Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Thủy lợi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho rau trên địa bàn Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT04/01-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủy lợi

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Đặng Thị Thanh Lê

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Cúc PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương TS. Lê Mai Nhất ThS. Bùi Thị Hải Yến ThS. Mai Tiến Thành KS. Nguyễn Đức Thành KS. Nguyễn Đặng Tuấn Anh TS. Nguyễn Trọng Quang KS. Trần Thu Hường KS. Vũ Thị Thanh ThảoThS. Đoàn Xuân Quý ThS. Lê Thị Minh Hà KS. Nguyễn Thanh Hiền CN. Đặng Thị Tố Như KS. Ngô Thị Lan Anh KS. Phan Viết Đăng KS. Phan Đức Anh KS. Nguyễn Vân Anh KS. Lê Xuân Chung KS. Lê Trung Hiếu KS. Nguyễn Thị Hằng An

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá được thực trạng, hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và đề xuất các giải pháp tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

Mục tiêu cụ thể:

  • Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sử dụng thuốc BVTV sinh học cho rau trên địa bàn Hà Nội.
  • Xây dựng được quy trình sản xuất và quy trình sử dụng 01 chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc sản xuất trong nước cho cây rau
  • Xây dựng được mô hình thử nghiệm đồng bộ các biện pháp sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau (1 mô hình/nhóm rau) trên địa bàn Hà Nội
  • Đề xuất được giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất và xác định thành phần sâu bệnh hại chính trên rau tại Hà Nội

Nội dung 2: Nghiên cứu qui trình sản xuất chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ nguồn nguyên liệu trong nước

Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng qui trình sử dụng chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được cho cây rau

Nội dung 4: Nghiên cứu lựa chọn sử dụng một số thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ dịch hại trên rau

Nội dung 5: Mô hình thử nghiệm đồng bộ các biện pháp sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau (1 mô hình/nhóm rau) trên địa bàn Hà Nội

Nội dung 6: Đề xuất giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kỹ thuật thuỷ lợi

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

- Đề tài thực hiện vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay là phát triển thuốc BVTV thảo mộc dễ phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường - một hướng đi phù hợp cho nền nông nghiệp sạch và bền vững. Kết quả của đề tài góp phần khắc phục những nguy cơ do lạm dụng thuốc BVTV hóa học; sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú của Việt Nam; nhằm từng bước thiết lập một nền nông nghiệp sạch, an toàn, ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, chế biến và nội tiêu.

- Sản xuất rau hiệu quả hơn, giảm chi phí khi sử dụng thuốc BVTV trên rau.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng được dùng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

13

Phương pháp nghiên cứu:

 

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất và xác định thành phần sâu bệnh hại chính trên rau tại Hà Nội

1.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất, sử dụng và chính sách thúc đẩy sử dụng thuốc BVTV sinh học cho rau trên địa bàn Hà Nội

  • Công việc 1.1.1. Khảo sát và đánh giá thực trạng sản xuất rau trên địa bàn Hà Nội

- Thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý: Sở NN & PTNT Hà Nội, Chi cục trồng trọt & BVTV Hà Nội, trung tâm dịch vụ các huyện (dự kiến Đông Anh, Mê Linh) và khuyến nông địa phương thông qua các báo cáo, hội thảo.

- Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu số liệu thu thập được.

- Dựa trên các kết quả thu được, tiến hành phân tích để đưa ra đánh giá.

  • Công việc 1.1.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau, ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người

- Phương pháp tiến hành như công việc 1.1.1

  • Công việc 1.1.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng thuốc BVTV sinh học cho rau trên địa bàn Hà Nội

- Phương pháp tiến hành như công việc 1.1.1

  • Công việc 1.1.4. Đánh giá tác động tích cực của việc sử dụng thuốc BVTV sinh học cho rau trên địa bàn Hà Nội đến môi trường và sức khỏe con người

- Thu thập thông tin và kế thừa các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người.

- Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu số liệu thu thập được.

- Dựa trên các kết quả thu được, phân tích, so sánh tác động tích cực và tiêu cực của thuốc BVTV hóa học và thuốc BVTV sinh học cho cùng một đối tượng để đưa ra đánh giá.

