14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi lợn nái ngoại trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT04/04-2023-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Công ty Cổ phần Giống vật nuôi Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Nguyễn Thị Thu Hương
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Cao đẳng chăn nuôi thú y Nguyễn Thị Phượng Bác sỹ thú y Nguyễn Thị Thu Hương Thạc sỹ chăn nuôi Nguyễn Thị Quỳnh Anh PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc ThS. Bùi Thị Hồng TS. Trần Việt Phương Kỹ sư Nguyễn Đức Sang Cử nhân kế toán Nguyễn Trung Thị Ngọc Chi Cử nhân quản trị kinh doanh Lê Minh Đức Cao đẳng chăn nuôi thú y Lê Xuân Tứ Kỹ sư chăn nuôi thú y Nguyễn Trường Lâm Cao đẳng chăn nuôi thú y Trung Thị Hương Cao đẳng chăn nuôi thú y Nguyễn Văn Hoành Cao đẳng chăn nuôi thú y Vương Thị Hải Yến |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Đề xuất được một số giải pháp phù hợp, nhằm giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái ngoại trên địa bàn Hà Nội. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng được một số công thức sản xuất thức ăn hỗn hợp tối ưu cho lợn nái ngoại. - Đánh giá được hiệu quả bổ sung một số chế phẩm vào thức ăn, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất cho lợn nái ngoại. - Xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn nái ngoại với phương pháp quản lý, chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn phù hợp. - Xây dựng được 02 mô hình chăn nuôi lợn sinh sản đạt hiệu quả kinh tế cao. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu khẩu phần ăn tối ưu nhằm giảm chi phí thức ăn cho lợn nái sinh sản theo hướng giảm protein và sử dụng thóc thay thế cho các nguyên liệu giàu năng lượng trong khẩu phần Nội dung 2: Nghiên cứu xác định mức ăn thích hợp cho lợn nái mang thai và hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm enzyme và probiotic vào khẩu phần trong chăn nuôi lợn nái nuôi con Nội dung 3: Xây dựng quy trình chăn nuôi lợn nái ngoại Nội dung 4: Xây dựng 02 mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Nuôi dưỡng động vật nuôi |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu truyền thống sẵn có nội địa. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 1: Nghiên cứu khẩu phần ăn tối ưu nhằm giảm chi phí thức ăn cho lợn nái sinh sản theo hướng giảm protein và sử dụng thóc thay thế cho các nguyên liệu giàu năng lượng trong khẩu phần Công việc 1.1: Nghiên cứu khẩu phần ăn tối ưu cho lợn nái giai đoạn mang thai. a) Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm: Dự kiến thời gian thí nghiệm: 5 tháng Thí nghiệm được triển khai tại Trại lợn giống Sơn Đồng, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và trại lợn giống Thanh Hưng, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội thuộc Công ty CP Giống vật nuôi Hà Nội. b) Bố trí thí nghiệm: Đối tượng nghiên cứu là lợn nái sinh sản từ lứa đẻ thứ 2 đến lứa 4 được chia thành 3 nhóm: * Nhóm I: Lợn được ăn với khẩu phần không có thóc với tỷ lệ protein 14%, 13,5%, 13% và bố trí thành 3 lô, mỗi lô 10 nái có số lứa đẻ tương đương - Lô 1: Lợn được ăn khẩu phần có mức protein là 14% (là mức protein trong khẩu phần thức ăn cho lợn nái mang thai hiện đang áp dụng ở công ty và không có thóc, nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám mì, cám gạo). - Lô 2: Lợn được ăn khẩu phần có mức protein là 13,5% (giảm 0,5%) và không có thóc, nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám gạo. - Lô 3: Lợn được ăn khẩu phần có mức protein là 13% (giảm 1%) và không có thóc, nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám mì, cám gạo. * Nhóm II: Lợn được ăn với khẩu phần thay thế ngô bằng có thóc 30% với tỷ lệ protein 14%, 13,5% và 13%. Lợn nái được bố trí thành 3 lô, mỗi lô 10 nái có số lứa đẻ tương đương - Lô 4: lợn được ăn khẩu phần có mức protein là 14% (là mức protein trong khẩu phần thức ăn cho lợn nái mang thai hiện đang áp dụng ở công ty) và thay thế ngô bằng thóc theo tỷ lệ 30% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME), nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám mì, cám gạo. - Lô 5: lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 13,5% (giảm 0,5%) và thay thế ngô bằng thóc theo tỷ lệ 30% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME), nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám mì, cám gạo. - Lô 