Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: đề tài: Nghiên cứu biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh từ khởi thủy đến nay

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản:

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Tùng Lĩnh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Nguyễn Tùng Lĩnh; Đinh Quang Hải; Phan Đăng Thuận; Mai Phương Ngọc; Hà Thị Mai; Nguyễn Thị An Phú; Võ Đình Thi; Trần Phi Công; Ngô Đức An; Lê Thị Như Quỳnh; Lương Thị Thanh Ngân

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu, hệ thống hóa sự kiện lịch sử Hà Tĩnh từ khởi thủy đến nay; cung cấp cơ sở khoa học để tư vấn giúp lãnh đạo tỉnh ra quyết định liên quan đến những sự kiện lớn diễn ra ở Hà Tĩnh; cung cấp tư liệu giáo dục cho học sinh trong các trường học trên địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh, tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành khoa học xã hội; là nguồn tư liệu tham khảo quý cho những người quan tâm nghiên cứu về mảnh đất Hà Tĩnh.

Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu, biên niên các sự kiện diễn ra trên mảnh đất Hà Tĩnh trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, từ đó hệ thống hóa các sự kiện của lịch sử Hà Tĩnh một cách khách quan, khoa học; góp phần lý giải, thuyết minh quá trình vận động liên tục của Hà Tĩnh theo quan điểm lịch sử tiến bộ, hiện đại.

- Bổ sung, cập nhật các tư liệu, sự kiện lịch sử của tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2000 đến năm 2025, làm cơ sở tham mưu biên soạn Tập 4 bộ Lịch sử Hà Tĩnh.

- Cung cấp cơ sở khoa học để tư vấn, giúp lãnh đạo tỉnh quyết định những vấn đề, sự kiện lớn diễn ra ở Hà Tĩnh; là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm nghiên cứu về vùng đất và con người, văn hóa, lịch sử... Hà Tĩnh. 

- Cung cấp tư liệu giáo dục cho học sinh trong các trường học trên địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh; tài liệu nghiên cứu cho sinh viên ngành khoa học xã hội; bồi dưỡng, nâng cao, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương cho các thế hệ người Hà Tĩnh hôm nay và mai sau.

- Góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước, giáo dục tri thức lịch sử Hà Tĩnh tới các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về lịch sử Hà Tĩnh (Cơ sở lý luận)

Xây dựng chuyên đề tổng quan về lịch sử, địa lý Hà Tĩnh; Xây dựng chuyên đề về tiêu chí lựa chọn sự kiện lịch sử, các mốc thời gian tiêu biểu của Hà Tĩnh.

Về tiêu chí lựa chọn sự kiện:

Các sự kiện liên quan nhiều, liên quan trực tiếp, ảnh hưởng phạm vi rộng đến Hà Tĩnh. Ví dụ như sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2/1930; sự kiện Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công; …

Các sự kiện liên quan gián tiếp đến Hà Tĩnh. Ví dụ như sự kiện Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội; Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc năm 1975…

Các sự kiện này sẽ được trình bày, biên niên với dung lượng phù hợp trong đề tài.

Về nguyên tắc trình bày:

Trong đề tài này, các sự kiện sẽ được trình bày theo một quy định thống nhất gồm: niên đại, tên sự kiện, nội dung sự kiện và nguồn trích dẫn:

Về niên đại: Đề tài tuân thủ theo nguyên tắc các sự kiện được sắp xếp, trình bày theo tiến trình thời gian: Ngày/tháng/năm dương lịch.

Về tên sự kiện: Được đặt dựa vào nội dung sự kiện.

Về nội dung sự kiện: Dựa trên các nguồn tư liêu, đề tài sẽ biên tập, phác thảo lại nội dung sự kiện bằng ngôn ngữ súc tích, dễ hiểu để phục vụ đông đảo bạn đọc. Các sự kiện được đánh số thứ tự liên tiếp từ 1 đến hết (Thao tác đánh số này nhằm giúp thuận tiện hơn trong công tác tra cứu).