  • Công việc 1.1.5. Thực trạng các chính sách thúc đẩy việc sử dụng thuốc BVTV sinh học trong sản xuất rau trên địa bàn Hà Nội

- Thu thập thông tin các chính sách đã áp dụng cho sản xuất rau an toàn từ Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội thông qua các báo cáo.

- Trên cơ sở kết quả thu được ở các công việc 1.1.1 từ 1.1.4, phân tích ưu điểm và nhược điểm của các chính sách đã áp dụng.

1.2. Xác định thành phần sâu bệnh hại chính trên rau tại Hà Nội

  • Công việc 1.2.1. Đánh giá thực trạng thành phần sâu hại trên rau tại Hà Nội

+ Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước

+ Thu thập mẫu bổ sung theo phương pháp sau:

Được tiến hành theo TCVN 13268-2:2021 về phương pháp điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây rau và phương pháp nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật, tập 1 (1997).

Địa điểm thu mẫu: Một số vùng trồng rau nhiều của Hà Nội như Đông Anh, Mê Linh,…

- Thu thập thành phần sâu hại được tiến hành theo 2 phương thức: điều tra tại điểm cố định và điều tra bổ sung.

  • Công việc 1.2.2. Đánh giá thực trạng thành phần bệnh hại trên rau tại Hà Nội

+ Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây

+ Thu thập mẫu bổ sung

- Địa điểm thu mẫu: dự kiến Đông Anh, Mê Linh

- Phương pháp thu mẫu: Thu thập tất cả các loại triệu chứng bệnh hại, trên tất cả các bộ phận của cây (lá, thân, rễ). Các mẫu bệnh được đựng trong các túi xi măng, giấy báo. Sau khi thu thập được mang ngay về PTN để giám định.

- Các thông tin cần ghi chép trong phiếu điều tra đồng ruộng:

- Ngày, địa điểm thu mẫu, tên của chủ ruộng lấy mẫu.

- Cây trồng: Giống, tuổi cây, những cây trồng cùng

- Đất đai, chế độ chăm sóc….

- Bộ phận cây bị hại.

Nội dung 2: Nghiên cứu qui trình sản xuất chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ nguồn nguyên liệu trong nước

2.1. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sử dụng các loài thực vật tại Việt Nam làm thuốc BVTV thảo mộc

  • Công việc 2.1.1. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sử dụng các hoạt chất có trong các loài thực vật tại Việt Nam làm thuốc BVTV thảo mộc

- Áp dụng các phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, tổng hợp phân tích về các hoạt chất có trong các loài thực vật có tiềm năng sử dụng làm thuốc BVTV thảo mộc.

- Trên cơ sở đó đánh giá và lựa chọn hoạt chất có trong các loài thực vật tại Việt Nam phù hợp làm chế phẩm thuốc BVTV

  • Công việc 2.1.2: Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sử dụng các loài thực vật tại Việt Nam có chứa Saponin làm thuốc BVTV thảo mộc

- Áp dụng các phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, tổng hợp phân tích về các loài thực vật có chứa Saponin đang được sử dụng phổ biến hoặc có tiềm năng sử dụng tốt.

- Từ đó đánh giá khả năng sử dụng một số loài thực vật chủ yếu tại Việt Nam chứa hàm lượng Saponin cao làm thuốc BVTV thảo mộc.

2.2. Nghiên cứu xây dựng qui trình chiết dịch Saponin từ thực vật (dự kiến quả bồ hòn hoặc bồ kết) 

  • Công việc 2.2.1. Phân tích lựa chọn phương pháp chiết hoạt chất thuốc BVTV từ thực vật

- Áp dụng các phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, tổng hợp phân tích về các phương pháp chiết hoạt chất thuốc BVTV từ thực vật.

- Từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp để chiết hoạt chất thuốc BVTV từ thực vật

  • Công việc 2.2.2: Nghiên cứu kỹ thuật chiết Saponin từ thực vật (nghiên cứu 6 thông số công nghệ: dung môi, kích thước nguyên liệu, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, nhiệt độ, thời gian, sóng siêu âm)

*Nghiên cứu lựa chọn dung môi chiết

*Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu

*Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi

*Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ

*Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian

*Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm

2.3. Nghiên cứu tạo dạng chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ dịch chiết Saponin

  • Công việc 2.3.1: Phân tích lựa chọn công nghệ tạo dạng chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc

- Áp dụng các phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, tổng hợp phân tích về các dạng chế phẩm, các phụ gia sử dụng và công nghệ tạo dạng chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc.

