14/2014/TT-BKHCN
UBND Tỉnh Hà Giang |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nhiệm vụ SHTT: Ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong Bạc Hà của tỉnh Hà Giang |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh Hà Giang
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Hà Giang |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Trần Công Hà
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Phan Tiến Dũng; ThS. Vương Trọng Nghĩa; Nguyễn Thùy Dương; KS. Chu Minh Thuận; Phạn Hồng Thái; Nguyễn Tất Thắng; Nguyễn Thị Lan Anh. |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ tiến tiến để nâng cao các chỉ tiêu chất lượng của mật ong Bạc Hà qua đó tạo ra dòng sản phẩm mũi nhọn có giá trị cao. Nâng cao giá trị thương mại thông qua việc cải thiện chất lượng và xây dựng thương hiệu, giúp tăng thu nhập cho người nuôi ong và phát triển kinh tế địa phương. Đào tạo và nâng cao nhận thức và kỹ năng cho người dân và người nuôi ong về các phương pháp và công nghệ mới. Mục tiêu cụ thể: Ứng dụng KH&CN tiên tiến để phân loại, chọn lọc, xác định được dòng sản phẩm chất lượng cao của Mật ong Bạc Hà Mèo Vạc. Dựa vào việc phân tích các chỉ tiêu hàm lượng chất kháng khuẩn (GO và MGO) và các chất oxi hóa để đánh giá, phân loại chất lượng mật ong thành nhiều dòng sản phẩm (loại 1, loại 2, loại 3....). Trang bị công nghệ về xác định; Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội sản xuất và kinh doanh mật ong Bạc Hà đảm bảo theo Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” như: Xây dựng 01 quy trình quản lý nội bộ; Tổ chức 01 chương trình đào tạo, hội thảo cho các thành viên, tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong Hội; Xây dựng 01 quy trình sản xuất mật ong hữu cơ, xây dựng 04 mô hình nuôi ong hữu cơ tại một số DN, HTX sản xuất Mật ong Bạc Hà. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mới đối với dòng sản phẩm mật ong chất lượng cao; Truyền thông, quảng bá thương hiệu sản phẩm mật ong Bạc Hà chất lượng cao. Xây dựng kịch bản truyền thông và viết câu truyện cho sản phẩm mật ong. Tổ chức 02 Hội thảo về mật ong, 02 phóng sự tuyên truyền. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Ứng dụng KH&CN tiên tiến để phân loại, chọn lọc, xác định dòng sản phẩm chất lượng cao của Mật ong Bạc Hà Mèo Vạc, xây dựng bộ chỉ tiêu cho các dòng sản phẩm mật ong chất lượng cao và so sánh với các dòng sản phẩm mật ong chất lượng cao trên thế giới; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội sản xuất và kinh doanh mật ong Bạc Hà đảm bảo theo Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc"; Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và sản xuất bền vững mật ong Bạc Hà trên Cao nguyên đá; Tuyên truyền, công bố sản phẩm Mật ong Bạc Hà trên các phương tiện thông tin truyền thông. Xây dựng chuyên mục, phóng sự, tin, bài đăng tải, phát sóng trên báo in, Báo điện tử, Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương, địa phương về sản phẩm Mật ong Bạc Hà mang Chỉ dẫn địa lý, gắn liền với hình ảnh, logo, biểu tượng về Cao Nguyên Đá Đồng Văn: Thực hiện 02 phóng sự trên truyền hình Hà Giang. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: Phát triển sản xuất và công nghệ nông nghiệp |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập mẫu; Phương pháp phân tích đánh giá; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích Carbon đồng vị bền để phân loại, chọn lọc, xác định dòng sản phẩm chất lượng cao của Mật ong Bạc Hà |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 01 Báo cáo tổng hợp, 01 Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ; 01 Quy trình và giải pháp công nghệ xác định sản phẩm mật ong Bạc Hà chất lượng cao (Xây dựng bộ atlas điện tử nhằm truy xuất nguồn ngốc mật ong Bạc Hà theo địa bàn vùng hoa để phân loại, chọn lọc, xác định dòng sản phẩm chất lượng cao); 01 Quy trình sản xuất mật ong Bạc Hà hữu cơ; 03 mô hình nuôi ong mật Bạc Hà theo hướng hứu cơ và ứng dụng công nghệ 4.0; 1.000 Sản phẩm mật ong Bạc Hà chất lượng cao có mã QR truy xuất nguồn gốc (Sản phẩm Mật ong Bạc Hà chất lượng cao sử dụng bộ nhận diện mới). |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: tỉnh Hà Giang |
16 |
Thời gian thực hiện: 16 tháng (từ 22/10/2021 đến 22/02/2026) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 1843 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 1843 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 1181/QĐ-UBND ngày 16 tháng Tháng 9 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số 15/HĐ-SKHCN ngày 22 tháng Tháng 10 năm 2024 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|