14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT02/01-2023-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Kinh tế Việt Nam
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Trần Mai Trang
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Hà Huy Ngọc PGS.TS. Bùi Quang Tuấn TS. Tống Thị Mỹ Thi TS. Nguyễn Ngọc Tiệp TS. Hồ Công Hòa TS. Lại Văn Mạnh Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền TS. Lê Xuân Sang TS. Nguyễn Đình Hòa TS. Đỗ Diệu Hương TS. Trần Thị Vân Anh TS. Nguyễn Thị Hồng Tâm ThS. Nguyễn Đức Long ThS. Trần Đình Nuôi ThS. Ma Ngọc Ngà TS. Đào Thị Hoàng Mai ThS. Nguyễn Thị Anh Tuyết ThS. Vũ Thị Cẩm Thanh ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hân TS. Trần Thị Tuyết NCS. Bùi Nhật Huy TS. Bùi Thu Trang |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất được cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mục tiêu của đề tài sẽ được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 1/ Nghiên cứu được cơ sở lý luận và kinh nghiệm về cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) trong thu gom, xử lý nước thải đô thị. 2/ Đánh giá, phân tích được hiện trạng cơ chế, chính sách đầu tư (nhất là cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư) trong thu gom, xử nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3/ Dự báo được tình hình nước thải đô thị và nhu cầu đầu tư, nhu cầu tài chính cho thu gom, xử nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4/ Đề xuất được cơ chế chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội; và đề xuất được các kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị Nội dung 2: Đánh giá thực trạng đầu tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Nội dung 3: Quan điểm, định hướng và đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh doanh và quản lý |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thực hiện thành công các quan điểm trong Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết số 05/NQ-TW, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư, khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết của thành ủy Hà Nội khóa XVII, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; đến năm 2030 Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”, hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; đến năm 2045 là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt, góp phần cụ thể hóa các Chương trình hành động của Thành ủy: Chương trình số 05-CTr/TU về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025”. Với mục tiêu tổng quát là phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025” (Chương trình số 03-CTr/TU). - Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế-chính trị của cả nước, trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa-hiện đại hóa Thủ đô, các nguồn thải đã gây áp lực lên hạ tầng môi trường đô thị, nhiều địa bàn đã gây ra xung đột môi trường. Do đó, nhu cầu vốn và công nghệ cho xử lý vấn đề môi trường là rất lớn, tuy nhiên ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu đầu tư. Trong bối cảnh mới, bối cảnh hội nhập mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, ảnh hưởng cuộc CMCN 4.0 nếu có cách tiếp cận hợp lý gắn liền với cải cách, nâng cấp thể chế, môi trường kinh doanh, dịch vụ hành chính công, cùng với ứng dụng CMCN 4.0, đổi mới sáng tạo sẽ cho phép Hà Nội thí điểm những cơ chế, chính sách vượt trội, đột phá, tiệm cận được các thông lệ của quốc tế về đầu tư theo phương thức PPP để thu hút đầu vào lĩnh đầy tiềm năng cung ứng dịch vụ môi trường đô thị. Để Hà Nội trở thành Thủ đô xanh, sạch, hiện đại, nơi đáng sống của toàn cầu. Đồng thời Hà Nội sẽ là mẫu hình tiêu biểu của cả nước về thúc đẩy dự án PPP trong cung ứng dịch vụ môi trường đô thị, hình mẫu đi đầu của cả nước về phát triển đô thị xanh. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu để các địa phương khác tham khảo, học tập. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin thứ cấp bằng cách phân tích và tổng hợp tài liệu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tài liệu, thông tin thứ cấp sẽ được thu thập từ: - Cơ quan ban hành cơ chế chính sách liên quan đến PPP trong dịch vụ môi trường: Bộ KH&ĐT, Bộ xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ KH và CN; Tổng cục Thống kê… - Các thư viện như Thư viện Quốc gia, Thư viện Thông tin Khoa học xã hội, … và thư viện của một số tổ chức quốc tế ở Việt Nam (WB, ADB, FAO, UNDP, JICA…); - Sở Bộ KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và môi trường, KH và CN, Cục Thống kê, Ban quản lý Khu công nghiệp-Khu chế xuất; UBND Quận/huyện. - Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, các đơn vị công ích, cụm công nghiệp - Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, NGOs và các tổ chức xã hội hoạt động tại các địa phương nghiên cứu; - Các trang web của các Cơ quan chính phủ, các Bộ ngành, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp liên quan; - Đồng thời nghiên cứu sẽ thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đây đã đề cập trong tổng quan nghiên cứu đề tài. 2. Phương pháp phỏng vấn sâu i) Phỏng vấn sâu: Công cụ phỏng vấn sâu sẽ được áp dụng với những nhóm đối tượng cụ thể như sau: - Phỏng vấn sâu lãnh đạo chính quyền các cấp (sở/ngành, quận/huyện, phường/xã): Lấy ý kiến đánh giá của họ về việc thực hiện chương trình, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, dịch vụ môi trường dưới góc độ phát triển bền vững như đánh giá về hiệu quả, hạn chế và vướng mắc trong triển khai thực hiện và ý kiến đề xuất nhằm bổ sung và đổi mới quy trình ban hành, triển khai thực hiện văn bản chính sách nhằm thu hút tư nhân tham gia vào thoát nước, xử lý nước thải đô thị. Lãnh đạo, cán bộ các Sở ban ngành liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương, Xây dựng, Sở Y tế, Sở Tài chính, Ban Quản lý KCN; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Thành phố Hà Nội; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường, Cụm