Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trung tâm thực nghiệm và Đào tạo nghề

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen mơ (Prunus sp.) Hương Tích gắn với du lịch sinh thái.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT04/02-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm thực nghiệm và Đào tạo nghề

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Phạm Thị Ngọc

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. GVC. Đoàn Thu Thuỷ TS. Hoàng Đăng Dũng TS. GVC. Lê Thị Tuyết Châm ThS. Nguyễn Thu Thủy ThS. Vũ Xuân Hải TS. GVC. Ngô Thị Hồng Tươi TS. GVC. Vũ Thị Thúy Hằng ThS. Nguyễn Thị Bích Hồng ThS. Nguyễn Thế Thập ThS. Dương Thị Loan KS. Nguyễn Lê Thu PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn TS. Nguyễn Thanh Phong CN. Nguyễn Quỳnh Giang ThS.Phạm Thị Dịu

9

Mục tiêu nghiên cứu:

  • Mục tiêu chung

Bảo tồn, phát triển được nguồn gen mơ Hương Tích có chất lượng tốt, gắn với khu du lịch chùa Hương, huyện Mỹ Đức, tăng hiệu quả cho người sản xuất

  • Mục tiêu cụ thể

1) Đánh giá được đặc điểm nông sinh học và mã vạch ADN đặc trưng cho mơ Hương Tích.

2) Bình tuyển được tối thiểu 20 cây đầu dòng có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh.

3) Xây dựng được quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép đạt tỷ lệ xuất vườn tối thiểu 90% và tiêu chuẩn cây giống xuất vườn.

4) Hoàn thiện được quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cho hiệu quả sản xuất tăng tối thiểu 15%.

5) Xây dựng được mô hình trồng mới 01 ha, đạt tỷ lệ sống tối thiểu 90%, gắn với du lịch sinh thái.

6) Xây dựng được mô hình thâm canh 03 ha, năng suất tối thiểu đạt 5,5 tấn/ha, hiệu quả sản xuất tăng tối thiểu 15%, gắn với du lịch sinh thái.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất và xây dựng bảng mô tả đặc điểm cây mơ Hương Tích dựa trên nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và xây dựng mã vạch ADN đặc trưng

Nội dung 2: Đánh giá, tuyển chọn cây mơ Hương Tích đầu dòng

Nội dung 3: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống và xây dựng vườn ươm nhân giống mơ Hương Tích bằng phương pháp ghép

Nội dung 4: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch (thâm canh) mơ Hương Tích

Nội dung 5:    Xây dựng mô hình trồng mới giống mơ Hương Tích gắn với du lịch sinh thái quy mô 1,0ha

Nội dung 6: Xây dựng mô hình thâm canh mơ Hương Tích gắn với du lịch sinh thái quy mô 3ha

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

- Đề tài khi được triển khai sẽ tác động tích cực vào kinh tế xã hội ở địa phương, trước hết là những người làm nông nghiệp sẽ có được thương hiệu và sản phẩm của vùng miền do vậy sẽ thúc đẩy được sự phát triển nông nghiệp ở nơi này. Sản phẩm phục vụ tốt mục tiêu phát triển du lịch của địa phương.

- Hiệu quả về kinh tế -xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây mơ trên 15% so với sản xuất đại trà, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật của người lao động, từ đó người lao động có việc làm ổn định, thu nhập tăng hơn đảm bảo đời sống góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức

- Việc thực hiện các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất sẽ làm giảm đáng kể những tác động xấu đến môi trường, giảm ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ và phát triển tốt hơn các đối kí sinh, thiên địch của sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân đồng thời tạo ra môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp cho khu vực.

13

Phương pháp nghiên cứu:

Nội dung 1: Khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất và xây dựng bảng mô tả đặc điểm cây mơ Hương Tích dựa trên nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và xây dựng mã vạch ADN đặc trưng

Phương pháp nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp chọn mẫu: Mẫu khảo sát phải đại diện cho địa bàn khảo sát, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ theo quy mô sản xuất của nông hộ trên cơ sở phân tích các số liệu thứ cấp thu thập được. Tại mỗi điểm khảo sát (cấp thôn) tập trung vào các hộ trồng mơ điển hình ở 2 dạng: cho năng suất và hiệu quả cao và cho năng suất và hiệu quả thấp nhằm tìm ra khó khăn và các vấn đề cần khắc phục trong canh tác mơ Hương Tích.

- Thu thập ý kiến của cán bộ xã và các nông hộ có diện tích trồng cây mơ và các bậc cao niên trong vùng triển khai đề tài. Công tác thu thập ý kiến người dân được thực hiện tại thực địa có sự tham gia của người dân. Nhóm khảo sát trao đổi trực tiếp và ghi chép đầy đủ ý kiến của người dân và cán bộ xã tại địa bàn khảo sát.

