14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu điều tra thu thập các giống cây dược liệu và đề xuất phương án bảo tồn, phát triển cây dược liệu tại Bình Thuận |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT-03-04-2024 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Sinh học Nhiệt đới
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Bình Thuận |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Bùi Đình Thạch
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Lê Nguyễn Tú Linh; TS. Hồ Thiên Hoàng; TS. Đào Phú Quốc; TS. Lý Ngọc Sâm; ThS. Trịnh Thị Bền; ThS. Trần Thị Linh Giang; ThS. Hồ Thanh Tuyền; ThS. Phan Văn Thưởng; ThS. Nguyễn Minh Đông |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: - Điều tra ghi nhận kiến thức sử dụng cây dược liệu, xác định tập đoàn cây dược liệu tại Bình Thuận. Định danh chính xác tên khoa học, tên dân gian, dược tính, công dụng. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng nguồn tài nguyên dược liệu hiện có. - Xây dựng bản đồ phân bố các loài cây dược liệu bản địa đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế và tiềm năng khai thác ở Bình Thuận.
|
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Điều tra, thu thập kiến thức (bản địa) sử dụng các cây dược liệu và các bài thuốc dân gian từ các thầy thuốc và cộng đồng người dân địa phương. Nội dung 2: Đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây dược liệu tỉnh Bình Thuận. Nội dung 3: Xây dựng bản đồ phân bố các cây dược liệu và bản đồ phân bố các loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế và tiềm năng khai thác tỉnh Bình Thuận. Nội dung 4: Đề xuất phương án bảo tồn và phát triển nguồn cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Nội dung 5: Xây dựng mô hình vườn dược liệu bản địa tỉnh Bình Thuận. Nội dung 6: Biên soạn và đưa vào xuất bản cuốn sách về các loài cây dược liệu tỉnh Bình Thuận. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Dược học |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - 01 mô hình vườn cây dược liệu thiết yếu theo tiêu chí của Bộ Y tế: Diện tích 1.000 m2 với 40 loài cây thuốc (5 - 10 cá thể/loài). - 01 mô hình vườn cây dược liệu có giá trị kinh tế, quý hiếm để phục vụ sản xuất về sau: Diện tích 2.000 m2 với 40 loài cây thuốc (5 - 10 cá thể/loài). - Báo cáo về danh sách các cây dược liệu và các bài thuốc nam thường được sử dụng ở tỉnh Bình Thuận. - Báo cáo hiện trạng phân bố cây dược liệu trên các kiểu địa hình, sinh thái/hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh. - Báo cáo về thành phần loài cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Báo cáo đa dạng về giá trị sử dụng, thành phần hợp chất và các nhóm bệnh chữa trị của cây dược liệu. - Báo cáo hiện trạng các loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm thuộc diện nguy cấp cần được bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 06 của Chính Phủ và Danh lục đỏ thế giới (IUCN). - Báo cáo về mặt di truyền một số loài cây dược liệu mới phát hiện hoặc có giá trị sử dụng và tiềm năng kinh tế bằng các chỉ thị sinh học phân tử nhằm phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen. - Báo cáo kết quả ghi nhận, thu thập mẫu và chụp ảnh ngoài thực địa các loài cây dược liệu tại tỉnh Bình Thuận. - Báo cáo danh lục cây dược liệu tỉnh Bình Thuận. - Bản đồ phân bố cây dược liệu tỉnh Bình Thuận: Tỷ lệ bản đồ: 1/100.000; 2 bản giấy (khổ A0) và file dạng GIS. - Bản đồ phân bố cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm có giá trị bảo tồn, có giá trị kinh tế và có tiềm năng khai thác: Tỷ lệ bản đồ: 1/100.000; 2 bản giấy (khổ A0) và file dạng GIS. - Báo cáo đề xuất phương án bảo tồn, phát triển các giống cây dược liệu, đặc biệt là các giống cây quý trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Sách Tài nguyên cây dược liệu tỉnh Bình Thuận: dạng điện tử đầy đủ nội dung, hình ảnh màu về cây dược liệu tỉnh Bình Thuận. - 02 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học, kỹ thuật có chỉ số ISSN. - Đào tạo: hỗ trợ đào tạo 01 thạc sĩ về dược liệu hoặc sinh học. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Doanh nghiệp, hộ dân tham gia thực hiện mô hình; các sở, ban, ngành có liên quan. |
16 |
Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 12/2024 đến 11/2026) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 1418 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 1418 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 2168/QĐ-UBND ngày 12 tháng Tháng 12 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ĐT-03-04-2024 ngày 12 tháng Tháng 12 năm 2024 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|