Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Chi nhánh Công ty TNHH MTV Đầu tư và PTNN Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Hoàn thiện quy trình nhân giống và phát triển giống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh trên địa bàn Hà Nội.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT04/P.03-2023-4

5

Tên tổ chức chủ trì: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Đầu tư và PTNN Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS Nguyễn Thị Thùy Linh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS Nguyễn Thị Chúc Hà Bs TY. Trần Thị Trang PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn ThS. Hoàng Anh Tuấn ThS. Nguyễn Thị Phương CN. Đặng Thanh Hồng – Nhân viên kế toán CN. Đình Thị Ngà CN. Nguyễn Duy Vụ ThS. Lê Thị Mai Loan ThS. Phan Thị Hạnh Ks. Nguyễn Thị Hương CN. Khuất Văn Long CN. Hồ Thị Cúc

9

Mục tiêu nghiên cứu:

a. Mục tiêu chung:

Góp phần phát triển giống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh, phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội.

b. Mục tiêu cụ thể:

 - Hoàn thiện được quy trình chọn lọc, nhân giống theo dòng đối với gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

 -  Hoàn thiện được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

 -  Xây dựng được 02 mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản và 04 mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Hoàn thiện quy trình chọn lọc, nhân giống theo dòng đối với dòng trống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh và dòng mái gà Mía có năng suất trứng cao.

Nội dung 2: Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

Nội dung 3: Chọn tạo đàn gà sản xuất tối thiểu 1000 mái sinh sản.

Nội dung 4: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản và nuôi thương phẩm 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Di truyền và nhân giống động vật nuôi

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Dự án góp phần tích cực trong việc thực hiện Quyết định số 1671/QĐ – TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã nêu: Nguồn gen là tài sản quốc gia, là tài nguyên sinh học để phát triển khoa học, kinh tế - xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh. Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen là trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Các hoạt động của Dự án khi triển khai sẽ góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn các nguồn gen gồm gà Mía, gà Mía có gen sinh trưởng nhanh, đây là nguồn nguyên liệu rất quan trọng để tiếp tục nghiên cứu tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất đáp ứng an ninh lương thực và thực phẩm trong chiến lược phòng thủ đất nước của Đảng và Nhà nước. Đồng thời cũng thực hiện duy trì đa dạng sinh học bền vững theo Công ư­ớc Đa dạng Sinh học (Convention on Biological Diversity) của FAO được phổ biến trên toàn thế giới từ năm 1980

13

Phương pháp nghiên cứu:

Nội dung 1: Hoàn thiện quy trình chọn lọc, nhân giống theo dòng đối với dòng trống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh và dòng mái gà Mía có năng suất trứng cao

Từ đàn hạt nhân của đề tài xuất xứ đang nuôi giữ tại Xí nghiệp, sẽ tiếp tục chọn lọc nhân giống theo dòng theo phương pháp chọn lọc theo gia đình và trong gia đình. Ngoài các chỉ tiêu về ngoại hình, khối lượng cơ thể còn thêm chỉ tiêu về năng suất trứng và khối lượng trứng. Trong đó, đối với dòng trống ưu tiên chỉ tiêu khối lượng cơ thể, dòng mái ưu tiên về chỉ tiêu năng suất trứng.

   Công việc 1.1. Hoàn thiện quy trình chọn lọc và nhân giống 01 dòng trống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

Phương pháp chọn lọc: Chọn lọc theo ngoại hình, kiểu gen và giá trị giống.

Các chỉ tiêu chọn lọc:

* Chỉ tiêu về ngoại hình

- Màu lông 01 ngày tuổi và trưởng thành

- Kiểu mào lúc trưởng thành

* Chỉ tiêu năng suất

Tiêu chuẩn phát huy bao gồm ( bắt buộc):

- Khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi

- Sản lượng trứng 38 tuần tuổi

- Khối lượng trứng 37 - 38 tuần tuổi

Tiêu chuẩn khống chế bao gồm (tham khảo):

- Khối lượng cơ thể lúc 140 ngày tuổi

- Khối lượng cơ thể lúc 266 ngày tuổi

* Chọn lọc gà con một ngày tuổi (Chọn lọc theo ngoại hình)

