14/2014/TT-BKHCN
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội đến năm 2030 |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT09/03-2023-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Mạnh Hải
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS Bùi Thị Hồng Hà PGS,TS Hoàng Anh PGS,TS Lê Văn Chiến TS Hoàng Anh Hoàng TS Tống Đức Thảo TS Trần Thị Thu Hiền TS Vũ Thắng Phương TS Bùi Kim Thanh TS Dương Thị Thúy Hà TS Trần Nhật Duật TS Nguyễn Thị Thu Huyền TS Phương Thiện Thương Ths Nguyễn Thị Bích Hoa Ths Lưu Kiếm Anh Bùi Ngọc Bích Lê Hoàng Minh TS Trần Minh Văn Ths Đào Xuân Lộc Ths Lưu Quang Đà Ths Trần Vân Anh TS Nguyễn Thị Hồng Lâm |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định được nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ nhân lực khoa học và công nghệ đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội - Đề xuất được giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội đến năm 2030. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển nhân lực khoa học và công nghệ. Nội dung 2: Thực trạng nhân lực KH&CN và phát triển nhân lực KH&CN; Các yếu tố tác động và Dự báo nhu cầu phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội Nội dung 3: Quan điểm, đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội đến năm 2030. Nội dung 4: Dự thảo nội dung Kế hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội đến năm 2030 |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nhân văn khác |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho các cơ quan quản lý nhà nước về thực trạng nhân lực KH&CN của thành phố Hà Nội giai đoạn vừa qua (trực tiếp là Ban Tổ chức thành ủy, Sở KH&CN Hà Nội, Sở Nội vụ ...) ban hành các văn bản pháp lý để chỉ đạo các địa phương và các cơ quan thực hiện nhằm phát huy các điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của nhân lực KH&CN của thành phố, phát huy các cơ hội. Với riêng Hà Nội, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp khung lý thuyết và bằng chứng cho Sở KH&CN, Sở Nội vụ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, nhận thức được đầy đủ vai trò của nhân lực KH&CN. Từ đó, kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các bộ, sở, ban, ngành, tổ chức đưa ra những giải pháp phát triển nhân lực KH&CN thành phố nhằm đạt được các mục tiêu mà Đảng, Bộ Chính trị và thành phố đã đề ra. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: (1)Phương pháp khảo cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để thu thập, phân tích, khai thác và tổng hợp thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm : (1) Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực và nhân lực khoa học công nghệ; (2) Các công trình đã công bố, các báo cáo, thống kê của Sở, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của thành phố Hà Nội (trong một số lĩnh vực trọng điểm của thành phố KHTN, KHXH&Nhân văn, KH kỹ thuật và công nghệ, KH nông nghiệp, KH y, dược..). (3) Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu có liên quan trong và ngoài nước (thu thập tài liệu, phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu) từ các nguồn OECD, UNESCO, UNDP, EU, tạp chí quốc tế, tạp chí Việt Nam, Sách trắng KH&CN,... Phương pháp tổng hợp kết hợp với phân tích được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến nguồn nhân lực KH&CN, chính sách quản lý nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, .. (2) Phương pháp phân tích chính sách (Policy Analysis) Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu hệ thống pháp luật, chính sách về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội nhằm so sánh mức độ đồng bộ, tính phù hợp của hệ thống pháp luật, những khoảng trống về chính sách cần hoàn thiện, những bất cập của thực tiễn và giải pháp khắc phục. Phương pháp này giúp có luận chứng rõ ràng, tăng thêm tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu của đề tài. (3) Phương pháp so sánh: được sử dụng để tham khảo kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ và rút ra bài học tham khảo cho thành phố Hà Nội. (4) Phương pháp dự báo (ngoại suy): Dựa trên các số liệu về động thái của đối tượng dự báo (nhân lực KHCN của thành phố Hà Nội) trong giai đoạn vừa qua và bối cảnh kinh tế, xã hội, KHCN để dự báo nhu cầu nhân lực KHCN của thành phố trong giai đoạn tới. (5) Phương pháp điều tra xã hội học: (5.1) Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu được thực hiện đối với các nhà hoạch định và thực hiện chính sách, các chuyên gia về nhân lực và quản lý nguồn nhân lực và các đại diện của các tổ chức KH&CN, nhân lực KH&CN của các Sở, ngành, trường CĐ, ĐH, doanh nghiệp (thuộc một số lĩnh vực trọng điểm của thành phố kinh tế, giáo dục, nông nghiệp, văn hóa)..