14/2014/TT-BKHCN
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT04/05-2023-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Đặng Văn Đông
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Chu Thị Ngọc Mỹ ThS. Đặng Tiến Dũng TS. Nguyễn Văn Tỉnh TS. Nguyễn Văn Tiến ThS. Đặng Văn Lãm KS. Trần Văn Tòng CN. Lê Thị Hiền KS. Đặng Thị Phương Anh TS. Phạm Anh Tuấn |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: * Mục tiêu tổng quát Thiết kế và xây dựng được mô hình “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn thành phố Hà Nội. * Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng về làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội. - Lựa chọn được các chủng loại cây hoa, cây cảnh, phù hợp với các điều kiện tự nhiên, sinh thái, đặc trưng văn hóa, truyền thống của đại diện 1 số vùng ngoại thành Hà Nội. - Thiết kế được 01 mẫu làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phương một số huyện ngoại thành Hà Nội. - Đề xuất được các giải pháp duy trì mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch - Xây dựng được mô hình thí điểm làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại một vùng ngoại thành Hà Nội |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thiết kế, xây dựng mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá thực trạng 1 số làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch ở Hà Nội Nội dung 3: Nghiên cứu xác định danh mục các loại hoa, cây cảnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái, đặc trưng văn hóa, truyền thống vùng miền ở 1 số vùng ngoại thành Hà Nội Nội dung 4: Nghiên cứu thiết kế mẫu mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch, cho một số vùng nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phương 1 số huyện ngoại thành Hà Nội Nội dung 5: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng, duy trì mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội Nội dung 6: Nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch tại một vùng ngoại thành Hà Nội |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp khác |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: - Mục tiêu của đề tài, khắc phục những hạn chế của làng nghề hoa, cây cảnh truyền thống thiên về sản xuất nông nghiệp thuần túy, việc phát triển “làng nghề hoa, cây cảnh” gắn với du lịch trải nghiệm sẽ giúp làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, đây chính là tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao; Với việc áp dụng các tiến bộ về KH&CN mới trong sản xuất hoa, cây cảnh sẽ nâng cao giá trị kinh tế cho các đối tượng tham gia đề tài. Ngoài ra, phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ phụ trợ như ăn uống, vui chơi, thuê trang phục… tại làng nghề hoa, cây cảnh nhằm phục vụ khách du lịch tới tham quan từ đó tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đồng thời góp phần phát triển vùng trồng sản xuất hoa, cây cảnh của các làng nghề. - Đề tài thành công sẽ tạo ra một vùng sản xuất hoa, cây cảnh có thương hiệu, có nét văn hóa và bản sắc riêng của từng làng nghề, từ đó tạo ra các đặc trưng riêng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân vừa tạo thêm sự quyến rũ và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Với mục tiêu gắn phát triển làng nghề hoa cây cảnh với phát triển du lịch, yếu tố cảnh quan môi trường sẽ là yếu tố được quan tâm đặt lên hàng đầu, điều này sẽ khắc phục được những hạn chế trong quy trình sản xuất của người dân: hạn chế sử dụng thuốc BVTV, hạn chế sử dụng phân hóa học tăng cường sử dụng các loại chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường. - Phát triển du lịch gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế làng nghề hoa cây cảnh còn góp phần bảo tồn, phát triển và khai thác một cách hợp lý các tiềm năng về văn hóa truyền thống và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: * Nội dung 1: Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thiết kế, xây dựng mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch - Công việc 1.1: Một số vấn đề lý luận về thiết kế và xây dựng mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch - Công việc 1.2: Kinh nghiệm thực tiễn về thiết kế và xây dựng mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch và bài học kinh nghiệm cho Hà Nội - Công việc 1.3: Nội dung thiết kế và xây dựng mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch * Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá thực trạng 1 số làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch ở Hà Nội - Công việc 2.1. Khảo sát, đánh giá thực trạng quy hoạch, kiến trúc, thiết kế, cơ chế, chính sách trong xây dựng làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch ở 1 số làng nghề hoa, cây cảnh ở Hà Nội - Công việc 2.2. Khảo sát, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch ở 1 số vùng ngoại thành Hà Nội - Công việc 2.