14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Những khía cạnh pháp lý của “hợp đồng thông minh”: Lý luận và thực tiễn |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Cao Xuân Phong
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu những nhận thức và quan điểm đương đại về “hợp đồng thông minh”, xu hướng phát triển của “hợp đồng thông minh”, các khía cạnh pháp lý của hợp đồng thông minh và các quy định pháp luật của một số quốc gia điều chỉnh loại hợp đồng này. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về “hợp đồng thông minh” tại Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích của các bên liên quan. 2. Mục tiêu cụ thể: - Khái quát các vấn đề cơ bản về “hợp đồng thông minh”: khái niệm, lịch sử ra đời, đặc điểm cơ bản, nguyên tắc cốt lõi, ứng dụng; xu hướng phát triển của “hợp đồng thông minh”, - Nghiên cứu sự khác biệt giữa hợp đồng truyền thống và “hợp đồng thông minh” từ góc độ các yếu tố cấu thành hợp đồng như: giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng, việc áp dụng các nguyên tắc của BLDS vào “hợp đồng thông minh”, vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba... - Xác định thách thức của “hợp đồng thông minh” đối với hệ thống pháp luật hiện hành. - Các quy định pháp luật một số quốc gia về “hợp đồng thông minh”: Vương Quốc Anh, Trung Quốc, Úc, Nga, Liên minh Châu Âu. - Những giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về “hợp đồng thông minh” tại Việt Nam. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Khái quát một số vấn đề cơ bản về “Hợp đồng thông minh”. Nội dung 2: “Hợp đồng thông minh” ở Việt Nam hiện nay. Nội dung 3: Pháp luật một số quốc gia và khu vực về “hợp đồng thông minh” và các khía cạnh pháp lý của “hợp đồng thông minh” tại các quốc gia này. Nội dung 4: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về “hợp đồng thông minh”. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: - Đóng góp cho quá trình tiếp tục hoàn thiện lý luận, thực tiễn về “hợp đồng thông minh”; - Góp phần cụ thể hóa nội dung chủ trương, chính sách của Đảng về hệ thống pháp luật; - Làm rõ khung pháp lý, mở ra những hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn về “hợp đồng thông minh”. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu so sánh pháp lý: Nghiên cứu so sánh các vấn đề lý luận và thực tiễn quy định, các khía cạnh pháp lý về “hợp đồng thông minh” trong quy định pháp luật các quốc gia nói trên, đối chiếu với quy định pháp luật Việt Nam, từ đó rút ra điểm tương đồng, khác biệt và đề xuất kiến nghị. - Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: sử dụng tài liệu trong thư viện: bài báo, tạp chí, sách, tài liệu trên mạng internet, thư viện các trường đại học trong và ngoài nước để nghiên cứu về “hợp đồng thông minh” và nhu cầu thực tiễn về “hợp đồng thông minh”. - Phương pháp nghiên cứu, phân tích lịch sử: đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình hình thành phát triển của “hợp đồng thông minh” ở Việt Nam và ở một số quốc gia trên thế giới. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận: để sử dụng các tài liệu tìm được tìm ra các nội dung liên quan đến các khía cạnh pháp lý của “hợp đồng thông minh”. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Báo cáo khoa học chuyên đề. - Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu. - Báo cáo kết quả hội thảo. - Báo cáo tổng hợp kết quả của Đề tài. - 02 bài tạp chí. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các kết quả nghiên cứu của đề tài có tác động tích cực đến ý thức và hành động của các nhóm chủ thể khác nhau trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, phục vụ trực tiếp quá trình nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề cơ bản về “hợp đồng thông minh”. Địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu là Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các trường đại học, cơ sở đào tạo nghiên cứu pháp luật, các công ty luật, doanh nghiệp trong và ngoài nước và những nhà hoạt động thực tiễn về vấn đề này. |
16 |
Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/3/2024 đến 01/9/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 400 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 400 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 261/QĐ-BTP ngày 01 tháng Tháng 3 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số 13/2024/CLKHPL-HĐ ngày 01 tháng Tháng 3 năm 2024 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|