14/2014/TT-BKHCN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT04/06-2023-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Tạ Hồng Lĩnh
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS. Trần Thị Hương TS. Nguyễn Nam Giang TS. Ngô Thị Hạnh TS. Vũ Việt Hưng ThS. Phạm Thị Hạnh Thơ TS. Nguyễn Duy Phương TS. Phạm Thị Thu Hà ThS. Nguyễn Tiến Đà CN. Nguyễn Thu Hương KS. Nguyễn Thị Thảo KS. Nguyễn Thị Hiền ThS. Nguyễn Viết Hiệp ThS. Đinh Đức Mạnh ThS. Phạm Lê Hà |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Đánh giá được thực trạng và đề xuất được giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội Mục tiêu cụ thể: 1. Đánh giá được thực trạng phát triển các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội; phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong định hướng, quy hoạch; cơ chế, chính sách; hiện trạng tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ… 2. Xây dựng được tiêu chí xác định các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với 2 chuỗi ngành rau và cây ăn quả phù hợp với thành phố Hà Nội 3. Đề xuất được một số vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung ưu tiên đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Đề xuất được các giải pháp phát triển ổn định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung, tổng kết một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung, phù hợp với quy hoạch của thành phố Hà Nội Nội dung 3: Đánh giá thực trạng phát triển các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp phát triển ổn định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp khác |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: Kết quả của đề tài giúp xây dựng các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung, tiến tới loại bỏ dần các hệ thống sản xuất nhỏ lẻ, phân tán gây khó khăn cho công tác hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng kém hiệu quả, lãng phí đang cản trở công tác giám sát và cấp chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu và ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Đề tài thành công sẽ góp phần thu hút nguồn lao động địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn; từng bước cải thiện điều kiện kinh tế cho nông hộ thông qua việc mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hình thành từ cây rau và các loại cây ăn quả. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung, tổng kết một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội - Đề tài áp dụng phương pháp tổng quan tài liệu về cơ sở lý luận theo hệ thống nội dung từ các khái niệm, vai trò, tới nội dung xây dựng các tiêu chí, nội dung xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất rau, quả tập trung. - Thu thập và hệ thống hóa các văn bản chính sách, Luật Quy hoạch, thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các văn bản chỉ đạo của các địa phương, kinh nghiệm của các địa phương trong xây dựng vùng sản xuất rau, quả tập trung - Thu thập và hệ thống hóa các kinh nghiệm trong và ngoài nước về xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, xây dựng bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung, phù hợp với quy hoạch của thành phố Hà Nội - Phương pháp tổng hợp tài liệu: Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp các tài liệu thứ cấp, các văn bản chính sách, quy định, quyết định của các nước trên thế giới và một số địa phương để xây dựng các tiêu chí xác định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung - Phương pháp chuyên gia: Đề tài sẽ tổ chức 03 hội thảo, với sự tham dự của chuyên gia các cấp, các đơn vị quản lý quận/huyện/Sở/ngành, đơn vị nghiên cứu, Hội nông dân, Hội làm vườn, HTX ... để trao đổi về xây dựng 02 bộ tiêu chí (01 bộ tiêu chí xác định vùng rau tập trung; 01 bộ tiêu chí xác định vùng cây ăn quả tập trung) đồng thời đánh giá, góp ý hoàn thiện phương pháp đánh giá và đề xuất xác định các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung, phù hợp với quy hoạch của thành phố Hà Nội. Nội dung 3: Đánh giá thực trạng phát triển các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội - Phương pháp chuyên gia: Sau khi đã có các tiêu chí về vùng sản xuất rau tập trung cho thành phố Hà Nội đề tài sẽ sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua việc tổ chức 01 cuộc hội thảo, trao đổi các cấp về các vấn đề liên quan tới phát triển vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội với các nội dung liên quan đến thực trạng bố trí diện tích, tình hình phát triển một số loại rau, cây ăn quả đặc thù (OCOP); thực trạng sản xuất theo tiêu chuẩn (VietGAP, an toàn, hữu cơ…), các chính sách phát triển và sản xuất tiêu thụ theo chuỗi. Thông tin chi tiết Hội thảo: Thông qua hội thảo, đề tài cũng tiến hành tham vấn áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) để phân tích hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vùng sản xuất rau tích tụ đất đai, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số và các quy trình canh tác tiên tiến trong trồng trọt; các định hướng, mô hình phát triển và giải pháp thúc đẩy. - Điều tra khảo sát bổ sung: Điều tra khảo sát bổ sung tại một số vùng sản xuất rau, cây ăn quả chuyên canh tập trung theo Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội, kết quả rà soát theo Báo cáo số 1353/TTBVTV-TT ngày 11/11/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội về việc báo cáo kết quả phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung giai đoạn 2016-2020 và đề xuất cơ cấu lại các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa trong sản xuất trồng trọt tại 06 quận/huyện điển hình. Nội dung khảo sát gồm thực trạng hoạt động của các vùng trồng, thực trạng sản xuất, tiêu thụ, kết quả, hiệu quả, tâm lý của người dân, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, các khó khăn, vướng mắc và các đề xuất để xây dựng các phương án phát triển các vùng trồng rau, cây ăn quả tập trung trong thời gian tới. - Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp bao gồm:
- Các chính sách liên quan đến phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của các địa phương và các văn bản pháp quy, chính sách hỗ trợ khác có liên quan; - Các báo cáo, số liệu thống kê của các cấp chính quyền địa phương về tình hình triển khai thực hiện, đánh giá kết quả xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các điểm nghiên cứu.