6: lợn được ăn khẩu phần có mức protein là 13% (giảm 1%) và thay thế ngô bằng thóc theo tỷ lệ 30% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME), nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám mì, cám gạo. * Nhóm III: Lợn được ăn với khẩu phần thay thế ngô bằng có thóc 50% với tỷ lệ protein 14%, 13,5% và 13%. Lợn nái được bố trí thành 3 lô, mỗi lô 10 nái có số lứa đẻ tương đương. - Lô 7: lợn được ăn khẩu phần có mức protein là 14% (là mức protein trong khẩu phần thức ăn cho lợn nái mang thai hiện đang áp dụng ở công ty) và thay thế ngô bằng thóc theo tỷ lệ 50% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME), nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám mì, cám gạo. - Lô 8: lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 13,5% (giảm 0,5%) và thay thế ngô bằng thóc theo tỷ lệ 50% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME), nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám gạo. - Lô 9: lợn được ăn khẩu phần có mức protein là 13% (giảm 1%) và thay thế ngô bằng thóc theo tỷ lệ 50% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME), nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám gạo. c) Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định: - Tỷ lệ lợn nái có chửa = Lợn nái phối giống có chửa x 100/Tổng số lợn nái được phối giống. - Tiêu tốn thức ăn bình quân/nái giai đoạn mang thai được xác định bằng tổng lượng thức ăn tiêu thụ từ lúc có chửa đến lúc đẻ. - Thể trạng lợn nái chửa được xác định bằng cách đo độ dày mỡ lưng tại 2 thời điểm trước phối giống 7 ngày và trước khi đẻ 7 ngày bằng máy đo. * Đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái mang thai được được phân tích các chỉ tiêu như: Vật chất khô, protein thô, chất béo thô, xơ thô, NDF, ADF, khoáng tổng số, Ca, phốt pho và axit amin (dự kiến phân tích 09 mẫu). Công việc 1.2: Nghiên cứu khẩu phần ăn tối ưu cho lợn nái giai đoạn nuôi con. a) Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm: Dự kiến thời gian thí nghiệm: 1 tháng Thí nghiệm được triển khai tại Trại lợn giống Sơn Đồng, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và trại lợn giống Thanh Hưng, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội thuộc Công ty CP Giống vật nuôi Hà Nội. b) Bố trí thí nghiệm: Đối tượng nghiên cứu là lợn nái sinh sản từ lứa đẻ thứ 2 đến lứa 4 được chia thành 3 nhóm. * Nhóm I: Lợn nái nuôi con được ăn với khẩu phần không có thóc với tỷ lệ protein 17,5%, 17,0%, 16,5% và bố trí thành 3 lô, mỗi lô 10 nái có số lứa đẻ tương đương - Lô 1: Lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 17,5%, là mức protein trong khẩu phần thức ăn cho lợn nái nuôi con hiện đang áp dụng ở công ty và không có thóc, nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám gạo. - Lô 2: Lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 17% (giảm 0,5%) và không có thóc, nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám gạo. - Lô 3: Lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 16,5% (giảm 1%) và không có thóc. * Nhóm II: Lợn nái nuôi con được ăn với khẩu phần có thóc thay thế ngô 30% với tỷ lệ protein 17,5%, 17,0%, 16,5% và bố trí thành 3 lô, mỗi lô 10 nái có số lứa đẻ tương đương - Lô 4: lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 17,5% và trong đó ngô được thay thế bằng thóc theo tỷ lệ 30% (tính theo giá trị ME), nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu là ngô và một phần cám gạo. - Lô 5: lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 17% (giảm 0,5%) và trong đó ngô được thay thế bằng thóc theo tỷ lệ 30% (tính theo giá trị ME). - Lô 6: lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 16,5% (giảm 1%) và trong đó ngô được thay thế bằng thóc theo tỷ lệ 30% (tính theo giá trị ME).
* Nhóm III: Lợn được ăn với khẩu phần thay thế ngô bằng có thóc 50% với tỷ lệ protein 17,5%, 17,0% và 16,5%. Lợn nái được bố trí thành 3 lô, mỗi lô 10 nái có số lứa đẻ tương đương. - Lô 7: lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 17,5% và trong đó ngô được thay thế bằng thóc theo tỷ lệ 50% (tính theo giá trị ME). - Lô 8: lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 17% (giảm 0,5%) và trong đó ngô được thay thế bằng thóc theo tỷ lệ 50% (tính theo giá trị ME). - Lô 9: lợn được ăn khẩu phần có mức protein khẩu phần là 16,5% (giảm 1%) và trong đó ngô được thay thế bằng thóc theo tỷ lệ 50% (tính theo giá trị ME).
