14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Những khía cạnh pháp lý của trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Chu Thị Hoa
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu những tác động đến hệ thống pháp luật của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), trên cơ sở đó xác định các nhu cầu và định hướng, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc ứng dụng, phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam. 2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau: - Nhận diện những tác động đến hệ thống pháp luật của trí tuệ nhân tạo. - Nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế điển hình về ứng xử pháp luật đối với những vấn đề phát sinh từ trí tuệ nhân tạo, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay. - Làm rõ những điểm bất cập và đánh giá mức độ sẵn sàng về mặt chính sách và pháp luật điều chỉnh việc ứng dụng, phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc ứng dụng, phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam trong giai đoạn tới. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về trí tuệ nhân tạo. Nội dung 2: Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trí tuệ nhân tạo – giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Nội dung 3: Thực tiễn phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thực trạng pháp luật liên quan đến việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam hiện nay. Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam trong thời gian tới. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: - Đóng góp cho quá trình nhận thức chung về trí tuệ nhân tạo và đánh giá đúng thực trạng pháp luật có liên quan ở Việt Nam; - Đưa ra hệ thống kiến nghị được luận giải thuyết phục về lý luận và thực tiễn về các giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo thúc đẩy quá trình ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam hiện nay. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của Đề tài, nhóm nghiên cứu dự kiến áp dụng các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu như sau: - Phương pháp nghiên cứu tại chỗ: được sử dụng để nghiên cứu các nội dung; rà soát đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành; thu thập, nghiên cứu các tài liệu trong ngoài nước về các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của Đề tài. - Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng để tham khảo quy định của pháp luật của các quốc gia trên thế giới về trí tuệ nhân tạo. - Phương pháp Phân tích: Để nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn pháp luật tại Việt Nam về trí tuệ nhân tạo. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tổng hợp các kết quả thu được, đưa ra một số giải pháp xây dựng chính sách, pháp luật Việt Nam. - Phương pháp tọa đàm, hội thảo khoa học: Nhằm tạo diễn đàn phân tích khoa học những vấn đề mới, nội dung lớn về xây dựng chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam và trao đổi một số kinh nghiệm quốc tế hiện nay. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Các báo cáo nội dung. - Báo cáo tổng hợp kết quả của Đề tài. - Báo cáo tóm tắt kết quả của Đề tài. - 02 bài tạp chí |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Những kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao để sử dụng vào các mục đích phù hợp cho các cơ quan, tổ chức sau: - Vụ Pháp luật Dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp: là đơn vị xây dựng, hoạch định chính sách, pháp luật trong lĩnh vực dân sự -kinh tế và vận dụng vào thực tiễn tổ chức, hoạt động. Vì vậy kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là nguồn tài liệu cần thiết để Vụ có thể tham khảo và ứng dụng. - Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp: là đơn vị tham mưu về công tác xây dựng pháp luật, công tác pháp chế. Vì vậy kết quả nghiên cứu pháp luật về trí tuệ nhân tạo của Viện Khoa học pháp lý sẽ mang lại cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm phục vụ cho hoạt động đề xuất những định hướng lớn trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật của Vụ. |
16 |
Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/3/2024 đến 01/9/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 500 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 500 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 260/QĐ-BTP ngày 01 tháng Tháng 3 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số 09/2024/CLKHPL-HĐ ngày 01 tháng Tháng 3 năm 2024 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|