Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Thái Nguyên
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp xây dụng và phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ phù hợp với đặc thù tỉnh Thái Nguyên

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT/XH/04/2025

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Thái Nguyên

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Thành Vũ

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thành Vũ; TS. Triệu Văn Huấn; TS. Đoàn Quang Duy; PGS.TS. Đinh Hồng Linh; ThS. Đỗ Trọng Nghĩa; TS. Nguyễn Thị Nga; TS. Phương Hữu Khiêm; TS. Nguyễn Đắc Dũng; TS. Mai Việt Anh; TS. Nguyễn Thị Hương; ThS. La Quí Dương; TS. Vũ Bạch Diệp; CN. Nguyễn Huyền Anh; ThS. Nguyễn Huy Hoàng; TS. Vũ Thị Mai Anh; ThS. Trần Thanh Bình; ThS. Nguyễn Hải Yến; ThS. Nguyễn Đình Huy; ThS. Nguyễn Như Khánh; ThS. Đào Thị Phương Thảo; ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu quát

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ.

- Phân tích  bối cảnh, tiềm năng, thế mạnh, thực trạng, các yếu tổ ảnh hưởng đến xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ của tỉnh Thái Nguyên.

            - Đề xuất các chính sách, các giải pháp xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ phù hợp với đặc thù tỉnh Thái Nguyên.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan lý luận về hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ

Nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xây dựng và phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp để làm nền tảng lý thuyết cho thực hiện nghiên cứu đánh giá thực trạng của phong trào khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ hiện nay và giải pháp phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng kinh tế chia sẻ.

Nội dung 2: Điều tra, thu thập số liệu về hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thái Nguyên, giai đoạn từ năm 2017 – 2025

Nhằm để hiểu rõ hiện trạng, đánh giá xu hướng phát triển và tác động của các chính sách hỗ trợ. Thông qua đó, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm xây dựng và phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp hiệu quả và bền vững. Đồng thời, tạo lập cơ sở dữ liệu chi tiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý.

Nội dung 3: Phân tích thực trạng hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ của tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập cần phải được giải quyết

Phân tích các cơ sở và căn cứ nhằm đưa ra các đề xuất và giải pháp để xây dựng và phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ. Mục đích này bao gồm việc xác định các yếu tố cần thiết và điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả của nền kinh tế chia sẻ.

Nội dung 4: Phân tích bối cảnh, tiềm năng, thế mạnh thể hiện tính đặc thù của tỉnh Thái Nguyên trong xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ

Nhằm tập trung phân tích đánh giá và phân thực thực trạng xây dựng và phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ và nhu cầu hỗ trợ phát triển của các doanh nghiệp và dự án ứng dụng kinh tế chia sẻ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua.

Nội dung 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ của tỉnh Thái Nguyên

Nhằm phân tích làm rõ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng và phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ để làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp.

Nội dung 6: Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ phù hợp với tỉnh Thái Nguyên

Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ tại tỉnh Thái Nguyên, trong đó làm rõ: Các giải pháp phát triển cụ thể, nội dung từng giải pháp và điều kiện để thực hiện giải pháp.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế và kinh doanh

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

+ Về mục tiêu kinh tế:

- Hỗ trợ sự ra đời và phát triển bền vững của các doanh nghiệp khởi nghiệp gắn với nền kinh tế chia sẻ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của tỉnh Thái Nguyên.

- Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có của địa phương.

- Tăng cơ hội việc làm cho người lao động, đồng thời tạo ra các nguồn thu mới và bền vững cho ngân sách tỉnh.

+ Về mục tiêu xã hội:

- Nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, và chính quyền địa phương về vai trò, tiềm năng của khởi nghiệp gắn với nền kinh tế chia sẻ.

-  Khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới

13

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu thập từ các nguồn như niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo hoạt động khởi nghiệp của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên.

Dữ liệu sơ cấp:Phương pháp chọn mẫu không xác suất được áp dụng, với các loại mẫu chính:

+ Người dân trong độ tuổi lao động: Cỡ mẫu 200 phiếu, chọn mẫu thuận tiện, đảm bảo đại diện vùng địa lý (thành thị và nông thôn).

+ Doanh nghiệp/hộ kinh doanh: Cỡ mẫu 200 phiếu, tập trung vào doanh nghiệp khởi nghiệp liên quan đến kinh tế chia sẻ, theo phương pháp chọn mẫu mục tiêu.

+ Cán bộ quản lý nhà nước: Cỡ mẫu 50 phiếu, từ các sở, ban, ngành liên quan, chọn mẫu mục tiêu.

+ Nhà thúc đẩy khởi nghiệp: Cỡ mẫu 50 phiếu, từ các cố vấn, nhà đầu tư, vườn ươm, chọn mẫu mục tiêu.

Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn và khảo sát bằng phiếu điều tra có cấu trúc, bao gồm thông tin chung, thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và các ý kiến đề xuất phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong kinh tế chia sẻ tại Thái Nguyên.

- Phương pháp phân tích dữ liệu

+ Phân tích tài liệu: Hệ thống và phân tích tài liệu liên quan để đánh giá thực trạng, từ đó phản ánh rõ nét vấn đề nghiên cứu.

+ Phân tích - so sánh: So sánh theo không gian, thời gian và đối tượng nhằm rút ra các đặc điểm nổi bật trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

+ Phỏng vấn sâu: Thu thập ý kiến chuyên sâu từ các tác nhân tham gia hệ sinh thái, giúp xây dựng giải pháp phù hợp.

+ Hội thảo: Tổ chức thảo luận với các chuyên gia, doanh nghiệp để bổ sung cơ sở thực tiễn và hoàn thiện giải pháp.

+ Phân tích SWOT: Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đề xuất giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

+ Nghiên cứu định tính và định lượng:

Định tính: Sử dụng thang đo Likert (5 mức độ) để thu thập và phân tích đánh giá của các tác nhân liên quan.

Định lượng: Kiểm định thống kê, phân tích nhân tố và các biến số quan trọng, hỗ trợ đưa ra các đề xuất có căn cứ khoa học.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Báo cáo điều tra, phân tích thực trạng hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2017 – 2025;

- Báo cáo phân tích bối cảnh, tiềm năng, thế mạnh thể hiện tính đặc thù của tỉnh Thái Nguyên trong xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ;

- Báo cáo phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ của tỉnh Thái Nguyên;

- Bộ giải pháp xây dựng và phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ phù hợp với đặc thù của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045;

- Báo cáo kết quả nghiên cứu

- 01 bài báo đăng trên tạp chí 0,75 điểm nằm trong danh mục tính điểm của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Tỉnh Đoàn Thái Nguyên - Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Nguyên.

16

Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ 01/01/2025 đến 31/12/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 738 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 738 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 2541/QĐ-UBND ngày 22 tháng Tháng 10 năm 2024

19

Hợp đồng thực hiện: số 08/2024/HĐ-KHCN ngày 30 tháng Tháng 12 năm 2024

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)