… mà đề tài tiến hành khảo sát. Đối với từng nhóm đối tượng thì nội dung phỏng vấn sâu là khác nhau. + Nhóm đối tượng thứ nhất: các nhà hoạch định chính sách và thực hiện chính sách, các chuyên gia phát triển nhân lực, các lãnh đạo, quản lý các cơ quan nhà nước của thành phố Hà Nội (10 chuyên gia). Phỏng vấn xoay quanh các nội dung về xu hướng phát triển của chính sách quản lý nguồn nhân lực KH&CN hiện nay, đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển nhân lực KH&CN của thành phố Hà Nội, và dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN của Hà Nội đến năm 2030. + Nhóm đối tượng thứ hai: nhân lực KH&CN trong các Sở, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp KH &CN…của thành phố Hà Nội thuộc các lĩnh vực, trình độ, lứa tuổi khác nhau (30 nhân lực). Nội dung phỏng vấn sâu đối với nhóm đối tượng này là đánh giá thực trạng chính sách phát triển nhân lực KH&CN của thành phố, chỉ ra các ưu điểm, hạn chế, bất cập trong chính sách và thực hiện chính sách. (5.2) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phương pháp được sử dụng để điều tra, khảo sát thực trạng nhân lực KH&CN tại Sở, ngành, trường, doanh nghiệp của Hà Nội. Tác giả sử dụng 02 mẫu bảng hỏi. (1) Mẫu bảng hỏi dành cho tổ chức (khối cơ quan nhà nước của thành phố Hà Nội và khối doanh nghiệp của thành phố Hà Nội). Khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng nguồn nhân lực KH&CN của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp của thành phố Hà Nội hiện nay: Các số liệu cơ bản về nguồn nhân lực KH&CN tại tổ chức (trình độ, giới tính, chức danh, lĩnh vực chuyên môn,…), thực trạng phát triển nhân lực KH&CN (tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, chế độ chính sách…); Đánh giá về thực trạng nhân lực KH&CN của thành phố Hà Nội trong thời gian qua (kết quả đạt được, các mặt hạn chế, nguyên nhân, nhu cầu nhân lực KH&CN đến năm 2030); phân tích các yếu tố tác động phát triển nhân lực KH&CN, nhu cầu nhân lực KH&CN, Định hướng giải pháp phát triển nhân lực KH&CN của tổ chức. Tổng số phiếu tổ chức mà đề tài tiến hành khảo sát là 10 tổ chức (như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Sở Nội vụ và một số doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn thành phố Hà Nội). (2) Mẫu bảng hỏi đối với các cá nhân đang làm việc tại các tổ chức Nhóm này bao gồm những đối tượng đang là nhân lực làm việc tại các tổ chức KH&CN mà đề tài tiến hành khảo sát. Số phiếu điều tra khoảng 350 mẫu sẽ được lựa chọn để khảo sát và phương pháp phân tầng ngẫu nhiên có trọng số được sử dụng để lựa chọn mẫu. Quy mô mẫu càng lớn thì càng tốt. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và ngân sách, quy mô mẫu không thể mở rộng. Mục tiêu khảo sát đối với đối tượng này là để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng phát triển nhân lực KH&CN từ góc độ nhân lực KH&CN của các tổ chức. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Dạng I: Báo cáo khoa học Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài; Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài. Bộ báo cáo theo từng nội dung, công việc nghiên cứu; Báo cáo Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển nhân lực KH&CN, Báo cáo đánh giá thực trạng nhân lực khoa học và công nghệ, phát triển nhân lực KH&CN trong các ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội Báo cáo dự báo nhu cầu phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội Báo cáo đề xuất quan điểm, các giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội đến năm 2030. Dự thảo nội dung Kế hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội đến năm 2030 Báo cáo kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội; Báo cáo kết quả điều tra và bộ kết quả xử lý số liệu điều tra Kỷ yếu hội thảo; Phụ lục; USB Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác 01 Bài báo khoa học về nhân lực và phát triển nhân lực KH&CN của thành phố Hà Nội |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu của đề tài được chuyển giao: Đánh giá thực trạng nhân lực KH&CN của thành phố Hà Nội; dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN của thành phố; giải pháp phát triển nhân lực KH&CN của thành phố đến năm 2030; Dự thảo kế hoạch nhân lực KH&CN của thành phố đến năm 2030. Phạm vi, địa chỉ ứng dụng: Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong phạm vi cả trung ương và thành phố Hà Nội, bao gồm những cơ quan sau: Thành uỷ Hà Nội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ, Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong, Đại học Thủ đô Hà Nội. |
16 |
Thời gian thực hiện: 20 tháng (từ 11/2023 đến 06/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 980 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|