Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Viện Văn hóa kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Quản trị địa phương ở thành phố Hà Nội - Thực trạng, giải pháp.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT01/06-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Văn hóa kinh doanh

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Dương Thị Liễu

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Th.S Vũ Trung Thực PGS.TS Đỗ Minh Cương PGS.TS Đỗ Hữu Hải PGS.TS Hoàng Mai TS Nguyễn Thị Hường TS. Lê Toàn Thắng PGS.TS Nguyễn Thị Phượng Ông Mai Xuân Trường ThS. Lưu Kiếm Anh Nguyễn Thị Ngọc Hân TS Trần Đại Hải ThS. Trần Quang Duy ThS Đoàn Vinh Quang TS Trần Đức Dũng TS Nguyễn Minh Sản TS Ngô Sỹ Trung ThS Nguyễn Thị Huệ ThS Nguyễn Đồng Minh TS Dương Nguyệt Nga TS Đặng Thị Hồng Hạnh

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Làm rõ cơ sở khoa học, đặc điểm, nội dung, yêu cầu, thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về quản trị địa phương.

Nội dung 2: Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nội dung 3: Đánh giá thực trạng quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội  hiện nay.

Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội  đến năm 2030.

Nội dung 5: Kiến nghị với Trung ương, Thành uỷ và Ủy ban nhân dân Thành phố về chính sách quản trị địa phương của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

  • Kết quả nghiên cứu của đề tài là hệ thống cơ sở dữ liệu, tài liệu để tham khảo trong xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cũng như dự báo những kịch bản phát triển  kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Thông qua việc áp dụng các kết quả nghiên cứu và sản phẩm của Đề tài, các chủ thể quản trị địa phương sẽ  nâng cao nhận thức về quản trị địa phương, có thái độ chủ động vận dụng nó để nâng cao được hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng đóng góp lợi ích, phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô. Kết quả, sản phẩm của Đề tài nếu được nhân rộng và áp dụng đại trà thành công sẽ từng bước góp phần vào công cuộc cải cách hành chính của thành phố Hà Nội.
  • Nghiên cứu Đề tài này cũng là cơ hội tăng cường mối liên kết, mức độ hiệu quả giữa các cấp chính quyền địa phương của Hà Nội với các tổ chức xã hôi, tổ chức nghề nghiệp, người dân,  từ đó góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, hiệu quả.
  • Không chỉ với riêng Hà Nội, Đề tài được triển khai sẽ góp phần vào việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước về việc xây dựng và phát triển chính quyền địa phương, chính quyền đô thị.

13

Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu gián tiếp (sử dụng dữ liệu thứ cấp) và nghiên cứu - khảo sát trực tiếp (khám phá, sử dụng dữ liệu sơ cấp); kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và  nghiên cứu định lượng.

   Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu điển hình.

    • Nghiên cứu tài liệu:

        Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu (thông tin, tin tức, số liệu, tài liệu, tiêu chuẩn, báo cáo... )  từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này. Kết quả của phương pháp này là đánh giá được hiện trạng tài liệu (phương thức nghiên cứu, cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng, kết quả đạt được,...). Phương pháp này sẽ giúp cho nhóm tác giả hệ thống hóa lý luận về quản trị địa phương. Nghiên cứu tài liệu sẽ được thực hiện chủ yếu để xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng khung lý thuyết của Đề tài.

    • Phương pháp chuyên gia

       Những nội dung nghiên cứu của đề tài rất đa dạng, phong phú, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và khó định lượng được chính xác nên sử dụng ý kiến chuyên gia là một phương pháp rất cần thiết. Hơn nữa, trong một số trường hợp, kết quả khảo sát cần phải có sự bình luận sâu của các chuyên gia (kết hợp giữa định tính và đinh lượng) mới làm rõ được bản chất của hiện tượng quan sát. Mặt khác, qua việc đánh giá của những người được hỏi sẽ cho thấy khá rõ thực trạng công tác quản trị địa phương của thành phố Hà Nội.

- Phương pháp nghiên cứu điển hình

Đề tài nghiên cứu một số trường hợp ví dụ điển hình tthành công hoặc còn nhiều khó khăn trong công tác quản trị địa phương làm minh chứng cho nội dung nghiên cứu của Đề tài. Các điển hình từ Sở Ban Ngành ở cả cấp thành phố, cấp quận huyện tham gia phỏng vấn được sử dụng để làm nổi bật các câu chuyện tiêu biểu, các nhận định trong báo cáo.

        Phương pháp nghiên cứu, đánh giá định lượng

          Để có được cơ sở chính xác cho những giải pháp cụ thể và kiểm chứng cho các tiêu chí đánh giá, bên cạnh những phân tích định tính, một hướng tiếp cận quan trọng là lượng hóa tối đa những thông tin và số liệu thành những hàm số tương quan để minh chứng và dự báo cho những quyết định và giải pháp chính sách. Phương pháp định lượng được sử dụng qua các giai đoạn: thiết kế phiếu khảo sát; thu thập thông tin từ phiếu khảo sát với đối tượng là các chủ thể quản trị địa phương ở 3 cấp: Cấp thành phố, cấp quận huyện và cấp phường xã; tổng hợp kết quả khảo sát; sử dụng kết quả khảo sát để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị địa phương của thành phố Hà Nội, để đề xuất các giải pháp và kiến nghị.

              Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm với các biến khác nhau. Các biến được lựa chọn chủ yếu dựa trên cơ sở Bộ tiêu chí đánh giá quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được nhóm nghiên cứu xây dựng trong nội dung thứ hai của Đề tài.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học             

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài

Bộ các báo cáo từng nội dung, công việc nghiên cứu

Báo cáo cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về quản trị địa phương.

Bộ tiêu chí đánh giá quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Báo cáo đánh giá thực trạng quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội  hiện nay. Báo cáo đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội  đến năm 2030.

Kiến nghị với Trung ương, Thành uỷ và Ủy ban nhân dân Thành phố về chính sách quản trị địa phương của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Điều tra khảo sát; Kỷ yếu hội thảo; Phụ lục; USB

Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác        

Bài báo khoa học về nâng cao sự minh bạch và trách nhiệm báo cáo giải trình của chính quyền điạ phương các cấp của thành phố Hà Nội.

Bài báo khoa học về tăng cường sự tham gia của người dân vào các công việc quản trị địa phương của thành phố Hà Nội.

Bài báo khoa học về áp dụng “Bộ tiêu chí đánh giá quản trị địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội”

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Sau khi Đề tài được nghiệm thu và hoàn thiện sản phẩm có thể ứng dụng trong: Các cơ quan, đơn vị thuộc Hệ thống chính trị của Thành phố và các chủ thể ngoài khu vực công như các tổ chức xã hội, xã hội- nghề nghiệp, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, công dân trong địa bàn ứng dụng…

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 11/2023 đến 04/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 900 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)