Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT02/02-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Đại học Quốc gia Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS, TS Phạm Quốc Thành

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Đoàn Việt Hải GS.TS. Nguyễn Đình Chiến TS. Lưu Minh Văn TS. Phùng Chí Kiên TS. Nguyễn Quỳnh Nga TS. Phạm Thị Hải Châu TS. Nguyễn Thị Lan Phương TS. Vũ Thị Thanh Tình TS. Nguyễn Chí Trung NCS. Hoàng Trọng Ngọc NCS. Lê Thu Nguyệt ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm NCS. Nguyễn Văn Thắng NCS. Nguyễn Phương Thủy NCS. Cao Văn Đan TS. Nguyễn Thị Thanh Vân NCS. Nguyễn Văn Triệu GS.TS. Hoàng Khắc Nam NCS. Dương Quý Nam NCS. Phí Thị Lan Hương NCS. Trần Tuấn Anh NCS. Nguyễn Ngọc Diệp TS. Nguyễn Xuân Sang NCS. Nguyễn Hồng Dương NCS. Dương Thị Thu Hiền NCS. Nguyễn Thị Kim Hoa TS. Trần Thị Quang Hoa NCS. Nguyễn Thu Hà NCS. Nguyễn Văn Thắng NCS. Đoàn Thị Mai Liên ThS. Nguyễn Thu Loan TS. Nguyễn Thị Thu Thủy TS Nguyễn Thị Tố Uyên

9

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mục tiêu chung

Đề xuất giải pháp thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ cơ sở khoa học về thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

- Đánh giá thực trạng thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

- Đề xuất các định hướng và giải pháp thu hút, phát huy trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước

Nội dung 2. Đánh giá thực trạng thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội

Nội dung 3. Định hướng thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Nội dung 4. Giải pháp thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045\Nội dung 5. Kiến nghị thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học chính trị

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nâng cao nhận thức, thái độ của xã hội về tầm quan trọng của thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

- Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất những giải pháp đột phá cho Hà Nội về thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô, đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ an ninh-quốc phòng của Thành phố Hà Nội.

- Đề tài còn có thể đóng góp những đề xuất chuyên sâu cho một số cơ quan, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu của sự nghiệp phát triển và bảo vệ Thủ đô Hà Nội.          

13

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài. Đây là một xu hướng phổ biến hiện nay và có giá trị thực tiễn, khoa học khi nghiên cứu việc thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: thu thập, tổng hợp, hệ thống hoá, xử lý, phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu từ các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đề tài sẽ kế thừa những vấn đề lý luận khoa học, quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm thực tiễn của các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu đã thực hiện ở trên thế giới và Việt Nam.

Phương pháp logic, lịch sử được vận dụng nhằm làm nổi bật những đặc trưng cơ bản đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, thấy được những ảnh hưởng, tác động của các yếu tố lịch sử; thấy được quá trình thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô.

Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu các ngành khoa học xã hội. Phương pháp so sánh giúp đề tài đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

Phân tích định l­­ượng: Để có đư­ợc những cơ sở chính xác cho việc phân tích thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học tham gia phát triển Thủ đô, bên cạnh những phân tích định tính, một hư­­ớng tiếp cận quan trọng là lượng

hoá tối đa những thông tin và dữ liệu để trên cơ sở đó có thể tiến hành xử lý, phân tích bằng các thuật toán (thống kê, tìm các hệ số tư­ơng quan,...).

Phương pháp tổng kết: Phương pháp này được thể hiện qua việc thu thập, tổng hợp và phân tích đánh giá các tài liệu, dữ liệu, trên cơ sở đó đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế, chính sách hiện hành về thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

Phương pháp dự báo: Phương pháp này giúp đề tài đưa ra các dự báo nhu cầu thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia quá trình phát triển Thành phố nói riêng trong thời gian tới.

Phương pháp chuyên gia: Nh­ững nội dung nghiên cứu của đề tài rất đa dạng, phong phú. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, các chuyên gia cung cấp các luận chứng khoa học sâu sắc cho đề tài. Phương pháp này được thực hiện qua các tọa đàm, thảo luận, nội dung các chuyên đề nghiên cứu,...

Phân tích chính sách: là phương pháp được ứng dụng trong các nghiên cứu khoa học chính sách, khoa học quản lý, trong quy hoạch, chiến lược vùng, chiến lược quốc gia,... Phương pháp này có thể được ứng dụng trong nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện và đánh giá chính sách về thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội.

Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng thông qua việc chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, thu thập câu trả lời và xử lý kết quả điều tra để cung cấp những số liệu sát thực nhất trong việc đánh giá thực trạng thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học, để từ đó có những giải pháp khả thi, mang tính đột phá, phù hợp với Hà Nội.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học

Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Đánh giá thực trạng thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

Định hướng và giải pháp thu hút, phát huy trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài. Các báo cáo nội dung công việc.

Hồ sơ hội thảo. Phụ lục

Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

Bài báo về một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học.

Bài báo về thực trạng thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

Bài báo về một số giải pháp thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu: Báo cáo kiến nghị về thu hút, phát huy trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia phát triển Thủ đô Hà Nội + Phạm vi ứng dụng: Thủ đô Hà Nội + Tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức dự kiến ứng dụng kết quả nghiên cứu: 1. Thành ủy Hà Nội 2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 3. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 11/2023 đến 04/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1,300 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)