Gà con 1 ngày tuổi được chọn lọc theo các đặc điểm sau: Lông bóng mịn, mắt sáng, khối lượng sơ sinh lớn, chân bóng, cứng cáp, dáng đi vững vàng, nhanh nhẹn, màu lông chiếm tỷ lệ lớn trong quần thể. Loại những cá thể có khuyết tật về ngoại hình như khoèo chân, hở rốn, bụng phệ, vẹo mỏ, hậu môn dính phân, tầm vóc nhỏ, lông xoắn, màu sắc lông có tỷ lệ thấp. Loại những cá thể mặc dù đạt các tiêu chuẩn về ngoại hình nhưng lý lịch không rõ ràng. Những cá thể sau khi đã được chọn đạt các tiêu chuẩn về ngoại hình và khối lượng sẽ được bấm số và đeo cánh. Số cánh được bấm theo thứ tự của từng lô cho mỗi dòng.

* Chọn lọc giai đoạn gà con (56 ngày tuổi) ( Chọn lọc theo kiểu gen)

Chỉ tiêu chọn giống trong giai đoạn này chủ yếu là khối lượng cơ thể và có xem xét đến ngoại hình. Cân chọn mẫu 10% để tính giá trị bình quân về khối lượng cơ thể, sau đó cân từng cá thể để chọn. Trong khi cân, quan sát và đánh dấu chính xác từng khuyết tật về ngoại hình của từng cá thể.

- Chọn lọc gà mái

 Từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ hai, sẽ chọn tất cả những cá thể có khối lượng cơ thể lớn hơn khối lượng trung bình của lô nhằm cải tạo nhanh khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi.

- Chọn lọc gà trống

Chỉ chọn những cá thể có khối lượng cơ thể: . Khi chọn gà trống cũng cần đặc biệt chú ý tới yếu tố ngoại hình, cấu trúc thân.

Tất cả những cá thể gà trống và gà mái sau khi được chọn lọc sẽ được bấm số vào chân. Gà mái được bấm số vào chân trái còn gà trống được bấm số vào chân phải.

* Chọn lọc giống trong giai đoạn hậu bị (140 ngày tuổi)

Chỉ tiêu cơ bản để tiến hành chọn lọc trong giai đoạn này vẫn là khối lượng cơ thể và ngoại hình. Cân đo chính xác từng cá thể, dựa vào giá trị bình quân về khối lượng của lô để chọn từng cá thể.

* Theo dõi đánh giá năng suất trứng và khối lượng trứng trong 3 tháng đẻ

Thời gian theo dõi từ lúc bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên cho đến hết tuần tuổi 38. Ghi chép số trứng đẻ ra vào biểu theo dõi sản lượng trứng cá thể của từng cá thể, dựa theo số đeo chân hoặc đeo cánh của gà. Cân toàn bộ trứng của gà mái đẻ ra ở tuần tuổi 37 - 38 để xác định khối lượng trứng trung bình của từng cá thể. Chọn lọc bình ổn sản lượng trứng và khối lượng trứng nằm trong khoảng

*Chọn thực tế ghép gia đình đời tổ tiên (xuất phát từ 30 gia đình của đề tài xuất xứ)

Trên cơ sở danh sách chọn lọc lý thuyết, sẽ tiến hành chọn lọc thực tế và phúc tra danh sách từng gia đình. Xem xét kỹ các đặc điểm ngoại hình của từng cá thể và loại ngay những cá thể không đạt về tiêu chuẩn ngoại hình hoặc đang thay lông. Đồng thời đối với gà mái cần xem xét khoảng cách giữa xương háng và mỏm xương lưỡi hái. Chọn những cá thể có khoảng cách này phải rộng, bụng mềm, mào phát triển.

Trong quá trình chọn thực tế sẽ phúc tra lại số thứ tự đeo chân, cánh của từng cá thể gà trống và gà mái trong gia đình bằng biểu ghép gia đình mới.

Kể từ ngày chọn lọc thực tế ở khu ghép gia đình nếu không có vấn đề gì xảy ra thì sau 21 ngày (3 tuần) có thể thu trứng ấp thay thế.

* Chọn ghép gia đình từ thế hệ I trở đi

Kể từ thế hệ I trở đi đàn gà đã được theo dõi theo lý lịch của từng gia đình. Số lượng gà mái và gà trống có mặt cho tới lúc 266 ngày tuổi của từng gia đình phụ thuộc vào số gà con 1 ngày tuổi và tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn.

Từ thế hệ I trở đi đối với gà trống có thêm 2 chỉ tiêu để đánh giá là sản lượng trứng và khối lượng trứng. Hai chỉ tiêu này được xác định thông qua sản lượng trứng và khối lượng trứng trung bình của chị em gái trong cùng gia đình.