Mức ăn của lợn nái nuôi con thí nghiệm áp dụng theo Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học của Công ty Cổ phần Giống vật nuôi Hà Nội. Cho lợn mẹ ăn tăng dần lượng ăn theo khả năng và sức ăn vào của lợn mẹ, nhưng phải phù hợp với định lượng theo nguyên tắc sau: Tăng dần lượng thức ăn cho lợn mẹ trong tuần đầu tiên theo mức mỗi ngày tăng thêm 1 kg, và đến ngày thứ 4 tăng đến 4 kg. Từ ngày thứ 5 trở đi cần cung cấp cho lợn nái lượng thức ăn theo phương thức sau :
c) Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định: - Số lợn sơ sinh còn sống/ổ = Số lợn con sơ sinh còn sống sau 24h/ Tổng số lợn sơ sinh. - Khối lượng con sơ sinh/ổ = Tổng khối lượng lợn con sơ sinh còn sống/ổ đẻ - Số con lợn con cai sữa/ổ = Số lợn con cai sữa tại thời điểm 28 ngày - Khối lượng con cai sữa/ổ = Tổng khối lượng lợn con cai sữa tại thời điểm 28 ngày của một nái nuôi con - Thể trạng lợn nái xác định bằng cách đo độ dày mỡ lưng bằng máy đo độ dầy mỡ lưng. - Tiêu tốn thức ăn bình quân/nái = Tổng khối lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn nái nuôi con/tổng số nái nuôi con - Chi phí thức ăn/ nái nuôi con đến cai sữa = Tổng chi phí thức ăn giai đoạn nái nuôi con * Đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con được được phân tích các chỉ tiêu như: Vật chất khô, protein thô, chất béo thô, xơ thô, NDF, ADF, khoáng tổng số, Ca, phốt pho và axit amin (dự kiến phân tích 09 mẫu). 2. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 2: Nghiên cứu xác định mức ăn thích hợp cho lợn nái mang thai và hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm enzyme và probiotic vào khẩu phần trong chăn nuôi lợn nái nuôi con
Công việc 2.1: Nghiên cứu xác định mức ăn thích hợp cho lợn nái giai đoạn mang thai: a) Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm: Dự kiến thời gian thí nghiệm: 5 tháng Thí nghiệm được triển khai tại Trại lợn giống Sơn Đồng, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và trại lợn giống Thanh Hưng, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội thuộc Công ty CP Giống vật nuôi Hà Nội. b) Bố trí thí nghiệm: Đối tượng nghiên cứu là lợn nái có chửa với số lứa đẻ tương đương được chia thành 4 nhóm. - Lô 1 (lô đối chứng): Lợn có mức ăn theo quy trình cho lợn nái mang thai đang áp dụng tại Công ty CP Giống vật nuôi Hà Nội. - Lô 2: Lợn có mức ăn giảm 5% so với lô 1 - Lô 3: Lợn có mức ăn giảm 7,5% so với lô 1 - Lô 4: Lợn có mức ăn giảm 10% so với lô 1
Khẩu phần cơ sở thích hợp áp dụng trong thí nghiệm này là kết quả từ Công việc 1.1 của Nội dung 1. c) Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định: - Tỷ lệ lợn nái có chửa = Lợn nái phối giống có chửa x 100/Tổng số lợn nái được phối giống. - Tiêu tốn thức ăn bình quân/nái giai đoạn mang thai được xác định bằng tổng lượng thức ăn tiêu thụ từ lúc có chửa đến lúc đẻ. - Thể trạng lợn nái chửa được xác định bằng cách đo độ dày mỡ lưng tại 2 thời điểm trước phối giống 7 ngày và trước khi đẻ 7 ngày.
