Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội
Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT06/02-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Duy Phúc

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Tiến sĩ Luật Đào Xuân Hội TS. Vũ Minh Tiến Ths. Nguyễn Huy Hưng TS. Nguyễn Mạnh Thắng TS. Nguyễn Thị Hồng CN. Tạ Văn Dưỡng Ths. Hoàng Thị Thu Huyền CN. Hà Kiều Trang CN. Phạm Văn Phúc CN. Nguyễn Thị Oanh CN. Trần Thị Thắng CN. Phạm Thị Minh Nguyệt CN. Vũ Thị Thanh Hiên Ths. Nguyễn Tố Như CN. Nguyễn Duy Thắng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mục tiêu chung

Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong tình hình mới

2. Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ cơ sở lý luận về tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động và vai trò, tổ chức, hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trong nền kinh tế thị trường;

- Làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý của việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trong tình hình mới, gắn với các yêu cầu mới của Bộ luật Lao động, các cam kết quốc tế về quan hệ lao động và đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;

- Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương khác và bài học rút ra trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

- Đánh giá được thực trạng tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, năng lực và hiệu quả hoạt động của các thiết chế hòa giải tranh chấp lao động, trọng tài lao động gắn với yêu cầu đặc thù của Hà Nội trong tình hình mới, nhất là khi các tổ chức đại diện mới của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động.

- Dự báo tình hình tranh chấp lao động, các vấn đề phức tạp gắn với các hành động tập thể của người lao động và khả năng đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới của các thiết chế hòa giải, trọng tài lao động trên địa bàn Hà Nội trong tình hình mới. Trong đó, đặc biệt là hỗ trợ phát triển quan hệ lao động nhằm phục vụ nhiệm vụ quản lý các tổ chức đại diện mới của người lao động.

-  Phương hướng, nhiệm vụ và đề xuất các phương án, các giải pháp hoàn thiện và và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

- Kiến nghị với Trung ương và thành phố Hà Nội về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trong tình hình mới.

- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và cơ quan quản lý nhà nước về việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động

Nội dung 2: Tiêu chuẩn lao động quốc tế và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trong tình hình mới

Nội dung 3: Kinh nghiệm quốc tế, trong nước và các bài học về hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Hà Nội trong tình hình mới

Nội dung 4: Thực trạng tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Nội dung 5: Thực trạng tổ chức và hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Nội dung 6: Thực trạng nhu cầu, yêu cầu và năng lực, điều kiện hỗ trợ phát triển quan hệ lao động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Nội dung 7: Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động của thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Nội dung 8: Dự báo tình hình và những yêu cầu đối với các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động của Thành phố Hà Nội trong tình hình mới

Nội dung 9: Quan điểm, phương hướng, nguyên tắc, các phương án hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong tình hình mới

Nội dung 10: Phương án và giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động

Nội dung 11: Kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội

Nội dung 12: Nghiên cứu, xây dựng các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội phù hợp với các yêu cầu của tình hình mới.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp tích cực vào (1) phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động; (2) giải quyết hiệu quả các tranh chấp lao động; (3) quản lý tốt các tổ chức đại diện của người lao động; (4) xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn thành phố trong tình hình mới. Qua đó, góp phần (5) giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự xã hội; (6) nâng cao chỉ số cạnh tranh về kinh tế và tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư; (7) giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm, thu nhập; (8) chăm lo tốt hơn cuộc sống người lao động và đảm bảo an sinh xã hội.

13

Phương pháp nghiên cứu:

a) Phương pháp nghiên cu

            Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Với mỗi nhóm nội dung nghiên cứu đề tài sẽ lựa chọn sử dụng các tổ hợp phương pháp nghiên cứu khác nhau.

            - Với các nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu (như cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về quan hệ lao động, tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thiết chế quan hệ lao động; kinh nghiệm trong và ngoài nước; Bối cảnh đặc thù của Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới) đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp. Trên cơ sở các tài liệu thứ cấp, tài liệu sơ cấp thu thập được. Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích và tổng hợp để làm rõ những yêu cầu cụ thể về việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động phù hợp với kinh tế thị trường, bối cảnh hội nhập quốc tế và vai trò vị trí của Thủ đô Hà Nội. Phân tích SWOT để tìm ra những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong các phương án hoàn thiện các thiết chế giải quyết giải quyết tranh chấp lao động; Phân tích để tìm ra những kinh nghiệm, bài học của các quốc gia, địa phương khác trong hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động của thành phố Hà Nội trong tình hình mới; Phân tích cấu trúc, những yêu cầu đặc thù và bối cảnh cụ thể của Thành phố Hà Nội trong tình hình mới khi đề xuất các phương án hoàn thiện các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động.

            - Với các nội dung phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo tình hình quan hệ lao động; thực trạng tổ chức và hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Hà Nội, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phân tích - tổng hợp tư liệu thứ cấp và đặc biệt là điều tra xã hội học thông qua điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đối với các đối tượng là công chức ở các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quan hệ lao động ở các cấp, hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động; người lao động và tổ chức đại diện người lao động. Cụ thể như sau:

            + Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm thu thập thông tin làm rõ hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn (các nhóm đối tượng bao gồm: người lao động và đại diện người lao động, cán bộ công đoàn các cấp; người sử dụng và đại diện người sử dụng lao động; hòa giải viên lao động và trọng tài viên lao động)

            + Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối với tất cả các nhóm đối tượng thuộc khách thể nghiên cứu

            + Thảo luận nhóm: Tiến hành thảo thuận nhóm đối với các cán bộ quản lý nhà nước về quan hệ lao động ở cấp tỉnh, cấp huyện, hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động, cán bộ nhân sự và cán bộ công đoàn các cấp.

            + Nghiên cứu trường hợp điển hình: Nghiên cứu trường hợp điển hình với một số vụ việc giải quyết tranh chấp lao động, quan hệ lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động ở một số doanh nghiệp được lựa chọn.

            - Với các phương án và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và phương pháp chuyên gia. Trong đó:

            + Tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, tổ chức hội thảo với sự tham gia của các hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động, cán bộ cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, đại diện công đoàn và người sử dụng lao động;

            + Phỏng vấn sâu và lấy ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về từng phương án, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thiết chế giải quyết tranh chấp lao động nhằm đánh giá tính hiệu quả, khả thi, điều kiện, lộ trình thực hiện các đề xuất.

            + Tổ chức các hội thảo khoa học để có thêm ý tưởng, đề xuất và để đánh giá, nhìn nhận các phương án hoàn thiện các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động từ nhiều góc độ, nhóm nghiên cứu tổ chức các cuộc hội thảo để lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ lao động gồm: đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước, các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, các cấp công đoàn, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn Hà Nội; các nhà nghiên cứu trong các trường đại học, các viện nghiên cứu.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài

Báo cáo cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động

Báo cáo đánh giá thực trạng tổ chức và hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội 

Bản đề xuất các phương án và giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới

Báo cáo kiến nghị với Trung ương và thành phố Hà Nội

Các báo cáo nội dung công việc; Kỷ yếu hội thảo; Phụ lục; USB

Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

Bài báo 1: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bài báo 2: Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động trong hỗ trợ phát triển quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng trên phạm vi toàn địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 đến 2030 và các năm tiếp theo.

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 11/2023 đến 04/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1200 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)