Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện bảo vệ thực vật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để quản lý sâu, bệnh hại cây vải theo hướng hữu cơ, nâng cao chất lượng hàng hóa tại tỉnh Đắk Lắk

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện bảo vệ thực vật

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Bùi Thị Hải Yến

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Bùi Thị Hải Yến (Chủ nhiệm nhiệm vụ); ThS. Lê Thu Hiền (Thư ký); TS. Bùi Văn Dũng; TS. Nguyễn Văn Liêm; TS. Lê Mai Nhất; ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa; ThS. Lê Thị Thu Hương; ThS. Nguyễn Hữu Hưng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp khoa học kỹ thuật tổng hợp quản lý hiệu quả sâu bệnh hại cây vải theo hướng hữu cơ, hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu cấp mã số vùng trồng tại tỉnh Đắk Lắk.

- Mục tiêu cụ thể:

- Xác định thành phần sâu, bệnh hạị; quy luật phát sinh và mức độ gây hại chính trên cây vải tại tỉnh Đắk Lắk

- Ứng dụng các giải pháp quản lý tổng hợp sâu, bệnh hại cây vải theo hướng hữu cơ  giúp sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường.

- Xây dựng quy trình sản xuất quả vải hàng hóa chất lượng cao, ứng dụng các giải pháp tổng hợp quản lý sâu bệnh hại, trong đó sử dụng thuốc BVTV sinh học và thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học; ưu tiên phân bón hữu cơ.

- Xây dựng 02 mô hình sản xuất quả vải theo quy trình trên, quy mô 01 ha/mô hình, có hiệu quả phòng trừ sâu, bệnh hại đạt trên 70%, năng suất tăng 13-15%

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất và những yếu tố hạn chế trong kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại cây vải tại tỉnh Đắk Lắk

Nội dung 2: Xác định thành phần sâu, bệnh hại trên cây vải tại tỉnh Đắk Lắk

Nội dung 3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái, diễn biến mật độ và sự phát sinh gây hại của một số loài sâu bệnh chính trên cây vải

Nội dung 4. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật tổng hợp quản lý hiệu quả sâu bệnh hại cây vải theo hướng sản xuất hữu cơ

Nội dung 5. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp sâu bệnh hại cây vải trong thời kỳ kinh doanh theo hướng hữu cơ

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Trồng trọt, Bảo vệ thực vật

13

Phương pháp nghiên cứu:

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

1. Dạng 1: Ảnh

  • Ảnh các loài sâu hại chính và bộ phận bị hại
  • Ảnh triệu chứng các bệnh chính hại cây vải và tác nhân gây bệnh

2. Dạng II:  Báo cáo, quy trình, mô hình

- Báo cáo hiện trạng sản xuất và những yếu tố hạn chế trong kỹ thuật canh tác và quản lý tổng hợp sâu bệnh hại trên cây vải tại Đắk Lắk

 - Báo cáo Thành phần sâu, bệnh hại và các tác nhân gây hại chính trên cây vải tại Đắk Lắk.

- Giải pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây vải tại Đắk Lắk có sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc BVTV sinh học và thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học.

- Quy trình sản xuất quả vải hàng hóa theo hướng hữu cơ có hiệu  quả cao, an toàn và thân thiện với môi trường

- Mô hình quản lý tổng hợp sâu bệnh hại cây vải trong thời kỳ kinh doanh theo hướng hữu cơ: 2 mô hình (quy mô 01 ha/mô hình × 2 MH = 02 ha). Hiệu quả phòng trừ trên 70%, hiệu quả kinh tế tăng 13-15%

- Hội thảo chuyên gia: 01 hội thảo

- Tập huấn: 02 lớp ×  30 người/lớp.

- Báo cáo tổng kết đề tài

3. Dạng  III: Bài báo

Bài báo khoa học: 02 bài (01 bài đăng trên Tạp chí Bảo vệ thực vật; 01 bài trên tạp chí chuyên ngành)

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu được ứng dụng tại huyện Ea Kar, huyện Krông Năng và các vùng sản xuất vải tại Đắk Lắk cũng như một số vùng sản xuất vải khác có cùng điều kiện tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên

16

Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ 01/2024 đến 06/2026)

17

Kinh phí được phê duyệt: 950 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 950 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 2868/QĐ-UBND ngày 29 tháng Tháng 12 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số 1111HĐ-SKHCN ngày 29 tháng Tháng 12 năm 2023

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)