- Từ đó lựa chọn công nghệ tạo dạng thuốc BVTV thảo mộc phù hợp.

  • Công việc 2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật tạo dạng chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ dịch chiết Saponin (nghiên cứu 5 thông số công nghệ: kỹ thuật cô đặc, dạng chế phẩm, các phụ gia, đơn phối liệu, phương pháp phối trộn)

2.4. Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ thực vật

  • Công việc 2.4.1. Xây dựng qui trình sản xuất chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ thực vật (dự kiến quả bồ hòn hoặc bồ kết)

- Trên cơ sở kết quả thu được ở các công việc 2.2 và 2.3 (qui mô thí nghiệm nhỏ), xây dựng sơ đồ qui trình sản xuất chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ thực vật với quy mô dự kiến 3-6kg nguyên liệu/mẻ.

- Thực hiện lặp lại qui trình nhiều lần (5 - 10 lần). Sau mỗi lần lặp lại, xác định hàm lượng hoạt chất Saponin có trong chế phẩm thu được theo TCCS 355: 2015/BVTV. Đánh giá độ lặp lại của qui trình.

- Từ các kết quả thu được, hoàn thiện qui trình sản xuất chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ thực vật.

- Thực hiện qui trình sản xuất chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ thực vật nhiều lần (quy mô dự kiến 3kg nguyên liệu/mẻ) để thu chế phẩm phục vụ cho nội dung nghiên cứu 3.2 và 3.3. Xác định hàm lượng hoạt chất Saponin trong chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc thu được theo TCCS 355: 2015/BVTV.

  • Công việc 2.4.2. Sản xuất thử nghiệm chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ thực vật (dự kiến quả bồ hòn hoặc bồ kết) và đánh giá chất lượng chế phẩm

- Sản xuất thử nghiệm nhiều mẻ chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc từ thực vật theo qui trình đã xây dựng (với qui mô dự kiến 6kg nguyên liệu/mẻ) để thu chế phẩm phục vụ nội dung nghiên cứu 5 (xây dựng mô hình).

- Đánh giá chất lượng chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc thu được theo TCCS của chế phẩm.

Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng qui trình sử dụng chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được cho cây rau

3.1. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với một số loài sâu hại rau tại Hà Nội trong phòng thí nghiệm

  • Công việc 3.1.1. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với sâu tơ hại trên rau bắp cải trong PTN (nhân nuôi, đánh giá hiệu lực chế phẩm ở các mức nồng độ khác nhau với pha trứng, nhộng, sâu non, trưởng thành của sâu tơ)
  • Công việc 3.1.2. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với sâu xanh bướm trắng hại trên rau cải xanh trong PTN (nhân nuôi, đánh giá hiệu lực chế phẩm ở các mức nồng độ khác nhau với pha trứng, nhộng, sâu non, trưởng thành của sâu xanh bướm trắng)

3.2. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với một số loài sâu hại rau tại Hà Nội trong nhà lưới

  • Công việc 3.2.1. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với sâu tơ hại trên rau bắp cải trong nhà lưới (nhân nuôi, đánh giá hiệu lực chế phẩm ở các mức nồng độ khác nhau với pha trứng, nhộng, sâu non, trưởng thành của sâu tơ)
  • Công việc 3.2.2. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với sâu xanh bướm trắng hại trên rau cải xanh trong nhà lưới (nhân nuôi, đánh giá hiệu lực chế phẩm ở các mức nồng độ khác nhau với pha trứng, nhộng, sâu non, trưởng thành của sâu xanh bướm trắng)
  • Công việc 3.2.3. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với rệp hại trên cây rau họ đậu trong nhà lưới (nhân nuôi, đánh giá hiệu lực chế phẩm ở các mức nồng độ khác nhau với các tuổi của rệp)

3.3. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với một số loài sâu hại rau tại Hà Nội ngoài đồng ruộng

