14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Hoàn thiện tổ chức, bộ máy, nhân sự và tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Bộ Tư pháp đáp ứng yêu cầu chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Lại Thị Vân Anh
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu tổng thể: - Thực hiện chủ trương hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được đề cập tại các văn bản, nghị quyết của Đảng, trong đó có chủ trương “xây dựng cơ chế, chính sách… phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế”, Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và “phòng ngừa, giải quyết sớm, có hiệu quả các tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài” tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; - Góp phần hoàn thiện thể chế pháp luật Việt Nam nói chung về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, xây dựng phương hướng kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, giúp ổn định môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. 2. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở chính trị, pháp lý của việc hoàn thiện tổ chức, bộ máy, nhân sự và tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Bộ Tư pháp, đáp ứng yêu cầu chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay; - Đánh giá thực trạng tổ chức, bộ máy, nhân sự, năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Bộ Tư pháp và các khó khăn, thách thức đặt ra đối với Bộ Tư pháp trong việc tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, đáp ứng yêu cầu chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Bộ Tư pháp; - Hỗ trợ Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được quy định tại Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; - Kinh nghiệm của quốc tế, trong đó có kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiện, tình hình phát sinh tranh chấp đầu tư quốc tế tương tự Việt Nam, trong xây dựng bộ máy, nhân sự giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; - Đánh giá và đề xuất một số phương hướng hoàn thiện tổ chức, bộ máy, nhân sự và tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Bộ Tư pháp (trong đó có đề xuất mô hình tổ chức bộ máy, tiêu chí về chuyên môn, trình độ của đội ngũ cán bộ và lộ trình, điều kiện đảm bảo thực hiện tại Bộ Tư pháp) đáp ứng yêu cầu chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam Nội dung 2. Khuôn khổ pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế Nội dung 3: Thực trạng tổ chức bộ máy, nguồn lực và năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam Nội dung 4: Các mô hình tổ chức bộ máy và đầu tư nguồn lực phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trên thế giới Nội dung 5: Kinh nghiệm tổ chức bộ máy, nguồn lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Ấn Độ, Trung Quốc Nội dung 6: Kinh nghiệm tổ chức bộ máy, nguồn lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Hàn Quốc, Canada Nội dung 7: Kinh nghiệm tổ chức bộ máy, nguồn lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Peru Nội dung 8: Yêu cầu về tổ chức bộ máy, nguồn lực, năng lực giải quyết tranh chấp đối với Việt Nam Nội dung 9: Mô hình tổ chức bộ máy giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và tiêu chuẩn cán bộ phục vụ công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam và tại Bộ Tư pháp Nội dung 10: Phương hướng đầu tư, bố trí nguồn lực, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam và tại Bộ Tư pháp |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: - Các kết quả nghiên cứu của Đề án là tài liệu tham khảo giúp nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, các khó khăn, thách thức của công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; - Tạo cơ sở lý luận toàn diện, sâu sắc về thực trạng, yêu cầu và xu hướng cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; - Các kết quả nghiên cứu của Đề án là tài liệu khoa học khách quan, toàn diện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, tham khảo trong quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng nguồn lực và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tốt Đề án và đạt được mục tiêu đề ra, trong quá trình nghiên cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp suy luận logic, Đề án sẽ tiến hành nghiên cứu bằng một số phương pháp nghiên cứu khác như: - Phương pháp phân tích: để nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; - Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế, tổng hợp các kết quả thu được, đưa ra các định hướng kiện toàn tổ chức bộ máy, nguồn lực và nâng cao kết quả giải quyết tranh chấp tại Việt Nam và các giải pháp, lộ trình cụ thể tại Bộ Tư pháp. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để tham khảo quy định pháp luật, kinh nghiệm quốc tế, các quốc gia trên thế giới trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. - Hội thảo khoa học: lấy ý các chuyên gia độc lập trong và ngoài nước với Đề án nghiên cứu nhằm tạo ra diễn đàn phân tích, thảo luận khoa học những vấn đề về thực trạng công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam, các thách thức và phương hướng, giải pháp, lộ trình kiện toàn tổ chức bộ máy, nguồn lực và nâng cao hiệu quả công tác này tại Việt Nam. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Các nghiên cứu chuyên môn cụ thể. - Báo cáo tổng hợp kết quả Đề án. - Báo cáo tóm tắt kết quả Đề án. - Báo cáo hội thảo. - 02 bài tạp chí. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Những kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao để sử dụng vào mục đích phù hợp tại các cơ quan, tổ chức sau: - Cơ quan tiếp nhận chính kết quả nghiên cứu: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo luật. - Kết quả tiếp nhận: sản phẩm chính của Đề án, tài liệu, kết quả các cuộc hội thảo; - Nhu cầu ứng dụng: Phục vụ công tác tham mưu, xây dựng pháp luật, nghiên cứu, giảng dạy; đồng thời phục vụ cho các cơ quan nhà nước trong quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy, nguồn lực và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. |
16 |
Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/3/2024 đến 01/9/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 400 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 400 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 258/QĐ-BTP ngày 01 tháng Tháng 3 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số 07/2024/CLKHPL-HĐ ngày 01 tháng Tháng 3 năm 2024 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|