- Phương pháp nghiên cứu hồi cứu: Thu thập tài liệu, dữ liệu hiện có như  dữ liệu về điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển của tỉnh và huyện làm luận cứ xây dựng và thiết kế đề tài.

Nội dung 2: Đánh giá, tuyển chọn cây mơ Hương Tích đầu dòng

- Dựa trên các kết quả nghiên cứu của nội dung 1, tiến hành đánh giá, so sánh các đặc điểm nông sinh học, tình hình sâu bệnh hại, tiêu chuẩn về hình thái cũng như năng suất và chất lượng quả để tuyển chọn cây ưu tú theo phương pháp tuyển chọn cá thể

- Xây dựng kế hoạch, các văn bản liên quan đến việc bình tuyển cây mơ ưu tú (kế hoạch bình tuyển, thể lệ, phiếu đăng ký dự thi, thang điểm,...).

- Thành lập hội đồng bình tuyển, tổ tư vấn kỹ thuật.

- Tổ chức hội thảo bình tuyển tại thực địa và hội trường (đánh giá chất lượng quả).

- Xây dựng tiêu chuẩn cây mơ đầu dòng dựa trên khảo sát các cây mơ ưu tú và kiến thức bản địa của người dân.

Nội dung 3: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống và xây dựng vườn ươm nhân giống cây mơ Hương Tích bằng phương pháp ghép

     Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng:

Chuẩn bị cây gốc ghép: Cây gốc ghép sử dụng đạt tiêu chuẩn tối thiểu: Chiều cao 40-50cm, đường kính gốc đạt 0,8-1cm.

Phương pháp ghép mơ và chăm sóc cây sau ghép: Lấy mắt ghép trên cây mẹ 6-10 năm tuổi có năng suất cao, chất lượng quả tốt, không sâu bệnh. Chọn những cành bánh tẻ có đường kính 0,6-0,8cm để lấy mắt, mỗi cành lấy 10-12 mắt. Cành ghép cắt bỏ hết lá, cuốn giẻ ẩm có thể ghép trong 5-7 ngày. Sau khi ghép 10-15 ngày có thể mở dây buộc mắt ghép, và 7 ngày sau thì cắt ngọn gốc ghép: vết cắt ở phía trên mắt ghép 5cm. Sau khi cắt ngọn gốc ghép 15-20 ngày thì mầm ghép sẽ mọc. Khi mầm ghép mọc hoàn chỉnh 1 đợt lộc thì tiến hành bón phân, làm cỏ, thường xuyên cắt cành dại để cây tập trung dinh dưỡng nuôi mắt ghép. Khi cành ghép cao 50-60cm thì đánh cây con đem trồng.

Nội dung 4: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch (thâm canh) mơ Hương Tích

Hoàn thiện biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây giai đoạn chưa ra quả (cây có độ tuổi khoảng từ 3- 5 năm tuổi). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức phân bón được tiến hành trên 5 cây trên 4 công thức phân bón. Tổng số cây thí nghiệm dự kiến là 60 cây. Lượng phân bón(kg/cây/năm) dự kiến được bố trí theo các công thức.

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức phân bón được tiến hành trên 3 cây trên 4 công thức phân bón. Tổng số cây thí nghiệm dự kiến là 60 cây, 6-10 năm tuổi. Lượng phân bón(kg/cây/năm) dự kiến được bố trí theo các công thức

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, mỗi công thức được tiến hành trên 5 cây với 3 lần nhắc lại. Tổng số cây dự kiến là 45 cây, 6-10 năm tuổi. Các biện pháp chăm sóc khác được bố trí đồng đều giữa các công thức thí nghiệm.

Các công thức được bố trí ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây. Tổng số cây thí nghiệm dự kiến: 45 cây, 6-10 năm tuổi. Các biện pháp chăm sóc khác được bố trí đồng đều giữa các công thức thí nghiệm.

Các công thức được bố trí ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây. Tổng số cây thí nghiệm dự kiến: 75 cây, 6-10 năm tuổi. Các biện pháp chăm sóc khác được bố trí đồng đều giữa các công thức thí nghiệm. Phun Ethrel vào tháng 10, dự kiến theo các nồng độ

Các công thức được bố trí ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây. Tổng số cây thí nghiệm dự kiến là 90 cây, 6-10 năm tuổi. Các biện pháp chăm sóc khác được bố trí đồng đều giữa các công thức thí nghiệm. Khoanh cành có đường kính 2-3cm bằng dụng cụ chuyên dùng theo các công thức.

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình thâm canh cây mơ Hương Tích.

Xây dựng dự thảo quy trình thâm canh cây mơ Hương Tích và thông qua Hội đồng cấp cơ sở

Nội dung 5:    Xây dựng mô hình trồng mới giống mơ Hương Tích gắn với du lịch sinh thái quy mô 1,0ha.

