Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT02/03-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Đình Khuyến

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: CN. Nguyễn Thị Thanh Hương ThS. Nguyễn Thanh Tịnh ThS. Nguyễn Kiều Oanh ThS.Trần Trung Hiếu TS. Nguyễn Ngọc Tiệp ThS. Lê Hồng Chiến ThS. Phạm Việt Hùng ThS. Nguyễn Việt Cường ThS. Võ Thanh Tùng ThS. Chử Phùng Lệ Giang ThS. Bùi Tuấn Dương CN. Nguyễn Đình Hà CN. Phạm Thế Vinh ThS. Lê Văn Thủy ThS Nguyễn Văn Tưởng TS. Phạm Văn Hiếu TS. Lê Hồng Việt ThS. Lê Quang Ninh ThS. KS. Phạm Gia Lượng ThS. Chu Toàn Chung ThS. Nguyễn Khánh Ly ThS. Nguyễn Thanh Thủy ThS. Phạm Hồng Nhung ThS. Chu Thị Minh Tân CN. Nguyễn Quang Ngọc ThS. Đặng Hữu Tiến ThS. Nguyễn Hưng Quốc ThS. Đoàn Văn Dương CN Hoàng Thanh Hải

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề xuất giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển bền vững du lịch

Nội dung 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Hồ Tây giai đoạn 2016 - 2022

Nội dung 3: Quan điểm, định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững du lịch Hồ Tây gắn với khu vực phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Nội dung 4: Báo cáo đề xuất, kiến nghị một số nội dung phát triển bền vững du lịch Hồ Tây gắn với khu vực phụ cận và Dự thảo Khung đề án

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh doanh và quản lý

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

- Tác động chung đến xã hội:

+ Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một báo cáo đánh giá tổng quát về phát triển bền vững du lịch quận Tây Hồ và du lịch Hồ Tây trong giai đoạn 2022- 2030.

+ Từ những kiến nghị của Đề án, góp phần phát triển du lịch Thủ đô theo hướng hiệu quả và bền vững.

- Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan:

+ Bổ sung thêm các căn cứ về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho lĩnh vực nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch địa phương.

13

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này sử dụng để xử lý các số liệu (sơ cấp và thứ cấp) nhằm phản ánh thực trạng phát triển du lịch, chuỗi số liệu thống kê thông qua các bảng, biểu đồ minh họa.

- Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, so sánh kết quả phát triển du lịch của địa phương với các khu vực lân cận trên địa bàn Hà Nội hoặc với các tỉnh khác ở Việt Nam. Việc so sánh, phân tích các chuỗi số liệu sẽ giúp nhận diện được kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại trong phát triển du lịch của quận Tây Hồ, khu vực Hồ Tây và khu vực phụ cận giai đoạn trước, từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển giai đoạn tiếp theo.

- Phương pháp phỏng vấn, điều tra khảo sát: được sử dụng để thu thập thông tin xã hội học đối với nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến phát triển du lịch của quận Tây Hồ. Bên cạnh đó, đề án thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia về việc triển khai nghiên cứu đề án và các kết quả nghiên cứu của đề án. Phương pháp này được thực hiện thông qua các buổi Hội thảo, tọa đàm, các bài góp ý trực tiếp.

- Phương pháp tương tự so sánh các mô hình thành công: Đề án tham khảo các kinh nghiệm thành công của một số địa phương ở các quốc gia, các địa phương trong nước để vận dụng vào đối với quận Tây Hồ về việc lựa chọn các ưu tiên phát triển, xác định đâu là thế mạnh, cơ hội phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Tây Hồ để tập trung đầu tư trong giai đoạn tới.

- Phương pháp dự báo: đề án sử dụng phương pháp này để dự báo về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch của Thành phố nói chung và quận Tây Hồ nói riêng.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học

Cơ sở khoa học về phát triển du lịch bền vững.

Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Hồ Tây.

Định hướng phát triển bền vững du lịch Hồ Tây gắn với khu vực phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây gắn với khu vực phụ cận đến năm 2030.

Dự thảo khung đề án phát triển bền vững du lịch Hồ Tây gắn với khu vực phụ cận đến năm 2030.

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề án.

Báo cáo tóm tắt đề án.

Các báo cáo nội dung công việc.

Kỷ yếu hội thảo

Phụ lục

Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

01 bài báo về đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Hồ Tây và khu vực phụ cận giai đoạn 2016 - 2022.

01 bài báo về định hướng và giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây gắn với khu vực phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ thiết thực cho các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và chính quyền thành phố Hà Nội, chính quyền quận Tây Hồ nói riêng trong việc nghiên cứu và đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm áp dụng các giải pháp tổng thể để phát triển du lịch tại các địa bàn cụ thể.

16

Thời gian thực hiện: 15 tháng (từ 11/2023 đến 01/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1.500 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)