  • Công việc 3.3.1. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với sâu tơ hại trên rau bắp cải ngoài đồng ruộng
  • Công việc 3.3.2. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với sâu xanh bướm trắng hại trên rau cải xanh ngoài đồng ruộng

Phương pháp thực hiện giống công việc 3.3.1

  • Công việc 3.3.3. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được đối với rệp hại trên cây rau họ đậu ngoài đồng ruộng

Phương pháp thực hiện giống công việc 3.3.1

  • Công việc 3.3.4. Xây dựng qui trình sử dụng chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc tạo được cho cây rau

Nội dung 4: Nghiên cứu lựa chọn sử dụng một số thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ dịch hại trên rau

* Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sâu bệnh:

- Công việc 4.1. Đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm sinh học xử lý đất đến nhóm bệnh hại trong đất

  • 4.2. Nghiên cứu lựa chọn một số thuốc BVTV sinh học phục vụ sản xuất rau trên địa bàn Hà Nội
  • Công việc 4.2.1. Đánh giá hiệu quả một số thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học phòng trừ bệnh hại các bộ phận trên mặt đất của rau (bắp cải, cải xanh, rau họ đậu) tại Hà Nội
  • Công việc 4.2.2. Đánh giá hiệu quả của một số thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc phòng trừ sâu hại trên rau tại Hà Nội
  • Công việc 4.2.3. Đánh giá hiệu quả của một số thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học phòng trừ sâu hại trên rau tại Hà Nội

Nội dung 5: Mô hình thử nghiệm đồng bộ các biện pháp sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau (1 mô hình/nhóm rau) trên địa bàn Hà Nội

  • Công việc 5.1. Xây dựng qui trình quản lí đồng bộ các biện pháp sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau
  • Phân tích lựa chọn hộ nông dân để xây dựng mô hình thử nghiệm và địa điểm triển khai:
  • Xây dựng qui trình quản lí đồng bộ các biện pháp sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau:
  • Công việc 5.2. Xây dựng mô hình thử nghiệm đồng bộ các biện pháp sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau (1 mô hình/nhóm rau) trên địa bàn Hà Nội và đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình thử nghiệm
  • Xây dựng mô hình thử nghiệm đồng bộ các biện pháp sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau (1 mô hình/nhóm rau) trên địa bàn Hà Nội:

Nội dung 6: Đề xuất giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

Công việc 6.1. Đề xuất giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm; Vật liệu, Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác.

Mô hình thử nghiệm đồng bộ các biện pháp sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau  trên địa bàn Hà Nội

Chế phẩm thuốc BVTV tạo được

Dạng II: Báo cáo khoa học

Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài

Quy trình sản xuất và quy trình sử dụng 01 chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc sản xuất trong nước cho cây rau

Báo cáo hiện trạng và hiệu quả sử dụng thuốc BVTV sinh học cho rau trên địa bàn Hà Nội

Báo cáo giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

Các báo cáo kết quả thực hiện các công việc nghiên cứu

Hồ sơ 3 hội thảo:

+ Hội thảo lấy ý kiến về Thực trạng và hiệu quả sử dụng thuốc BVTV sinh học cho rau trên địa bàn Hà Nội 

+ Hội thảo về Qui trình sử dụng chế phẩm thuốc BVTV thảo mộc sản xuất trong nước cho rau trên địa bàn Hà Nội 

+ Hội thảo về Giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học cho rau an toàn trên địa bàn Hà Nội 

Dạng III: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

01 bài báo khoa học. Đăng trên các tạp chí quốc gia có uy tín. Nội dung có tính khoa học cao; thể hiện được một số nội dung và kết quả nghiên cứu cơ bản của đề tài.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng tại các vùng sản xuất rau tại Hà Nội và một số vùng sản xuất rau khác có cùng điều kiện tự nhiên. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong công tác quản lý, tuyên truyền, phổ biến việc sử dụng thuốc BVTV sinh học trong sản xuất rau. Đồng thời, có thể chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài cho các hợp tác xã, các hộ gia đình trồng rau trên địa bàn Hà Nội. Quy trình sản xuất thuốc BVTV thảo mộc có thể chuyển giao cho các doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất thuốc BVTV sinh học.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 2.900 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)