- Các số liệu để ghép gia đình

Sau khi chọn lọc lúc 56 ngày tuổi tiến hành ghi khối lượng cơ thể của từng cá thể được chọn vào biểu “Biểu theo dõi ghép gia đình”. Ghi theo từng lô và theo các gia đình, gà mái được ghi bằng bút màu xanh, gà trống được ghi bằng màu đỏ.

Kết thúc chọn giống vào lúc 140 ngày tuổi sẽ tiến hành ghi vào biểu theo dõi gia đình, khối lượng cơ thể lần 2 của những cá thể được chọn làm giống. Phương pháp ghi giống như ở giai đoạn 56 ngày tuổi.

Sau khi ghi xong vào biểu theo dõi gia đình thì chuyển các số liệu của những cá thể được chọn lúc 140 ngày tuổi sang biểu chọn gà mái thay thế, làm riêng trống và mái theo từng gia đình và trong mỗi gia đình ghi theo từng gà mái mẹ.

Đến 266 ngày tuổi, có thêm số liệu về khối lượng cơ thể, sản lượng trứng và khối lượng trứng của từng cá thể gà mái. Các số liệu này được tập hợp vào biểu mẫu chọn gà mái thay thế để lấy số liệu theo từng gia đình. Riêng sản lượng trứng và khối lượng trứng của gia đình gà trống, thì dựa vào biểu chọn gà mái thay thế của từng gia đình, ghi riêng gà trống và tra ngược lại với tập biểu chọn gà mái thay thế dành cho gà mái ta có thể xác định được chị em gái của gà trống đó và thông qua số liệu của chị em gái cùng bố, cùng mẹ ta có thể tính được sản lượng trứng và khối lượng trứng của gà trống đưa vào chọn ghép gia đình.

Trong quá trình tập hợp các số liệu vào biểu chọn gà mái thay thế sẽ đánh dấu chính xác các khuyết tật về ngoại hình của từng cá thể, nhất là khuyết tật lúc 266 ngày tuổi. Như vậy, kể từ thế hệ I trở đi đến 266 ngày tuổi các số liệu thu được cho mỗi cá thể theo từng gia đình bao gồm:

  • Khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi
  • Khối lượng cơ thể lúc 140 ngày tuổi
  • Khối lượng cơ thể lúc 266 ngày tuổi
  • Sản lượng trứng 3 tháng đẻ
  • Khối lượng trứng ở tuần tuổi 37 - 38
  • Số liệu về cảm nhiễm bệnh tật của từng gia đình (tham khảo)

Sau khi có đầy đủ các số liệu trên ta tiến hành xác định giá trị giống của từng cá thể

     Số gà 01 ngày tuổi đưa vào nuôi ban đầu dòng trống dự kiến là 450 con trống và 625 con mái, chọn lọc qua các giai đoạn: gà úm, hậu bị, giai đoạn sinh sản sẽ được 30 gia đình, mỗi một gia đình 1 trống sử dụng ngay (1 trống dự phòng). Vậy 30 gia đình sẽ là 60 trống và 270 mái cho thế hệ thứ nhất.

- Sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể có kiểu gen GG của gen GH  sinh trưởng nhanh đồng thời có ngoại hình đặc trưng và đồng nhất.

+ Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh, ở giai đoạn 8 tuần tuổi (86 trống và 387 mái) để đánh giá đa hình gen INS và gen GH và mối liên hệ với tính trạng tăng khối lượng của gà Mía sử dụng kỹ thuật PCR- RFLP.

+ Tách chiết AND: Sử dụng phương pháp tách chiết Phenol.

  - Chọn lọc dựa theo giá trị giống đối với thế hệ 3 và thế hệ 4:

Chọn lọc dựa theo giá trị giống ước tính bằng phương pháp BLUP với các bước như sau:

+ Sử dụng phần mềm SAS 9.4 đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị kiểu hình của tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đối với gà Mía dòng trống. Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi:

Yijk = µ + Si + eijk

Trong đó: Yij: khối lượng cơ thể; µ: Trung bình quần thể; Si: Ảnh hưởng của tính biệt (2 tính biệt: trống, mái); eij: Sai số ngẫu nhiên.

+ Căn cứ hệ phổ (bố mẹ), dữ liệu theo dõi khối lượng cơ thể ở các thời
điểm 8 và 20 tuần tuổi đối với gà Mía dòng trống, lập file hệ phổ và file dữ liệu.