Các sự kiện được chắt lọc, tuyển chọn và tập hợp từ các bộ quốc sử, phương sử, địa chí các địa phương trong tỉnh.v.v.

Về nguồn tư liệu: Dưới mỗi sự kiện sẽ ghi đầy đủ nguồn để người sử dụng có thể tra cứu, đối chiếu. Khi một sự kiện được dẫn theo nhiều nguồn thì ưu tiên xếp những nguồn tư liệu là gốc lên trước, kế đến là các nguồn trích dẫn khác.

Về sách dẫn: Các sự kiện được sắp xếp, phân loại theo từng lĩnh vực khác nhau như chính trị, hành chính, giáo dục, văn hóa, quân sự, ngoại giao, địa danh, danh thắng…

Về phân kỳ lịch sử: Hiện nay, lịch sử Việt Nam được phân kỳ như sau: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành nước thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945); Thời kỳ hiện đại (kể từ khi đất nước giành được độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay).

Tuy nhiên, trong đề tài này, chúng tôi phân kỳ nghiên cứu, biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh theo các thời kỳ sau: Từ khởi thủy đến năm thành lập tỉnh 1831; Từ năm 1831 – 1945; và Từ năm 1945 đến năm 2025.

Nội dung 2: Nghiên cứu biên niên, sự kiện lịch sử Hà Tĩnh từ khởi thủy đến năm 1831 (Phân tích, liệt kê sự kiện lịch sử Hà Tĩnh theo từng thời kỳ, giai đoạn):

Từ khởi thủy đến thời Nhà Ngô, Nhà Đinh, tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Hồ, Nhà hậu Lê (Lê sơ, Lê mạt), Thời Trịnh – Mạc (hay còn gọi Nam – Bắc triều); Trịnh - Nguyễn (hay còn gọi đàng trong, đáng ngoài) phân tranh, Thời Nhà Nguyễn - Tây Sơn (1789 – 1801), Thời Nhà Nguyễn (1802 – 1831).

Nội dung 3: Nghiên cứu biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh, từ năm 1831 - 1945  (Phân tích, liệt kê sự kiện lịch sử Hà Tĩnh theo từng thời kỳ, giai đoạn):

Công việc: Tổ chức Hội thảo, chuyên đề khoa học, đặt bài viết phân chia theo từng giai đoạn: Những sự kiện lịch sử Hà Tĩnh từ năm 1831 – 1858;  Từ năm 1858 – 1884; Từ năm 1885 – 1896 (Phong trào Cần Vương); Từ năm 1897 – 1914 (cuộc khai thác thuộc địa của Pháp lần thứ Nhất); Từ năm 1908 – 1910 (Hà Tĩnh trong phong trào chống thuế Trung Kỳ); Từ năm 1920 – 1930 (Thời kỳ thành lập các tổ chức tiền thân của Đảng); Hà Tĩnh trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931; Hà Tĩnh từ năm 1931 – 1936; Hà Tĩnh từ năm 1936 – 1944.

Nội dung 4: Nghiên cứu biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh từ năm 1945 – 2025 (Phân tích, liệt kê sự kiện lịch sử Hà Tĩnh theo từng thời kỳ, giai đoạn):

Công việc: Tổ chức Hội thảo, chuyên đề khoa học, đặt bài viết phân chia theo từng giai đoạn: Hà Tĩnh từ năm 1944 – 1945 (Thời kỳ diễn ra Cách mạng tháng 8/1945); Hà Tĩnh từ năm 1946 – 1954; Hà Tĩnh từ năm 1955 – 1965;  Hà Tĩnh từ năm 1966 – 1975; Hà Tĩnh từ năm 1976 – 1986; Hà Tĩnh từ năm 1987 – 1991; Hà Tĩnh từ năm 1991 – 2000; Hà Tĩnh từ năm 2001 – 2010; Hà Tĩnh từ năm 2011 – 2025.

