14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Các khía cạnh pháp lý của Chat GPT |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Lê Hồng Thái
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung: Hội thảo nghiên cứu về thực tiễn tác động của Chat GPT (Trí tuệ nhân tạo tạo sinh - Generative AI), từ đó, nhận diện các khía cạnh pháp lý của nó và gợi mở một số vấn đề cho cán bộ nghiên cứu trẻ. Bên cạnh đó, hội thảo trao đổi và đưa ra các giải pháp tăng cường khả năng thích ứng của pháp luật với Chat GPT và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. 2. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu đặc điểm và nguyên lý hoạt động của Chat GPT. - Nghiên cứu tổng quan về các khía cạnh pháp lý của Chat GPT; - Nghiên cứu Chat GPT và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với pháp luật hành chính, nhà nước tại Việt Nam; - Nghiên cứu Chat GPT và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với pháp luật hình sự và cải cách tư pháp tại Việt Nam; - Nghiên cứu Chat GPT và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với pháp luật dân sự - kinh tế tại Việt Nam; - Nghiên cứu Chat GPT và các vấn đề đặt ra đối với chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý Ngành Tư pháp; - Nghiên cứu việc ứng dụng Chat GPT trong nghiên cứu khoa học pháp lý - Cơ hội và thách thức đối với cán bộ nghiên cứu trẻ trong xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo. - Nghiên cứu phản ứng chính sách của một số quốc gia đối với Chat GPT và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Tổng quan về Chat GPT (Khái niệm, đặc điểm, nguyên lý hoạt động…). Nội dung 2: Tổng quan về các khía cạnh pháp lý của Chat GPT. Nội dung 3: Chat GPT và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với pháp luật hành chính, nhà nước tại Việt Nam. Nội dung 4: Chat GPT và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với pháp luật hình sự và cải cách tư pháp tại Việt Nam. Nội dung 5: Chat GPT và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với pháp luật dân sự - kinh tế tại Việt Nam. Nội dung 6: Chat GPT và các vấn đề đặt ra đối với chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý Ngành Tư pháp. Nội dung 7: Ứng dụng Chat GPT trong nghiên cứu khoa học pháp lý - Cơ hội và thách thức đối với cán bộ nghiên cứu trẻ trước xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo. Nội dung 8: Phản ứng chính sách của một số quốc gia đối với Chat GPT và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: Góp phần tìm ra các khía cạnh pháp lý của Chat GPT từ đó định hướng xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học pháp lý trong tương lai, hội nhập với khoa học pháp lý quốc tế. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp suy luận logic, Hội thảo sẽ tiến hành nghiên cứu bằng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù khác như: - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: Tổng hợp toàn bộ thông tin được trình bày từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích: nêu và phân tích được cụ thể các khía cạnh pháp lý của TTNT trên thế giới và ở Việt Nam. - Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê các vấn đề pháp lý đặt ra; trong phạm vi có thể, một số chuyên đề sẽ nghiên cứu đưa ra các số liệu cụ thể liên quan nhằm minh chứng cho các luận điểm được đưa ra. - Phương pháp so sánh: So sánh các hệ thống pháp luật trên thế giới thống qua các quốc gia đại diện, ưu điểm và nhược điểm của từng hệ thống để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho Việt Nam. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Các báo cáo chuyên đề. - Kỷ yếu hội thảo. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Những kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao để sử dụng vào các mục đích phù hợp cho các cơ quan, tổ chức sau: - Cơ quan tiếp nhận chính kết quả nghiên cứu: các Ban nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ (có nhu cầu). - Kết quả tiếp nhận: Sản phẩm chính của hội thảo là kỷ yếu hội thảo. |
16 |
Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 22/01/2024 đến 31/10/2024) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 80 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 80 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 15/QĐ-CLKHPL ngày 22 tháng Tháng 1 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|