- Xây dựng mẫu phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng gồm 03 mẫu: 01 mẫu cho chính quyền địa phương các cấp; 01 mẫu cho nông dân tại các vùng sản xuất rau, cây ăn quả quả tập trung và 01 mẫu dành cho tác nhân thương mại (người thu gom, HTX/Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh…). + Mẫu phiếu chính quyền địa phương: Các thông tin dự kiến gồm có 1) Thông tin chung; 2) Thông tin về việc thực hiện quy hoạch theo Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND thành phố Hà Nội; 3) Thông tin về việc phát triển các sản phẩm đặc thù, đặc sản của địa phương, các sản phẩm đã có chứng nhận OCOP; 4) Thông tin về sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Hữu cơ, An toàn, UTZ…; 5) Thông tin về ứng dụng KHCN trong sản xuất rau và cây ăn quả của địa phương; 6) Thông tin về các chính sách đặc thù của địa phương cho phát triển rau, cây ăn quả; (7) Thông tin về hoạt động của một số chuỗi sản phẩm rau, cây ăn quả của địa phương, từ sản xuất tới tiêu thụ; (8) Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các diện tích sản xuất tập trung tại địa phương ... + Mẫu phiếu thu thập thông tin từ nông dân với các thông tin bao gồm (1) Thông tin chung; (2) Thông tin về hiện trạng thiết lập/quản lý các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; (3) Thông tin về tình hình tiêu thụ/liên kết trong tiêu thụ sản phẩm; (4) Nguyện vọng của nông hộ cho phát triển vùng sản xuất rau quả tập trung; (5) Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ ... + Mẫu phiếu thu thập thông tin từ tác nhân thương mại với các thông tin bao gồm: 1) Thông tin chung; 2) Thông tin về tiêu thụ sản phẩm, mặt hàng tiêu thụ, khối lượng tiêu thụ; 3) Các kênh tiêu thụ sản phẩm mà người thu gom đang sử dụng; 4) Thông tin đánh giá về nguồn sản phẩm, chất lượng sản phẩm rau, cây ăn quả tại các vùng sản xuất tập trung mà tác nhân đang hoạt động; 5) Các khó khăn, hạn chế cho việc hoạt động và đề xuất của tác nhân nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi; (5) Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại sản phẩm trong thời gian qua ... - Phỏng vấn: Các đối tượng và địa điểm phỏng vấn sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên tại các điểm nghiên cứu đại diện, được lựa chọn từ các vùng trồng tập trung hiện có. + Điều tra đại diện bằng bảng hỏi chuẩn bị sẵn đối với nông hộ tại một số quận/huyện/xã theo Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Báo cáo số 1353/TTBVTV-TT ngày 11/11/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội về việc báo cáo kết quả phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung giai đoạn 2016-2020 và đề xuất cơ cấu lại các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa trong sản xuất trồng trọt. + Tổng số phiếu 179 phiếu trong đó: + Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý cấp quận/huyện: 01 phiếu/Quận (H) x 17 Quận (H) = 17 phiếu về thực trạng phát triển các vùng sản xuất rau quả tập trung, các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực tế; các nhu cầu, đề xuất và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất tập trung rau quả trong khu vực nghiên cứu ... + Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý cấp xã: 01 phiếu/xã x 2 xã x 06 Quận/huyện khảo sát = 12 phiếu về thực trạng phát triển các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung, các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực tế; các nhu cầu, đề xuất và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất tập trung rau, cây ăn quả quả trong khu vực nghiên cứu ... + Phỏng vấn các nông hộ sản xuất rau tại các điểm nghiên cứu: 06 Quận/huyện x 10 phiếu/Quận/huyện = 60 phiếu + Phỏng vấn các nông hộ sản xuất cây ăn quả tại các điểm nghiên cứu: 06 Quận/huyện x 10 phiếu Quận/huyện = 60 phiếu + Phỏng vấn các tác nhân thương mại tại các xã có sản xuất rau và cây ăn quả tại các diểm nghiên cứu được chọn: 5 phiếu x 06 Quận/huyện = 30 phiếu c. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin - Phương pháp hệ thống hóa số liệu: Phương pháp này được vận dụng trong việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, số liệu để xây dựng nội dung về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, kinh nghiệm, bài học thực tiễn về phát triển sản xuất rau, cây ăn quả tập trung. - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, thông qua các số liệu về diện tích, sản lượng, quy mô của nông hộ, chủng loại sản phẩm, kênh tiêu thụ... Các số liệu thu thập được từ điều tra thực địa, bảng hỏi sẽ được xử lý thống kê với sự hỗ trợ phần mềm chuyên dụng để tính toán các chỉ tiêu như số bình quân, tần suất, tỷ lệ phần trăm.... để phản ánh thực trạng; - Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu về sản xuất tập trung giữa các vùng, các chủng loại cây trồng; giữa quy hoạch giai đoạn trước và thực trạng hiện nay. Kết quả so sánh làm rõ mức độ thực hiện/đạt được của quy hoạch giai đoạn trước và là cơ sở cho việc phát triển các vùng sản xuất tập trung trong thời gian tới. - Sử