Nội dung 5 : Biên soạn sách Biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh

Quy trình xuất bản sách:

Trước khi xuất bản, Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài, nghiệm thu các sự kiện được nêu trong sách. Thành phần Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ngành liên quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử…

Sau khi có ý kiến, kết quả nghiệm thu của Hội đồng, Chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung sách và thực hiện quy trình, thủ tục in theo quy định.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

 Đề tài hoàn toàn mới, các số liệu công bố là cơ sở khoa học để triển khai các công trình tiếp theo như Địa chí Hà Tĩnh, Lịch sử Hà Tĩnh (phần bổ sung); cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu khi viết về Hà Tĩnh.

b) Kết quả đề tài là nguồn tư liệu góp phần giáo dục lịch sử cho học sinh trong các 

trường học trên địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh, tài liệu giảng dạy cho sinh viên, Thạc sĩ, NCS ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Sản phẩm của đề tài là “sổ tay” giúp các ban ngành, sở, địa phương ở Hà Tĩnh nắm bắt được các sự kiện đã diễn ra ở Hà Tĩnh.

- Đây cũng một nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho những người quan tâm nghiên cứu về mảnh đất và con người Hà Tĩnh; giúp những người đến Hà Tĩnh hiểu hơn về văn hóa – lịch sử nơi đây.  

13

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp lịch sử: nhằm đặt sự kiện lịch sử theo lịch đại và đồng đại, trình bày, mô tả một cách đầy đủ tiến trình phát triển của Hà Tĩnh.

- Phương pháp logic: được sử dụng để phân tích nhằm thấy được bản chất của các vấn đề sự kiện, đồng thời thấy được cái nhìn khái quát về quá trình vận động và phát triển của vùng đất Hà Tĩnh.

- Phương pháp định lượng: được sử dụng để lập bảng thống kê, so sánh, tổng hợp các số liệu.

- Phương pháp điền dã: Tổ chức sưu tầm tư liệu ở các địa phương, dòng họ, các nhân vật lịch sử.

- Phương pháp liên ngành: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học, sử học, xã hội học, dân tộc học… để đưa ra sự kiện chính xác… Sưu tầm, thống kê sự kiện, so sánh đối chiếu, phân tích cụ thể, từ đó đưa ra kết luận cuối cùng.

Trong quá trình triển khai nghiên cứu, đề tài đảm bảo 02 nguyên tắc, đó là nguyên tắc thống nhất phương pháp lịch sử và phương pháp logic; nguyên tắc thống nhất tính đảng và tính khoa học.

Kỹ thuật sử dụng: Đọc trực tiếp quan văn bản, sao chụp, chụp ảnh tư liệu làm cơ sở khoa học; biên dịch các tài liệu Hán Nôm, tài liệu nước ngoài…

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo khoa học đề tài; Sách Biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh; Báo cáo khoa học thể hiện đầy đủ kết quả nghiên cứu theo từng nội dung, đáp ứng mục tiêu đề tài. Xuất bản sách Biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Chuyển giao trực tiếp báo cáo kết quả đề tài và sách Biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh đến tận tay tổ chức/cá nhân có nhu cấu tìm hiểu, nghiên cứu về Hà Tĩnh. - Số hóa sách Biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh để chuyển giao cho Thư viện Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan. - Các cơ quan cần sử dụng: Viện Sử học, Viện Hán Nôm, Viện Văn học, Viện Dân tộc học, Viện Lịch sử đảng, các cơ quan báo chí... - Tổ chức công bố kết quả nghiên cứu, ra mắt sách và tuyên truyền nội dung nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 9/2024 đến 9/2026)

17

Kinh phí được phê duyệt: 851.400.000 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 851.400.000 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 410 ngày 10 tháng Tháng 9 năm 2024

19

Hợp đồng thực hiện: số 418 ngày 16 tháng Tháng 9 năm 2024

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)