Sử dụng phần mềm MTDFREML để ước tính hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền và tương quan kiểu hình đối với tính trạng khối lượng cơ thể ở các thời điểm 8 và 20 tuần tuổi đối với gà Mía dòng trống.

+ Trên cơ sở các yếu tố cố định, tham số di truyền ước tính được, ước tính giá trị giống bằng phương pháp BLUP đối với tính trạng khối lượng cơ thể lúc 8 của từng cá thể đối với gà Mía dòng trống bằng phần mềm MTDFREML.

Công việc 1.2. Hoàn thiện quy trình chọn lọc và nhân giống 01 dòng mái gà Mía có năng suất trứng cao.

Để duy trì và phát triển các giống gà Mía trong dự án này, cần tiến hành chọn lọc 2 dòng gà song song. Đó là chọn lọc nhân giống 01 dòng trống có gen sinh trưởng nhanh và chọn lọc nhân giống 01 dòng mái có khả năng sinh sản tốt.

Phương pháp chọn lọc dòng mái: ngoại hình, chọn lọc theo gia đình theo các chỉ tiêu sau:

1. Chỉ tiêu về ngoại hình

- Màu lông 01 ngày tuổi và trưởng thành

- Kiểu mào lúc trưởng thành

2. Chỉ tiêu năng suất

Tiêu chuẩn phát huy bao gồm (quan trọng):

- Sản lượng trứng 3 tháng đẻ

- Khối lượng trứng ở tuần tuổi 37-38

Tiêu chuẩn khống chế bao gồm (tham khảo):

- Khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi

- Khối lượng cơ thể lúc 140 ngày tuổi

- Khối lượng cơ thể lúc 266 ngày tuổi

   Đối với dòng mái: các phương pháp thực hiện tương tự dòng trống và tổng số lượng gà  01 ngày tuổi  đưa vào nuôi ban đầu là 260 con trống và 540 con mái, để làm nguyên liệu chọn lọc tạo ra dòng mái.

Dựa vào  kết quả theo dõi sản lượng trứng của từng cá thể ở 38 tuần tuổi sẽ chọn lọc số cá thể có khối lượng cơ thể trung bình, nhưng có sản lượng trứng tốt nhất theo giá trị giống ước tính để  xây dựng 30 gia đình gà.

Công việc 1.3. Xây dựng tài liệu quy trình chọn lọc, nhân giống dòng trống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh và dòng mái gà Mía có năng suất trứng cao.

Từ kết quả nghiên cứu của công việc 1.1, 1.2 (kết quả theo dõi và chọn lọc đàn hạt nhân thế hệ 1 đến 38 tuần tuổi) và kế thừa các quy trình, kỹ thuật đã công bố, áp dụng trước đây để xây dựng thành quy trình hoàn thiện.

- Công việc 1.4: Theo dõi đàn gà hạt nhân dòng trống có có gen sinh trưởng nhanh đến 68 tuần tuổi qua 2 thế hệ

Để kiểm chứng quy trình và khẳng định chất lượng của đàn hạt nhân dòng trống, Dự án sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá đàn hạt nhân dòng trống thế hệ 1 đến 68 tuần tuổi. Đồng thời, tiếp tục chọn lọc đàn hạt nhân dòng trống thế hệ 2 theo phương pháp tương tự ở công việc 1.1 và theo dõi, đánh giá đàn hạt nhân dòng trống thế hệ 2 đến 68 tuần tuổi.

- Công việc 1.5: Theo dõi đàn gà hạt nhân dòng mái có năng suất trứng cao đến 68 tuần tuổi qua 2 thế hệ

Để kiểm chứng quy trình và khẳng định chất lượng của đàn hạt nhân, Dự án sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá đàn hạt nhân dòng mái thế hệ 1 đến 68 tuần tuổi. Đồng thời, tiếp tục chọn lọc đàn hạt nhân dòng trống thế hệ 2 theo phương pháp tương tự ở công việc 1.2 và theo dõi, đánh giá đàn hạt nhân dòng mái thế hệ 2 đến 68 tuần tuổi.

Kết quả của nội dung 1:  Báo cáo kết quả công việc 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5; 01 quy trình chọn lọc, nhân giống dòng trống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh và dòng mái gà Mía có năng suất trứng cao và đàn gà Mía hạt nhân tối thiểu 200 mái sinh sản mỗi dòng.

