14/2014/TT-BKHCN
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng mô hình nhân giống, thâm canh và chiết xuất tinh dầu Tràm trà (Melaleuca alternifolia) tại tỉnh Thái Nguyên |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): DA/NN/15/2025 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong Nông Lâm nghiệp
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Thái Nguyên |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Vũ Thị Ánh
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Vũ Thị Ánh; ThS. Phạm Thị Hương; TS. Hà Minh Tuân; TS. Lê Quang Ưng; ThS. Khuất Thị Thanh Huyền; KS. Hoàng Thanh Ngân; TS. Bùi Lan Anh; TS. Phạm Thị Thu Huyền; ThS. Nguyễn Thương Tuấn; DS. Dương Hồng Lệ; ThS. Ngô Thái Hà; |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu hoàn thiện được các quy trình kỹ thuật và xây dựng thành công mô hình nhân giống, thâm canh và ứng dụng chiết suất Tràm trà tại tỉnh Thái Nguyên nhằm đưa một giống cây trồng mới có tiềm năng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất đồi kém hiệu quả, tạo nguyên liệu chế biến tinh dầu phục vụ các ngành sản xuất mỹ phẩm, dược liệu. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên và lựa chọn địa điểm phù hợp xây dựng mô hình trồng cây Tràm trà tại Thái Nguyên Công việc 1: Thu thập tài liệu thứ cấp, xây dựng bộ công cụ và phương án điều tra. Công việc 2: Điều tra, khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên và lựa chọn địa điêm phù hợp xây dựng trồng cây Tràm trà tại Thái Nguyên Công việc 3: Tổng hợp số liệu điều tra và các thông tin thứ cấp, đánh giá lựa chọn các địa điểm trồng Nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống, thâm canh cây Tràm trà và quy trình chiết xuất tinh dầu Tràm trà tại Thái Nguyên Công việc 1: Hoàn thiện quy trình nhân giống cây Tràm trà bằng phương pháp giâm hom. Công việc 2: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng thâm canh Tràm trà tại tỉnh Thái Nguyên Công việc 3. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chiết xuất tinh dầu Tràm trà từ chồi ngọn và lá tại tỉnh Thái Nguyên Nội dung 3: Xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống Tràm trà. Nội dung: Xây dựng vườn ươm sản xuất cây giống Tràm trà. Quy mô: 25.000 cây. Nội dung 4: Xây dựng mô hình thâm canh Tràm trà tại Thái Nguyên Địa điểm: Tại các địa điểm được lựa chọn tại Nội dung 1. Quy mô: 2,0 ha bao gồm 0,5 ha trồng tập trung và 1,5 ha trồng phân tán. Nội dung 5: Xây dựng mô hình chiết xuất tinh dầu Tràm trà tại Thái Nguyên. Công việc 1. Xây dựng mô hình chiết xuất tinh dầu Tràm trà Công việc 2. Đánh giá chất lượng tinh dầu Tràm trà Nội dung 6: Tập huấn, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật Công việc 1: Tập huấn, đào tạo Nội dung tập huấn: Tập huấn kỹ thuật nhân giống và thâm canh Tràm trà Số lượng: 02 lớp. Quy mô: 25 lượt người/lớp. Công việc 2: Chuyển giao kỹ thuật Nội dung: Chuyển giao quy trình kỹ thuật chiết xuất tinh dầu Tràm trà Đối tượng: 02 kỹ thuật viên
|
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Trồng trọt |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: + Về mục tiêu kinh tế: Xây dựng được mô hình thâm canh và chiết xuất được tinh dầu Tràm trà tại Thái Nguyên, bước đầu là nguồn nguyên liệu cho sản xuất các loại sản phẩm khác góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, phát triển theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân và HTX. + Về mục tiêu xã hội: Mở ra một hướng đi mới, một loài cây trồng có tiềm năng tại tỉnh Thái Nguyên mà chưa đươc khai thác, tạo sinh kế ổn định bền vững cho người dân vùng trồng nguyên liệu và sản xuất sản phẩm trên địa bàn tỉnh, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất của bà con nông dân trên địa bàn. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa tài liệu: Kế thừa và nghiên cưu các tài liệu thứ cấp thông qua các báo cáo và số liệu thống kê của các cơ quan quản lý tại địa phương. - Phương pháp điều tra: Điều tra thu thập thực địa thông qua các hộ dân tại địa phương. Triển khai phỏng vấn cá nhân đối với các nhóm đối tượng nhằm thu thập thông tin. - Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng được đảm bảo tính khoa học, và phù hợp với đặc tính của từng loại cây trồng. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đảm bảo tính nhất quán và tính khoa học cao. - Phương pháp phân tích chất lượng được áp dụng tại phòng thí nghiệm theo các Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và các tiêu chuẩn cơ sở của Phòng thí nghiệm đảm bảo tính chính xác, đại diện cho mẫu. - Các số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng, đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê, và viết các báo cáo chuyên đề theo quy định khoa học hiện hành. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Báo cáo đánh giá điều kiện tự nhiên và lựa chọn được địa điểm phù hợp xây dựng mô hình trồng cây Tràm trà tại Thái Nguyên. - Quy trình nhân giống Tràm trà phù hợp với điều kiện tại Thái Nguyên. - Quy trình thâm canh Tràm trà phù hợp với điều kiện tại Thái Nguyên. - Quy trình chiết suất tinh dầu Tràm trà. - Mô hình nhân giống Tràm trà, quy mô ≥25.000 cây, cây khỏe mạnh sinh trưởng tốt, lá xanh, không cụt ngọn, không bị sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn xuất vườn. - Mô hình thâm canh Tràm trà, quy mô 2,0 ha, cây sinh trưởng tốt. - Mô hình chiết xuất tinh dầu Tràm trà công suất 500kg cành, lá/mẻ. - Đào tạo 02 kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật cho 50 người dân. - 01 bài báo khoa học. - Báo cáo tổng kết dự án. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Trung tâm giống cây trồng vật nuôi và thủy sản Địa chỉ: Phường Phan Đình Phùng, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên |
16 |
Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/01/2025 đến 31/12/2027) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 1598 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 1099 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 220 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 279 triệu đồng
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 2601/QĐ-UBND ngày 24 tháng Tháng 10 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số 25/2024/HĐ-KHCN ngày 31 tháng Tháng 12 năm 2024 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|