14/2014/TT-BKHCN
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Giải pháp bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam thực thi các hiệp định thưong mại tự do (FTA) thế hệ mói. |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): KX 01 01/21-30 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Châu Âu
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: PGS. TS. Nguyễn An Hà; PGS. TS. Bùi Thị Nga; PGS. TS. Lê Thanh Hà; PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc; TS. Lê Thúy Hằng; TS. Bùi Việt Hưng; TS. Hoa Hữu Cường; PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng; ThS. Trần Thị Thu Huyền |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, góp phần cải thiện tốt hom việc hoạch định và thực thi chính sách gắn với thưomg mại và mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu cụ thể (1) Xây dựng khung lý thuyết về bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp phù hợp với thực thi các hiệp FTA thế hệ mới, trong đó làm rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, những nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá và các điều kiện để bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội. (2) Phân tích, đánh giá kinh nghiệm quốc tế trong việc bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp, rút ra các điểm tương đồng, khác biệt và khả năng áp dụng vào Việt Nam. (4) Đánh giá việc Việt Nam thực hiện các cam kết và các yêu cầu đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp đặt ra trong các FTA thế hệ mới, cụ thể là CPTPP, EVFTA và UKVFTA. (5) Phân tích thực trạng về nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp ở Việt Nam theo 3 lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đánh giá so sánh với các cam kết trong 3 FTA thế hệ mới là CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Trong mỗi lĩnh vực lựa chọn nghiên cứu trường hợp (case study) doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm, cụ thể: dệt may (công nghiệp), cà phê (nông nghiệp), du lịch (dịch vụ). (6) Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp ở Việt Nam theo 3 lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. (7) Tập huấn nâng cao năng lực cho một số doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. (8) Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị chính sách theo 3 lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đối với cơ quan quản lý tại cấp Trung ương và địa phương nhằm đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: - Xây dựng khung phân tích về bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp phù hợp với thực thi FTA thế hệ mới. - Kinh nghiệm quốc tế trong việc bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội - Khung pháp lý, chính sách bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong bối cảnh thực hiện FTA thế hệ mới - Cam kết của Việt Nam về thực hiện trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững trong các FTA thế hệ mới - Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Bối cảnh mới và xu hướng thực hiện trách nhiệm xã hội trên thế giới - Xây dựng tiêu chí, sổ tay hướng dẫn và tập huấn - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị chính sách bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong bối cảnh thực thi FTA thế hệ mới
|
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh doanh và quản lý |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: Từ những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, trên cơ sở làm rõ hơn những tranh cãi về trách nhiệm xã hội, kinh doanh có trách nhiệm và phát triển bền vững gắn với các cam kết trong các FTA thế hệ mới, những kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước trong việc bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp, các nước trong khu vực và điều kiện áp dụng các bài học thành công vào Việt Nam, những phân tích thực tiễn nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp ở các địa phương, tổng hợp các quan điểm của các nhà hoạch định chính sách, thực tiễn triển khai TNXH... sẽ là căn cứ khoa học mới cho việc hoạch định và thực thi chính sách của Việt Nam trong việc thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững, bao trùm, đảm bảo thực thi các cam kết trong các hiệp định thương mại, góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Đối với các cơ quan quản lý và thực thi chính sách: Kết quả đề tài sẽ là tư liệu thực tiễn quan trọng góp phần nâng cao nhận thức và năng lực của các cơ quan nhà nước về trách nhiệm xã hội và thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Là cơ sở đảm bảo chính phủ, Bộ, ban ngành