Nội dung 2: Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

2.1. Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà Mía sinh sản

Dự án sẽ áp dụng các công nghệ đối với gà Mía có gen sinh trưởng nhanh nuôi sinh sản như sau: Nuôi trên lồng trong chuồng kín có hệ thống làm mát, thụ tinh nhân tạo với tỷ lệ ghép 1 trống/15 mái.

 Công việc 2.1.1: Xác định mức ăn phù hợp cho gà trống Mía trong giai đoạn khai thác tinh.

Thí nghiệm được bố trí phân lô so sánh

  • Với kích thước lồng (D x R x C): 33 cm x 40 cm x 50 cm.
  • Tổng số gà thí nghiệm: 450 con trống giai đoạn sinh sản (50 con x 3 lô x 3 lần lặp lại = 450 con)
  • Địa điểm nuôi thí nghiệm: Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm.

Công việc 2.1.3. Xác định cường độ chiếu sáng thích hợp cho gà mái Mía sinh sản trong chuồng kín.

  •  Thí nghiệm được bố trí phân lô so sánh để xác định cường độ chiếu sáng thích hợp cho gà mái Mía sinh sản nhằm tăng năng xuất trứng.
  •  Tổng gà thí nghiệm: 450 con gà mái sinh sản (50 con/ lô x 3 lô x 3 lần lặp lại = 450 con)
  •  Địa chỉ nuôi thí nghiệm: Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm

2.2. Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà Mía thương phẩm.

Công việc 2.2. Xác định mức Protein thô (CP) phù hợp cho gà thương phẩm cho 3 giai đoạn: gà con (1-4 tuần tuổi); gà dò (5-12 tuần tuổi) và vỗ béo (13 tuần tuổi đến xuất chuồng)

Đàn gà được bố trí thí nghiệm theo phương pháp phân lô so sánh ngẫu nhiên hoàn toàn 1 nhân tố. Giữa các lô có sự đồng đều về tuổi, nguồn gốc, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và thú y phòng bệnh.

- Tổng gà thí nghiệm: 900 con gà (100 con/ lô x 3 lô x 3 lần lặp lại = 900 con)

  - Yếu tố thí nghiệm là mức CP trong khẩu phần. Gà được bố trí đưa vào theo dõi thí nghiệm từ 1-16 tuần tuổi.

- Địa chỉ nuôi thí nghiệm: Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm

2.3  Xây dựng tài liệu quy trình chăn nuôi gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

Từ các kết quả thực hiện các công việc của nội dung 2, kết hợp với việc kế thừa các quy trình, kỹ thuật chăn nuôi gà Mía đã được công bố, áp dụng trước đây để xây dựng thành quy trình hoàn thiện.

Kết quả phải đạt của nội dung 2 là: Báo cáo công việc 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.2, 2.3; quy trình chăn nuôi gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

Nội dung 3: Chọn tạo đàn gà sản xuất tối thiểu 1000 mái sinh sản.

Sử dụng gà giống của đàn hạt nhân dòng trống và mái được chọn lọc thế hệ 1 (ấp từ trứng của gà đẻ ở thời điểm 37 - 38 tuần tuổi). Gà trống lấy từ đàn hạt nhân dòng trống và gà mái lấy từ đàn hạt nhân dòng mái.

Dự án xây dựng đàn sản xuất với tổng số 80 con trống của dòng trống và 1.120 con mái của dòng mái ban đầu, qua giai đoạn úm, hậu bị lúc 20 tuần tuổi, chọn lọc được 67 con trống và 1000 con mái để cho sinh sản với tỉ lệ ghép 1 trống - 15 mái (5% trống dự phòng).

Kết quả nội dung 3: Báo cáo kết quả nội dung 3; Đàn gà sản xuất tối thiểu 1000 mái sinh sản.

Nội dung 4: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản và nuôi thương phẩm 

  • Đào to, tp hun:

- Đào tạo 10 kỹ thuật viên: Phối hợp cùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

  •  02 lớp: 25 người/ lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà Mía sinh sản và thương phẩm có gen sinh trưởng nhanh cho 4 huyện Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ.

Công việc 4.1:  Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản.

     Sử dụng gà giống của đàn hạt nhân được chọn lọc ở thế hệ 1 (ấp từ trứng của gà đẻ ở thời điểm 37 - 38 tuần tuổi). Trống lấy từ đàn hạt nhân dòng trống và mái lấy từ đàn hạt nhân dòng mái.

