Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam
Viện Khoa học và Đổi mới sáng tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu áp dụng công nghệ chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE) cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT/KTCN/05/2025

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Khoa học và Đổi mới sáng tạo

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Phạm Tiến Giang

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS. Phạm Tiến Giang; CN Đình Thị Lý; ThS. Đào Xuân Tuấn; ThS. Vũ Đăng Chu; ThS. Bạch Phương Nhung; CN Bùi Thị Tuyết; KS. Trần Văn Hậu; ThS. Đỗ Tuấn Long; ThS. Lê Thanh Hải; CN Vũ Thanh Mai; CN Nguyễn Phạm Song

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyến đối số trong việc quản lý sản xuất, quản lý máy móc thiết bị, nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE) cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu đánh giá được tổng quan về áp dụng công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE).

- Đánh giá được thực trạng hiệu suất tống thể thiết bị và việc áp dụng công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tống thế thiết bị (OEE) tại các (20) doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Xây dựng bộ tài liệu đào tạo, hướng dẫn áp dụng công nghệ chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE).

- Đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về các kiến thức liên quan đến hiệu suất tổng thể thiết bị OEE và việc áp dụng công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE).

- Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm doanh nghiệp áp dụng công nghệ chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tống thế thiết bị (OEE).

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

1. Nghiên cứu tổng quan về áp dụng công nghệ chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE) phù hợp với tỉnh Thái Nguyên.

2. Khảo sát, đánh giá thực trạng và lựa chọn các doanh nghiệp để áp dụng hiệu suất tống thể thiết bị (OEE) và triển khai công nghệ chuyển đổi số nhằm nâng cao chỉ số OEE tại các  doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3. Xây dựng bộ tài liệu đào tạo, hướng dẫn áp dụng công nghệ chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE).

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về các kiến thức liên quan đến hiệu suất tổng thể thiết bị OEE và việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE).

5. Hỗ trợ xây dựng 02 mô hình điểm doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến và công nghệ chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tống thế thiết bị (OEE).

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

+ Về mục tiêu kinh tế:

Cải thiện hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE) không chỉ giúp giảm thời gian chết máy, tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các hiệu quả kinh tế dự kiến mang lại bao gồm:

  • Cải thiện môi trường làm việc;
  • Giảm tỷ lệ lỗi sản phẩm trong sản xuất;
  • Giảm sự cố dừng máy trong tháng;
  • Sau khi nhận được hỗ trợ từ đề tài, hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE) dự kiến sẽ tăng tối thiểu 10% trên mỗi dây chuyền sản xuất được thử nghiệm áp dụng công nghệ chuyển đổi số.
  • Giảm lãng phí sản xuất, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
  • Những cải thiện này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

    + Về mục tiêu xã hội:

    Việc nâng cao hiệu suất sản xuất thông qua công nghệ chuyển đổi số tạo ra nhu cầu về lao động kỹ thuật cao và có khả năng thích nghi với công nghệ mới, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện thu nhập cho cộng đồng địa phương.

    Việc áp dụng công nghệ mới đòi hỏi sự đào tạo và học hỏi liên tục từ cộng đồng kỹ thuật viên và nhà nghiên cứu nhằm tạo ra một hệ sinh thái kỹ thuật phát triển, thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo.

13

Phương pháp nghiên cứu:

  • Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu
  • Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp.
  • Phương pháp khảo sát điều tra, khảo sát, phỏng vấn và thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp về thực trạng OEE và khả năng triển khai công nghệ chuyển đổi số từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  • Sử dụng các phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số OEE và đưa ra lộ trình chuyển đổi số.
  • Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá kết quả khóa đào tạo.
  • Phương pháp thực nghiệm: thử nghiệm giải pháp chuyển đổi số trong một dây chuyền sản xuất tại doanh nghiệp;
  • Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu trong quá trình thử nghiệm.
  • Phương pháp chuyên gia: thu thập ý kiến của chuyên gia trong việc đánh giá, phê duyệt các tài liệu đào tạo và xác nhận hiệu quả áp dụng tại doanh nghiệp.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Báo cáo khảo sát đánh giá thực trạng việc áp dụng công nghệ chuyến đối số nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE) tại 15-20 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Bộ tài liệu đào tạo, hướng dẫn áp dụng công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE).

- Ít nhất 02 mô hình điểm doanh nghiệp áp dụng công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu suất tống thế thiết bị (OEE).

- Báo cáo đánh giá tổng kết nhiệm vụ, khả năng áp dụng và phương án nhân rộng áp dụng mô hình cho các doanh nghiệp khác.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Địa chỉ dự kiến của các ứng dụng sẽ tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh Thái Nguyên áp dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm cải thiện quản lý hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE), tối ưu hóa hoạt động sản xuất và giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các kết quả của đề tài nhằm khuyến khích và hỗ trợ chính sách để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp 4.0 trong địa phương, từ đó nâng cao năng suất lao động và cải thiện hiệu quả sản xuất.

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/01/2025 đến 30/6/2026)

17

Kinh phí được phê duyệt: 944 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 874 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 70 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 2594/QĐ-UBND ngày 24 tháng Tháng 10 năm 2024

19

Hợp đồng thực hiện: số 22/2024/HĐ-KHCN ngày 31 tháng Tháng 12 năm 2024

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)