Công việc 2.2: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm enzyme và probiotic vào khẩu phần cho lợn nái giai đoạn nuôi con a) Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm: Dự kiến thời gian thí nghiệm: 1 tháng Thí nghiệm được triển khai tại Trại lợn giống Sơn Đồng, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và trại lợn giống Thanh Hưng, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội thuộc Công ty CP Giống vật nuôi Hà Nội. b) Bố trí thí nghiệm: Đối tượng nghiên cứu là lợn nái nuôi con với số lứa đẻ tương đương được chia thành 4 lô. Chế phẩm probiotic sử dụng là PigMax VBCF và Lactozyme với 3 tỷ lệ 1kg, 1,5 và 2 kg/1 tấn thức ăn.
c) Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định: - Số lợn sơ sinh còn sống/ổ = Số lợn con sơ sinh còn sống sau 24h/ Tổng số lợn sơ sinh. - Khối lượng con sơ sinh/ổ = Tổng khối lượng lợn con sơ sinh còn sống/ổ đẻ - Số con lợn con cai sữa/ổ = Số lợn con cai sữa tại thời điểm 28 ngày - Khối lượng con cai sữa/ổ = Tổng khối lượng lợn con cai sữa tại thời điểm 28 ngày của một nái nuôi con - Thể trạng lợn nái xác định bằng cách đo độ dày mỡ lưng bằng máy đo độ dầy mỡ lưng. - Tiêu tốn thức ăn bình quân/nái = Tổng khối lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn nái nuôi con/tổng số nái nuôi con - Chi phí thức ăn/ nái nuôi con đến cai sữa = Tổng chi phí thức ăn giai đoạn nái nuôi con - Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con = tổng số lợn con bị tiêu chảy/tổng số lợn con 3. Phương pháp thực hiện nội dung 3: Xây dựng quy trình chăn nuôi lợn nái ngoại Từ các kết quả của nội dung 1, 2 và 3 và tham khảo các tài liệu liên quan, quy trình sẽ được xây dựng với các nội dung sau:
4. Phương pháp thực hiện nội dung 4: Xây dựng 02 mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản a) Bố trí mô hình: 02 mô hình, mỗi mô hình sẽ triển khai tại 1 trại chăn nuôi trên 60 lợn nái bắt đầu từ khi mang thai đến khi cai sữa, áp dụng quy trình chăn nuôi lợn nái của đề tài. Số trại tham gia mô hình là 2 trại tại 2 huyện, tổng số lợn nái ở 02 mô hình là 120 con. b) Thời gian theo dõi: 142 ngày. c) Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định: Các chỉ tiêu nghiên cứu trên đàn nái có chửa và nái nuôi con tương tự Nội dung 1 và 2. * Phương pháp phân tích mẫu thức ăn Mẫu thức ăn (18 mẫu nguyên liệu và khẩu phần) sẽ được phân tích các chỉ tiêu như vật chất khô, protein thô, xơ thô, chất béo thô, NDF, ADF, axit amin, Canxi và Photpho. Vật chất khô (4326-2001), protein thô (4328 - 2007), chất béo thô (4331-1986), xơ thô (4329-2007), Photpho (1525-01), Canxi (1526-07) được phân tích theo các phương pháp của TCVN. Chỉ tiêu NDF và ADF sẽ được phân tích theo phương pháp của Van Soet và cs. (1980). Các axit amin được phân tích theo phương pháp Amino Quant (1990) trên máy sắc ký lỏng cao áp. * Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu thí nghiệm được xử lý bằng Excel và phần mềm thống kê Minitab 16.0 (2010). |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu, Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác. Mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản Dạng II : Báo cáo khoa học Công thức sản xuất thức ăn hỗn hợp tối ưu cho lợn nái ngoại giai đoạn mang thai Công thức sản xuất thức ăn hỗn hợp tối ưu cho lợn nái ngoại giai đoạn nuôi con Báo cáo kết quả đánh giá, lựa chọn một số chế phẩm để bổ sung vào thức ăn, nhằm giảm chi phí thức ăn và tăng năng suất cho lợn nái ngoại. Quy trình chăn nuôi lợn nái ngoại Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt) Các báo cáo kết quả thực hiện các công việc nghiên cứu Hồ sơ các hội thảo File hồ sơ đề tài Dạng III: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác 01 Bài báo khoa học về các kết quả nghiên cứu của đề tài |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Các cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại trên địa bàn Hà Nội - Trại lợn giống Thanh Hưng, Trại lợn giống Sơn Đồng thuộc Công ty CP Giống vật nuôi Hà Nội, HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ, HTX Hoàng Long, Xi nghiệp Nông lâm nghiệp Sông Đà, Xí nghiệp chè Lương Mỹ, Xí nghiệp dứa Suối Hai … - Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội |
16 |
Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 4.658 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 2.500 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 2.158 triệu đồng
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|