     Điều kiện chọn hộ xây dựng mô hình: Vận dụng QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (quy định chung, quy định về kỹ thuật, quy định về quản lý); có điều kiện chuồng trại, cơ sở vật chất, vốn đảm bảo và kinh nghiệm chăn nuôi gà.

- Địa điểm thực hiện mô hình:

1. Một điểm mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản quy mô 500 mái tại Xí nghiệp Chăn nuôi gia cầm có địa chỉ tại thôn La Gián, xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội

2. Một điểm mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản quy mô 500 mái tại Hộ: Ông Nguyễn Huy Ba ở Thôn Đông Sàng, Xã Đường Lâm, TX Sơn Tây, Hà Nội.

- Dự án hỗ trợ một phần kính phí cho mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản nuôi đến giai đoạn 68 tuần tuổi.

- Đơn vị chủ trì sẽ thu mua toàn bộ số trứng giống của các mô hình để sản xuất và tiêu thụ giống gà Mía thương phẩm.

Công việc 4.2: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm.

Sử dụng gà giống của Đàn sản xuất

- Địa điểm thực hiện 4 điểm mô hình: Dự án bố trí mô hình chăn nuôi tại 4 huyện nhằm đánh giá khả năng thích nghi, khả năng sinh trưởng cũng như giới thiệu sâu rộng về giống gà Mía đặc biệt quý này tại các địa phương điều kiện phù hợp để phát triển chăn nuôi.

1. Một điểm mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm 1.500 con tại Hộ: Ông Hà Văn Cường, địa chỉ: Thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

 2. Một điểm mô hình tại chăn nuôi gà Mía thương phẩm 1.500 con tại Hộ: Phan Văn Vinh, địa chỉ: Thôn Việt Long, xã Tản Lĩnh,  huyện Ba Vì, Hà Nội.

3. Một điểm mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm 1.500 con tại Hộ: Ông Hà Văn Hợp, địa chỉ: Thôn Bạch Thạch, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

4. Một điểm mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm 1.500 con, tại Hộ: Nguyễn Phú Tường, địa chỉ: Thôn Lương Sơn, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Kết quả của nội dung 4: Hồ sơ đào tạo, tập huấn; 2 mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản, 4 mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm và 2 báo cáo kết quả công việc 4.1, 4.2.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

  • Quy trình chọn lọc, nhân giống dòng trống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh và dòng mái gà Mía có năng suất trứng cao.

Quy trình chăn nuôi gà Mía có gen sinh trưởng nhanh.

Quy trình chăn nuôi gà Mía sinh sản

Quy trình chăn nuôi gà Mía thương phẩm

Đàn gà Mía hạt nhân tối thiểu 200 mái sinh sản

Đàn gà sản xuất tối thiểu 1.000 mái sinh sản

02 Mô hình chăn nuôi gà Mía sinh sản, quy mô 500 mái/mô hình

04 Mô hình chăn nuôi gà Mía thương phẩm, quy mô 1.500 mái/mô hình

Đào tạo 10 kỹ thuật viên, tập huấn 02 lớp cho 50 lượt người nông dân

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án

Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án

Các báo cáo kết quả thực hiện các công việc

    Hồ sơ đào tạo, tập huấn

    USB lưu: Thuyết minh, báo cáo, các quy trình và các hình ảnh của dự án...

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Sau khi dự án kết thúc, phương án triển khai của Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm là tiếp tục nuôi giữ và sản xuất giống gà Mía có gen sinh trưởng nhanh cung cấp cho nhu cầu của người chăn nuôi ở Hà Nội và cho các tỉnh thành khác. Đồng thời chuyển giao công nghệ đến các cơ sở doanh nghiệp và các tư nhân có nhu cầu sản xuất và nuôi gà Mía có gen sinh trưởng nhanh. Sau khi hoàn thiện quy trình chọn lọc, nhân giống theo dòng gà và quy trình chăn nuôi gà Mía gen sinh trưởng nhanh có thể sẽ được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi gà Mía trên địa bàn Hà Nội nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung. Đồng thời, thông qua quảng cáo, tiếp thị sản phẩm gà Mía gen sinh trưởng nhanh, lượng khách mua con giống sẽ ngày càng nhiều lên, do vậy quy mô sản xuất sẽ được tăng lên phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường

16

Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ 11/2023 đến 04/2026)

17

Kinh phí được phê duyệt: 6.168 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1.850 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 4.318 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)