài Sáo mỏ trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Công việc 2.1 và 2.8: Xử lý nguyên liệu, tạo dịch chiết tổng từ loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ.

Xử lý mẫu nguyên liệu: khoảng 15-25 kg mẫu nguyên liệu dự kiến được thu hái ngoài tự nhiên được rửa sạch để loại bỏ đất và tạp chất, sau đó phơi khô và nghiền mịn. Chiết xuất các chất trong dược liệu bằng phương pháp ngâm với dung môi chiết ở nhiệt độ phòng. Quá trình chiết có thể được kích thích bằng sóng siêu âm hoặc đun nóng (50-60°C) trong 1-2h, sau đó lọc để thu lấy dịch chiết. Lặp lại quá trình chiết với bã nguyên liệu thêm 3-5 lần ở cùng điều kiện.

Dung môi dự kiến là hỗn hợp của một trong số các dung môi thường dùng như n-hexan, etyl axetat, metanol,...

Công việc 2.2 và 2.9: Phân lập, xác định thành phần hóa học chính có trong loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ.

Phân lập các chất bằng các phương pháp sắc ký bản mỏng điều chế, sắc ký cột pha thường (silica gel thường), pha đảo (RP18, YMC ODS), hấp phụ cỡ hạt (Sephadex LH20), sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC. Các hợp chất chuyển hoá thứ cấp trong các mẫu nghiên cứu sẽ được phân lập bằng các phương pháp sắc ký và xác định cấu trúc dựa trên các dữ liệu phổ (NMR, MS…). Quá trình phân lập có thể được dẫn đường bởi kết quả phân tích trước đó để đi tìm các hợp chất đặc trưng cho từng nhóm mẫu hoặc dựa vào kết quả sàng lọc hoạt tính sinh học để tìm các chất có tác dụng sinh học đáng chú ý.

Sắc ký lớp mỏng (TLC) được tiến hành trên bản mỏng tráng sẵn silica gel. Hiển thị chất trên TLC bằng cách phun đều dung dịch H2SO4 10% và gia nhiệt từ từ đến khi hiện màu. Sắc ký cột (CC) được thực hiện với chất hấp phụ là silica gel,..

Công việc 2.3 và 2.10: Xác định cấu trúc hoá học các hợp chất phân lập được từ loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ

Xác định cấu trúc các chất phân lập được bằng các phương pháp phổ kết hợp như phổ cộng hưởng từ hạt nhân một và hai chiều (1D và 2D-NMR), phổ khối lượng thường (MS) và phân giải cao (HR MS) [Phuong et al., 2023].

Công việc 2.4; 2.5; 2.6; 2.7; 2.11; 2.12; 2.13 và 2.14: Thử hoạt tính sinh học dịch chiết tổng và một số chất phân lập được từ loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ theo hướng gây độc tế bào, kháng viêm và chống oxi hóa.

Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ.

Các công việc của nội dung 3 đều sử dụng phương pháp thí nghiệm, phương pháp định lượng như (đo, đếm, tính toán,… ) và phương pháp định tính (quan sát và mô tả bằng ngôn ngữ,…) và dựa trên các tài liệu kế thừa khác phù hợp với đặc điểm nông sinh học của loài nghiên cứu (cây Vông vang, Bụt giấm, Sâm bố chính).

+ Phương pháp thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần lặp lại. Các công thức thí nghiệm được tiến hành như sau:

(1). Phương pháp nhân giống loài Sâm mắt ngỗng.

(2) Phương pháp nhân giống loài Sáo mỏ

Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thử nghiệm gây trồng loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ

 Công việc 4.1 và 4.3: Khảo sát chọn địa điểm và xác định một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất gây trồng cây Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ

Các mẫu đất được thu thập tại địa điểm dự kiến lựa chọn khu vực gây trồng loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ, 4 mẫu đất cho 2 xã An Phú, Tuy Lai và vùng phụ cận (2 mẫu/xã và vùng phụ cận). Diện tích đất được lựa chọn gây trồng thử nghiệm mỗi loài là 500m2.

Công việc 4.2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sống và sinh trưởng, phát triển của loài Sâm mắt ngỗng

Công việc 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng và phân bón đến khả năng sống và sinh trưởng, phát triển của cây Sáo mỏ

Công việc 4.5: Đánh giá kết quả mô hình thử nghiệm gây trồng loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ .

Sử dụng phương pháp kế thừa, tổng hợp và so sánh; đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, của cây, khả năng hình thành củ (đối với cây sâm mắt ngỗng) sau khi trồng.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường)

Mô hình trồng cây Sâm mắt ngỗng

Mô hình trồng cây Sáo mỏ

Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ…

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài (gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt)

Các báo cáo kết quả thực hiện từng công việc nghiên cứu

Báo cáo đánh giá đặc điểm sinh học (hình thái, phân bố và sinh thái) và tình hình sử dụng 2 loài trên địa bàn huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội

Báo cáo kết quả giám định tên khoa học của 2 loài.

Báo cáo kết quả thành phần hóa học chính và hoạt tính sinh học của dịch chiết tổng và các chất phân lập được từ 2 loài Sâm mắt ngỗng và Sáo mỏ.

Quy trình kỹ thuật nhân giống và gây trồng 2 loài, tiêu chuẩn cây giống xuất vườn.

Hồ sơ hội thảo

USB

Dạng III: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

01- 02 Bài báo khoa học;

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Huyện Mỹ Đức và các địa phương (dự kiến xã An Phú, xã Tuy Lai và các vùng lân cận) - nơi đặt mô hình gây trồng thử nghiệm 2 loài nghiên cứu, là các đơn vị sẽ ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để gây trồng, phát triển và bảo tồn cây dược liệu quý của địa phương; các cá nhân/công ty/tổ chức sản xuất kinh doanh có nhu cầu hợp tác trồng và phát triển các sản phẩm dược liệu.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1.990 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)