14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Đề xuất giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT09/01-2023-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Khúc Năng Toàn
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: PGS.TS. Vũ Thị Khánh Linh PGS.TS. Lê Minh Nguyệt TS. Vũ Thu Trang TS. Nguyễn Thị Hải Thiện TS. Trần Cẩm Tú TS. Mai Quốc Khánh TS. Nguyễn Nam Phương TS. Trần Thị Thu Thủy NCS. Trần Anh Khôi TS Nguyễn Thái Quỳnh Chi |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu:
|
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông. Nội dung 2: Đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung 3: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung 5: Dự thảo nội dung bộ tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung 6: Kiến nghị với Trung Ương và thành phố Hà Nội về chăm sóc và nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Tâm lý học chuyên ngành |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: - Kết quả lý luận và thực trạng của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho chương trình đào tạo đại học và sau đại học các khối ngành sư phạm và khối ngành hỗ trợ sức khỏe (tâm lý học, công tác xã hội) - Góp phần hỗ trợ đào tạo 02 thạc sĩ chuyên ngành tâm lý học. Sản phẩm của đề tài bao gồm các báo cáo thực trạng và giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông là tài liệu tham khảo hữu dụng cho các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, các tài liệu hướng dẫn nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên được biên soạn trong khuôn khổ đề tài là tài liệu hữu ích cho các trường phổ thông. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục đích: Xây dựng khung lý luận và xác định công cụ cho nghiên cứu thực trạng và định hướng các giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Các liệu cần sưu tầm, tổng luận và phân tích Phương pháp chuyên gia Sử dụng hệ thống các phương pháp như phỏng vấn sâu, trưng cầu ý kiến, seminar, tọa đàm để tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia về: + Sức khỏe tâm thần của giáo viên; + Đặc thù lao động sư phạm và môi trường văn hóa giáo dục thủ đô cùng với những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe tâm thần của giáo viên; + Các tiêu chí về sức khỏe tâm thần và các công cụ sàng lọc/đánh giá; + Các quy trình hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với nhà giáo nói chung và giáo viên phổ thông trên địa bàn Hà Nội nói riêng. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp chính của đề tài): Mục đích: Cung cấp thông tin về thực trạng sức khỏe tâm thần và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với giáo viên trong các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Khung sức khỏe tâm thần nghề nghiệp của giáo viên do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD, 2020) đề xuất, được sử dụng với tư cách cơ sở cho việc xác định mục tiêu đo lường sức khỏe tâm thần của giáo viên và lựa chọn thang đo. Theo OECD (2020), sức khỏe tâm thần nghề nghiệp của giáo viên được xác định theo 4 khía cạnh cơ bản, bao gồm: + Liên quan đến khía cạnh nhân thức, các thang đo được lựa chọn, dự kiến, bao gồm thang đo Khả năng tập trung trong việc (Capacity to concentrate at work), Cảm nhận về hiệu quả công viêc (Self-efficacy), và cảm nhận về mục tiêu trong công việc (Purposefulness). + Liên quan đến khía cạnh chủ quan (sức khỏe cảm xúc), các thang đo được lựa chọn, dự kiến, bao gồm (1) thang đo về mức độ hài lòng nghề nghiệp, (2) thang đo về các trải nghiệm cảm xúc trong công việc; (3) thang đo mức độ hài lòng trong cuộc sống nói chung; (4) thang đo mức độ căng thẳng và kiệt sức. + Liên quan đến thể chất, các thang đo được lựa chọn, dự kiến, bao gồm thang đo về các triệu chứng cơ thể (psychosomatic symptoms) và sinh hoạt cá nhân. + Liên quan đến khía cạnh xã hội, các thang đo được lựa chọn, dự kiến, bao gồm (1) thang đo cảm nhận về chất lượng quan hệ với đồng nghiệp; (2) chất lượng quan hệ với cấp trên; (3) chất lượng quan hệ với học sinh và (4) cảm nhận tin tưởng trong tương tác xã hội. + Một số thang đo các triệu chứng lâm sàng của những rối loạn tâm thần (lo âu, trầm cảm, tức giận) cũng được tích hợp lựa chọn. + Toàn bộ các thang đo sẽ được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Quá trình này sẽ được thực hiện thông qua hội đồng dịch thuật để bảo độ hiệu lực, độ tin cậy và tính chính xác của các bản dịch. + Bảng hỏi về chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với giáo viên được xây dựng tập trung vào các vấn đề liên quan đến mục tiêu, nội dung, nguồn lực,đối tượng và mức độ triển khai của các hoạt động này. + Mẫu khảo sát dự kiến bao gồm 540 giáo viên các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội. - Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ các phương pháp khác về sức khỏe tâm lý của giáo viên và các biện pháp phát triển và nâng cao sức khỏe tâm lý cho giáo viên trong các trường phổ thông bậc trung học. - Phương pháp xử lí số liệu. Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các số liệu thu được. Sử dụng thống kê mô tả (vd, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần xuất) và thống kê suy diễn (vd, hệ số tương quan, t-test, ANOVA, hồi quy) để phân tích các kết quả về mặt định lượng. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Dạng I: Báo cáo khoa học Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài; Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài Bộ báo cáo theo từng nội dung, công việc nghiên cứu Báo cáo cơ sở lý luận và kinh nghiệm nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông. Báo cáo đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn Hà Nội Báo cáo nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của giáo viên phổ thông trên địa bàn Hà Nội Báo cáo đề xuất các giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn Hà Nội Dự thảo nội dung bộ tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bản kiến nghị với Trung Ương và thành phố Hà Nội về nâng cao sức khỏe tâm thần đối với giáo viên phổ thông Báo cáo kết quả điều tra và bộ kết quả xử lý số liệu điều tra; Kỷ yếu hội thảo; Phụ lục; Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác Bài báo khoa học về giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Mê Linh |
16 |
Thời gian thực hiện: 25 tháng (từ 11/2023 đến 11/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 1.200 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|