và địa phương, Hiệp hội, ban hành chính sách và pháp luật về trách nhiệm xã hội và thực hành kinh doanh có trách nhiệm theo đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; xây dựng các biện pháp ưu tiên, khuyến khích đối với các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và thực hành kinh doanh có trách nhiệm; cũng như hoàn thiện các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam. Đổi với doanh nghiệp: Ket quả nghiên cứu của đề tài cung cấp bộ luận chứng kinh tế, kỹ thuật về chính sách, những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH, phương thức sản xuất kinh doanh gắn với phát triển bền vững, các mô hình, phương thức thực hiện TNXH... làm cơ sở nhân rộng mô hình thực hiện TNXH ra phạm vị rộng hơn cho toàn xã hội Đổi với các trường đại học, viện nghiên cứu: Là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. b) Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cả nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học (sổ người được đào tạo thạc sỹ - tiến sỹ, chuyên ngành đào tạo) Đề tài được triển khai sẽ: - Nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ nghiên cứu của Viện nghiên cứu Châu Âu cũng như các cơ quan đối tác, phối hợp tham gia thực hiện đề tài - Góp phần đào tạo cán bộ nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu khoa học, đặc biệt là cơ sở lý luận, cách tiếp cận, phương pháp chọn mẫu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu.... - Góp phần nâng cao nhận thức chuyên sâu về trách nhiệm xã hội, kinh doanh có trách nhiệm, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững - Nâng cao mối quan hệ họp tác trong nghiên cứu khoa học giữa viện nghiên cứu với các cơ quan quản lý tại các Bộ ngành và địa phương, phát huy được vai trò tư vấn và phản biện chính sách. - Quá trình nghiên cứu và kết qủa nghiên cứu của Đề tài cũng sẽ phục vụ trực tiếp cho việc đào tạo học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc các chuyên ngành kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển, quản lý kinh tế, quản trị nhân lực, quản trị doanh nghiệp... Cụ thể: Đào tạo thành công 02 thạc sĩ theo hướng nghiên cứu của đề tài. + Tạo điều kiện cho học viên cao học/nghiên cứu sinh tham gia trực tiếp và gián tiếp vào đề tài qua đó nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho học viên cao học và nghiên cứu sinh và bổ sung thêm kiến thức lý luận cũng như thực tiễn cho học viên và NCS, tạo hướng nghiên cứu mới cho người học. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm các phương pháp phân tích định tính và phương pháp định lượng, để làm rõ vấn đề và đạt được mục tiêu nghiên cứu. Các công cụ chính của hai phương pháp này bao gồm: - Phương pháp phân tích định tính - Phương pháp phân tích các bên liên quan (stakeholder analysis) - Phương pháp phân tích SWOT - Phương pháp phân tích định lượng - Phương pháp chọn mẫu điều tra doanh nghiệp: |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - 04 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước - 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài (Đăng trên các tạp chí thuộc danh mục WoS hoặc SCOPUS). - 01 bản thảo sách chuyên khảo có xác nhận xuất bản của Nhà xuất bản - Đào tạo: 02 học viên cao học. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Các cơ quan của Đảng: Ban Kinh tế Trung ương, Hội đồng lý luận Trung ương - Các cơ quan của Quốc hội: các Uỳ ban trực thuộc Quốc Hội - Các cơ quan Chỉnh phủ: Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch đầu tư, Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Hiệp hội ngành hàng... - Cơ quan địa phương: Tỉnh ủy, ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân và một số Sở, ban, ngành của các tỉnh mà đề tài khảo sát. - Các cơ quan nghiên cứu khoa học của trung ương, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo: Ban chủ nhiệm Chương trình KX, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện chiến lược và chính sách công thương, Viện Kinh tế hợp tác, các trường đại học như Đại học Kinh tế (ĐHQG), Đại học Ngoại Thương, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Công đoàn, Học viện nông nghiệp, Đại học Lao động xã hội, Học viện Khoa học xã hội. |
16 |
Thời gian thực hiện: 27 tháng (từ 12/2024 đến 3/2027) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 3818 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 3818 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 2152/QĐ-BKHCN ngày 21 tháng Tháng 8 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số 01/2024/HĐ-ĐT/CT- KX.01/2 1-30 ngày 31 tháng Tháng 12 năm 2024 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|