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác tổ chức, quản lý, vận hành gắn với du lịch trải nghiệm ở 1 số làng nghề hoa, cây cảnh ở Hà Nội - Công việc 2.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn cho công tác thiết kế và xây dựng làng hoa, cây cảnh ở 1 số vùng ngoại thành Hà Nội. * Nội dung 3: Nghiên cứu xác định danh mục các loại hoa, cây cảnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái, đặc trưng văn hóa, truyền thống vùng miền ở 1 số vùng ngoại thành Hà Nội - Công việc 3.1. Lựa chọn các loại hoa, cây cảnh phù hợp với các điều kiện tự nhiên, sinh thái, ở 1 số vùng ngoại thành Hà Nội - Công việc 3.2. Xác định danh mục các chủng loại hoa, cây cảnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái và đặc trưng văn hóa, truyền thống của đại diện 1 số vùng ngoại thành Hà Nội * Nội dung 4: Nghiên cứu thiết kế mẫu mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch cho một số vùng nông thôn, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phương 1 số huyện ngoại thành Hà Nội - Công việc 4.1 Thiết kế mẫu mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với tham quan du lịch: tại làng hoa, cây cảnh hoạt động du lịch chỉ có tham quan thưởng ngoạn - Công việc 4.2 Thiết kế mẫu mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với tham quan trải nghiệm: tại làng hoa, cây cảnh hoạt động du lịch gắn với trải nghiệm thực tế ngoài sản xuất - Công việc 4.3 Thiết kế mẫu mô hình làng hoa, cây cảnh vùng ngoại ô gắn với du lịch nghỉ dưỡng: tại làng hoa, cây cảnh hoạt động du lịch gắn với tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng (dạng homestay). * Nội dung 5: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng, duy trì mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội - Công việc 5.1. Nghiên cứu đề xuất giải pháp về lựa chọn mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch phù hợp tại Hà Nội - Công việc 5.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp về tổ chức, quản lý sản xuất thực hiện mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội - Công việc 5.3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ để duy trì phát triển mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội - Công việc 5.4: Nghiên cứu giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội - Công việc 5.5: Nghiên cứu giải pháp về thông tin tuyên truyền để phát triển mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội * Nội dung 6: Nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch tại một vùng ngoại thành Hà Nội - Công việc 6.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình thí điểm “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch tại một vùng ngoại thành Hà Nội - Công việc 6.2. Vận dụng thiết kế mẫu xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình thí điểm “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch tại 1 vùng ngoại thành Hà Nội - Công việc 6.3: Chuyển giao các tiến bộ KHCN để xây dựng mô hình thí điểm “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch tại một vùng ngoại thành Hà Nội - Công việc 6.4: Xây dựng mô hình thí điểm “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch tại một vùng ngoại thành Hà Nội - Công 6.5 Xây dựng quy chế quản lý mô hình thí điểm “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch tại 1 vùng ngoại thành Hà Nội - Công việc 6.6. Vận hành và thông tin tuyên truyền quảng bá mô hình “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch tại 1 vùng ngoại thành Hà Nội - Công việc 6.7 Đánh giá kết quả, hiệu quả của mô hình |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Dạng I: Mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch Dạng II: Báo cáo khoa học Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Báo cáo kết quả từng nội dung công việc của đề tài Báo cáo kết quả điều tra (khảo sát), đánh giá thực trạng về làng nghề hoa, cây cảnh gắn với du lịch ở Hà Nội Danh mục các loại hoa, cây cảnh phù hợp với các điều kiện tự nhiên, sinh thái, đặc trưng văn hóa, truyền thống của 1 số vùng ngoại thành Hà Nội Thiết kế mẫu mô hình mẫu “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phương 1 số huyện ngoại thành Hà Nội Báo cáo các giải pháp xây dựng, duy trì mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại Hà Nội; Hồ sơ các hội thảo; USB Dạng III: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác Bài báo khoa học phản ánh những kết quả nghiên cứu về thiết kế và xây dựng mô hình “làng hoa, cây cảnh” gắn với du lịch trải nghiệm tại các vùng nông thôn/ngoại thành Hà Nội. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Địa chỉ ứng dụng xây dựng mô hình làng hoa, cây cảnh gắn với du lịch tại 1 vùng nông thôn/ngoại thành Hà Nội: Xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội. Phạm vi ứng dụng: Kết quả của đề tài có thể ứng dụng ở tất cả các địa phương, vùng ngoại thành có làng nghề trồng hoa, cây cảnh ở Hà Nội |
16 |
Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 1500 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|