* Phương pháp tiến hành:

Xác định địa điểm trồng. Tiến hành làm đất, chuẩn bị hố trồng, phân bón lót, tập kết cây giống, trồng vụ xuân 2025. Trồng chăm sóc theo quy trình kỹ thuật.

  • Chọn hộ tham gia mô hình trồng mới:

- Chọn hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình: Hộ được lựa chọn để tham gia xây dựng mô hình là những hộ có diện tích đất đủ điều kiện trồng cây mơ Hương Tích có diện tích từ 200m2 trở lên, có khả năng đầu tư thâm canh, có nhân lực, thuận lợi về nguồn nước tưới và thực hiện nghiêm túc mọi hướng dẫn kỹ thuật của các bộ thực hiện đề tài. Ưu tiên các hộ nằm trong tuyến đường du lịch tại Hương Sơn, Mỹ Đức: Tuyến chính Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Thanh Sơn Hương Đài.

  • Thiết kế mô hình:

- Tuỳ từng vị trí xây dựng mô hình sẽ có thiết kế cụ thể. Mật độ trồng được bố trí là 4 m x 4 m (tương ứng với 625 cây/ha).

- Mô hình được trồng với cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn ươm.

  • Chuẩn bị đất trồng

- Dọn sạch thực bì, và nhặt sạch cỏ dại trên toàn bộ diện tích.

- Đào hố, bón lót: đào hố với kích thước 70 cm x 70 cm x 60 cm; lớp đất mặt để một bên, đất tầng đáy hố để một bên. Bót lót cho mỗi hố 30 kg phân chuồng hoai + 2 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6,0 - 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 - 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố.

- Thời vụ trồng : Trồng cây dự kiến từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2025.

  • Chăm sóc sau trồng

- Chăm sóc cây trồng: Mô hình được áp dụng đồng bộ các tiếp bộ kỹ thuật mới. Quản lý theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp.

  • Theo dõi các chỉ tiêu trên mô hình trồng mới mơ Hương Tích diện tích 1ha

Các chỉ tiêu theo dõi trên mô hình trồng mới:

- Tỷ lệ cây sống sau trồng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

- Sinh trưởng cây: thời gian xuất hiện các đợt lộc, kích thước cành lộc, chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán sau trồng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

- Tình hình sâu bệnh hại: danh mục các đối tượng gây hại (sâu, bệnh), thời điểm gây hại, bộ phận bị hại, mức độ gây hại….

Nội dung 6: Xây dựng mô hình thâm canh mơ Hương Tích gắn với du lịch sinh thái quy mô 3ha:

* Phương pháp tiến hành:

Xây dựng mô hình thâm canh trên cơ sở các biện pháp kỹ thuật canh tác truyền thống và những kết quả bước đầu của nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh mơ Hương Tích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống mơ này.

Các biện pháp kỹ thuật như chăm sóc và bón phân, tưới nước và quản lý độ ẩm, quản lý và phòng trừ sâu, bệnh, các biện pháp xử lý ra hoa … nhằm tăng năng suất Mơ Hương Tích.

          *Theo dõi các chỉ tiêu trên mô hình trồng thâm canh mơ Hương Tích diện tích 3ha

- Sinh trưởng cây: thời gian xuất hiện các đợt lộc, kích thước cành lộc, chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán.

- Tình hình sâu bệnh hại: danh mục các đối tượng gây hại (sâu, bệnh), thời điểm gây hại, bộ phận bị hại, mức độ gây hại….

- Năng suất trên cây, trên ha

- Đặc điểm sinh lý, sinh hóa chất lượng quả qua phân tích chất lượng. Số mẫu quả dự kiến phân tích: 10 mẫu (5 mẫu/3ha x 2 lần (năm trước và sau khi kết thúc thí nghiệm).

- Hiệu quả kinh tế của mô hình

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu, Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác.

Cây đầu dòng; Mô hình trồng mới; Mô hình thâm canh.

Dạng I: Báo cáo khoa học

Quy trình nhân giống mơ Hương Tích bằng phương pháp ghép và tiêu chuẩn cây giống xuất vườn; Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch mơ Hương Tích.

Các báo cáo kết quả thực hiện các công việc của đề tài; Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài; Báo cáo tóm tắt; Hồ sơ hội thảo; USB

Dạng III: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

01 Bài báo về kết quả nghiên cứu của để tài

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng trực tiếp cho vùng trồng mơ quanh khu vực Chùa Hương của huyện Mỹ Đức. UBND huyện Mỹ Đức, Sở NN& PTNT Hà Nội có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu để nhân rộng mô hình phát triển cây mơ gắn với du lịch tại Hương Tích và ở các vùng sinh thái tương tự.

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 11/2023 đến 10/2026)

17

Kinh phí được phê duyệt: 2.700 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)