dụng phương pháp phân tích SWOT: để phân tích tình hình chung của địa bàn nghiên cứu, đồng thời đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động sản xuất rau, cây ăn quả. Các yếu tố phân tích bao gồm: (i) Điểm mạnh (S) là những yếu tố thuận lợi, nguồn lực bên trong góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất rau, quả; (ii) Điểm yếu (W) là các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thuận lợi bên trong hạn chế sự phát triển sản xuất rau, quả; (iii) Cơ hội (O) là những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất rau, quả; (iv) Thách thức (T) là những yếu tố bên ngoài có thể tạo ra những kết quả xấu, không mong đợi ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất rau, quả. Kết quả phân tích là căn cứ để đề xuất các chiến lược và giải pháp phát triển sản xuất rau, quả trong thời gian tới. Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, nhằm đưa ra các chiến lược để phát triển sản xuất rau, quả dựa trên sự kết hợp điểm mạnh và thách thức (chiến lược thích ứng: ST), điểm mạnh và cơ hội (chiến lược công kích: SO), điểm yếu và cơ hội (chiến lược điều chỉnh: WO), điểm yếu và thách thức (chiến lược phòng thủ: WT). Cụ thể, Đề tài tập trung phân tích để chỉ ra được một số điểm mạnh (S) của các vùng sản xuất hiện có theo Quyết định 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 và báo cáo số 1353/TTBVTV-TT ngày 11/11/2021 của Sở Nông Nông nghiệp và PTNT Hà Nội liên quan tới trình độ sản xuất của nông dân, hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng trồng, ưu thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, hệ thống chính sách hỗ trợ…; các điểm yếu (S), khoa học, kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến rau và quả của các vùng trồng trên địa bàn, phương pháp quản lý trong sản xuất, quy mô và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Các cơ hội (O) bao gồm các cơ hội về thương mại hóa sản phẩm, cơ hội được áp dụng, thay đổi kỹ thuật canh tác, nâng cấp sản xuất của nông hộ, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới; nhu cầu thị trường ngày càng tăng và cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị rau quả sâu rộng (thông qua cơ hội được xây dựng, quảng bá nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc)...; Các thách thức (T) bao gồm các rủi ro về thị trường, giá cả, rủi ro về thời tiết, sâu bệnh hại, thách thức trong liên kết, phân phối giá trị trong chuỗi, thách thức trong việc chuyển đổi sản xuất từ nhỏ lẻ sang quy mô tập trung, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất… Từ đó đưa ra các giải pháp kết hợp để phát huy điểm mạnh và cơ hội cũng như hạn chế các tác động từ điểm yếu và rủi ro từ thách thức thông qua khai thác các điểm mạnh, cơ hội và tìm kiếm sự can thiệp đối với các vấn đề không thể giải quyết của các vùng trồng hiện nay. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng sẽ giúp chỉ ra được phương hướng phát triển cho từng vùng cụ thể, các loại cây trồng, mô hình sản xuất, liên kết theo chuỗi phù hợp được ưu tiên cho các vùng trồng tập trung. Bên cạnh việc khuyến khích và đẩy mạnh các vùng có tiềm năng, các khu vực được quy hoạch trong giai đoạn trước hoàn toàn có thể đưa ra khỏi quy hoạch trong giai đoạn tiếp theo nếu như nó không đảm bảo được các yêu cầu của thành phố trong việc sản xuất và cung ứng rau quả an toàn theo nhu cầu ngày càng gia tăng. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp phát triển ổn định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu đã thu thập, các thông tin sơ cấp và sơ cấp, kết hợp với các phương pháp tổng hợp, đánh giá để đề xuất các giải pháp cho phát triển ổn định vùng san xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội Sử dụng phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia thông qua 01 cuộc hội thảo để đánh giá, góp ý hoàn thiện các giải pháp phát triển ổn định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Dạng I: Báo cáo khoa học Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Bộ tiêu chí xác định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung, trên địa bàn thành phố Hà Nội Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội Báo cáo đề xuất các giải pháp phát triển ổn định vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội Danh mục vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung cần ưu tiên đầu tư phát triển trong thời gian tới. Các báo cáo kết quả thực hiện các công việc Hồ sơ các hội thảo. USB Dạng III: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác 01 Bài báo khoa học |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu khoa học phục vụ công tác quản lý ngành trồng trọt, phục vụ cho việc ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư và công tác quản lý, thúc đẩy sản xuất hàng hoá nông sản của UBND Thành phố; Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, Ban, Ngành có liên quan. |
16 |
Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 1.100 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|