công nghiệp, Cụm làng nghề, một số Bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Lãnh đạo uỷ ban và cán bộ phòng/ban thuộc UBND quận/huyện; phường/xã khảo sát: Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông, Tây Hồ; huyện ven nội thành: Thanh Trì, Thanh Oai, Hoài Đức, … - Phỏng vấn sâu cán bộ chuyên môn (các chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm trong các cơ quan quản lý các ngành): Tìm hiểu quan điểm và ý kiến của đội ngũ cán bộ chuyên môn về chính sách liên quan đến phát triển thuộc lĩnh vực chuyên môn đang công tác. - Phỏng vấn sâu đại diện các tổ chức chính trị – xã hội và Hội nghề nghiệp. Tìm hiểu vai trò và tiếng nói của tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong việc xây dựng và ban hành văn bản, chính sách nhằm thu hút tư nhân tham gia vào xử lý nước thải đô thị. - Phỏng vấn sâu đại diện các doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) và các doanh tham gia cung ứng dịch vụ môi trường đô thụ. Từ góc độ là đối tượng chịu ảnh hưởng và tác động của các văn bản chính sách về PPP, phỏng vấn sâu đại diện các nhóm doanh nghiệp sẽ tìm hiểu những ý kiến đánh giá về chính sách và các thể chế có tác động đến nhóm doanh nghiệp, đồng thời cũng tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng, vai trò và tiếng nói của doanh nghiệp đối với việc ban hành văn bản chính sách đặc thù, đột phá nhằm phát triển phương thức PPP. Doanh nghiệp và các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, xử lý nước thải: doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ môi trường; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội; Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội; HTX Thành Công; Công ty Môi Trường PERSO; Hệ thống thu gom và Nhà máy Xử lý nước thải Kiến Hưng (quận Hà Đông); Nhà máy Xử lý nước thải Sơn Tây (thị xã Sơn Tây); Hệ thống thoát nước mưa lưu vực tả sông Nhuệ - giai đoạn I; Hệ thống thu gom nước thải (lưu vực S1) về Nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở… - Phỏng vấn sâu người dân: Tìm hiểu về nhận thức và đánh giá của họ về bộ máy công quyền, sự tham gia của người dân đối với hoạt động của các đoàn thể, cách họ thể hiện tiếng nói, mong muốn, nguyện vọng của bản thân; đồng thời cũng tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của họ về các vấn đề cụ thể của hệ thống chính sách về môi trường đô thị từ đó có thể đưa ra được một số gợi ý về chính sách để giúp cho việc đổi mới hệ thống chính sách liên quan đến dịch vụ môi trường đô thị. Phương pháp chọn mẫu: Phân tầng có chủ đích đối với địa bàn nghiên cứu, lựa chọn các quận/huyện. Như vậy, với những tiêu chí và xác định quy mô địa bàn nghiên cứu nêu trên, phương pháp thu thập thông tin định tính sẽ được áp dụng tại địa bàn các quận/huyện. Bên cạnh phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm,… đề tài còn có thể phỏng vấn online bằng việc sử dụng các ứng dụng zoom, zalo, facetime, skype,… Phương pháp này được sử dụng trong điều kiện ảnh hưởng bởi các rủi ro nghiêm trọng khác xảy ra. 3. Phương pháp phân tích chính sách Theo quan điểm của David L.W và Aidan R.V thì phân tích chính sách là lời khuyên định hướng tới khách hàng có liên quan đến các quyết định và thông báo công khai bằng các giá trị xã hội (David L.W and Aidan R.V, 2004). Còn theo Vũ Cao Đàm thì phân tích chính sách là xem xét chính sách từ nhiều giác độ khác nhau, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau (Vũ Cao Đàm, 2008). Như vậy, có thể hiểu phân tích chính sách cung ứng dịch thu gom, xử lý nước thải đô thị theo hình thức PPP là việc xem xét chính sách ở nhiều giác độ khác nhau, để tìm ra các bất cập/nút thắt của chính sách cũng như môi trường ảnh hưởng đến chính sách này, từ đó đề xuất cho các bên liên quan các giải pháp sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Chính sách PPP dịch vụ môi trường đôi thị nói chung và dịch vụ thu gom, xử lý nước thải nói riêng đều có các bước như sau:
4. Phương pháp phân tích SWOT SWOT là một công cụ nhằm phân tích và đánh giá về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó phân tích điểm mạnh (S - Strengths), điểm yếu (W - Weakness) là sự đánh giá từ bên trong, tự đánh giá về khả năng của hệ thống hoặc đối tượng trong việc thực hiện mục tiêu; phân tích cơ hội (O - Opportunities), thách thức (T- Threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống hoặc đối tượng (IUCN, 2012). Trong nghiên cứu, SWOT dùng để phân tích điểm mạnh (S), Điểm yếu (W) của phương thức đầu tư PPP, là yếu tố bên trong của bản thân phương thức đầu tư PPP; Cơ hội (O), Thách thức (T) là các yếu tố bên ngoài tác động đến việc triển khai dịch vụ thu gom, xử lý nước thải đô thị theo phương thức PPP ở Hà Nội, bao gồm môi trường pháp lý, cách thức triển khai và môi trường đầu tư. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Dạng I: Báo cáo khoa học Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị. Đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu đầu tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách đầu tư (nhất là cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư) trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kiến nghị với Trung ương và Thành phố. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài. Báo cáo tóm tắt đề tài. Các báo cáo nội dung công việc. Kỷ yếu hội thảo. Phụ lục Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác 02 bài báo đăng tạp chí khoa học trong nước. Nội dung dự kiến bài báo: phân tích được hiện trạng cơ chế, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trong thu gom, xử lý nước thải đô thị ở thành phố Hà Nội; đánh giá được bất cập, hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chuyển giao trực tiếp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực dịch môi trường đô thị,... |
16 |
Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 11/2023 đến 04/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 1.200 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|