Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Bắc Giang
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu, gây trồng thử nghiệm cây Thanh Thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) phục vụ trồng rừng gỗ lớn và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Bắc Giang

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sĩ Lã Mạnh Cường

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Bổ sung loài cây mới vào danh mục cây trồng chính của tỉnh Bắc Giang. Tuyển chọn, công nhận 50 cây trội làm nguồn giống phục vụ sản xuất giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Xây dựng mô hình sản xuất giống cây Thanh Thất từ hạt với quy mô 5.500 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

Xây dựng các Quy trình kỹ thuật: Quy trình kỹ thuật nhân giống cây Thanh Thất từ hạt; Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất thuần loài; Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung phù hợp với điều kiện của địa phương. Xây dựng mô hình trồng rừng Thanh Thất, quy mô 05 ha, trong đó 02 ha trồng thuần loài với mật độ trồng 1.100 cây/ha, 03 ha khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung với mật độ trồng 250 cây/ha, Tỷ lệ sống đạt ≥85%, cây sinh trưởng, phát triển tốt.

 

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều tra đánh giá một số đặc điểm lâm học, phân bố, sinh thái của cây Thanh Thất.

Tuyển chọn công nhận 50 cây trội làm nguồn giống phục vụ sản xuất giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Thanh Thất từ hạt.

Xây dựng mô hình trồng rừng Thanh Thất thuần loài và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.


 


 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 50 cây Thanh Thất được công nhận là cây trội làm nguồn giống phục vụ sản xuất giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Mô hình sản xuất giống Thanh Thất từ hạt với quy mô 5.500 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn (cây trên 6 tháng tuổi, đường kính gốc ≥ 0,5 cm, chiều cao vút ngọn ≥40 cm, cây khỏe mạnh, thân thẳng, không cụt ngọn, không sâu bệnh).

- Mô hình trồng cây Thanh Thất, quy mô 05 ha, trong đó 02 ha trồng thuần loài với mật độ trồng 1.100 cây/ha, 03 ha khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung với mật độ trồng 250 cây/ha, tỷ lệ sống đạt ≥85%, cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- 03 Quy trình kỹ thuật được công nhận cấp cơ sở;

- Báo cáo tổng kết.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Bắc Giang

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 03/2023 đến 03/2026)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1470 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1470 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 154/QĐ-UBND ngày 09 tháng Tháng 2 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)