Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Trà Vinh
Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu nguyên nhân gây suy giảm thảm rừng ngập mặn và đề xuất giải pháp gây bồi tạo bãi, trồng phục hồi gia tăng diện tích rừng ngập mặn tỉnh Trà Vinh

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Trà Vinh

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lê Thanh Quang

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Lê Thanh Quang; ThS. Đinh Thị Phương Vy; TS. Hoàng Văn Thơi; TS. Kiều Tuấn Đạt; ThS. Nguyễn Khắc Điệu; PGS. TS. Vũ Văn Nghị; ThS. Trần Khánh Hiệu; ThS. Ngô Văn Ngọc; ThS. Phạm Thị Hoài Thương; ThS. Huỳnh Trọng Khiêm; KS. Nguyễn Minh Hoan; KS. Hứa Chiến Thắng; ThS. Trần Minh Trung; ThS. Diệp Như Bình

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Nghiên cứu mô hình gây bồi tạo bãi kết hợp trồng rừng ngập mặn ven biển, ven sông phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương nhằm xây dựng và nhân rộng mô hình gây bồi tạo bãi kết hợp trồng rừng ngập mặn ven biển, ven sông góp phần nâng cao độ che phủ của rừng và tăng cường khả năng phòng hộ khu vực ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được diễn biến, hiện trạng suy giảm chất lượng và diện tích rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Xác định được nguyên nhân gây suy giảm chất lượng và diện tích rừng ngập mặn ven biển, ven sông tỉnh Trà Vinh
- Thiết kế và xây dựng được 02 mô hình gây bồi tạo bãi kết hợp trồng rừng ngập mặn ven biển (01 ha), ven sông (0,5 ha) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Đề xuất được giải pháp giảm sóng, gây bồi tạo bãi và trồng phục hồi gia tăng diện tích rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Đánh giá diễn biến suy giảm thảm rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Nội dung 2: Nghiên cứu các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân từ quan hệ sử dụng đất và hoạt động sản xuất đến sự suy giảm thảm rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Nội dung 3: Xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn vị trí gây bồi tạo bãi và trồng rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Nội dung 4: Trồng rừng mô hình hàng rào kè mềm giảm sóng, gây bồi tạo bãi kết hợp trồng rừng ngập mặn ven biển và ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Nội dung 5: Đề xuất và hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật các giải pháp giảm sóng, gây bồi tạo bãi và trồng rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Phát triển và bảo vệ môi trường

13

Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp thực hiện cho Nội dung 1: Đánh giá diễn biến suy giảm thảm rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
(1) Phương pháp thống kê tài liệu, kế thừa số liệu thứ cấp từ các đề tài, dự án đã được nghiên cứu trước đây: Tập hợp, phân loại, thống kê tài liệu, số liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu các nội dung của đề tài.
(2) Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường: Tổng cộng 20 Ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 500 m2 có kích thước 25 x 20 m để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, điều tra đa dạng loài cây gỗ. Tại 4 góc của OTC, lập 4 Ô dạng bản (ODB) có diện tích 16 m2 (4 x 4 m) tổng cộng 80 ODB, thu thập số liệu trong OTC theo Thông tư 33/2018/TT-BNN-PTNT
(3) Phương pháp tính toán và xử lý số liệu:
- Các chỉ tiêu sinh trưởng rừng (D 1.3, Hvn, Hdc, Dtan), Trữ lượng rừng được ước lượng bằng công thức, Xác định chỉ số cấu trúc của đai rừng theo: TCVN 12510-2:2018
- Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê toán học trong Lâm nghiệp. Sử dụng phần mềm Excel, Stargraphic XVIII và Primer để xử lý số liệu.
(4) Đánh giá diễn biến suy thoái chất lượng và diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ngập mặn ven biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

2. Phương pháp thực hiện cho Nội dung 2: Nghiên cứu các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân từ quan hệ sử dụng đất và hoạt động sản xuất đến sự suy giảm thảm rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
(1) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dữ liệu ảnh vệ tinh về các yếu tố môi trường nhiệt độ, lượng mưa, báo cáo đánh giá và các kết quả nghiên cứu về các nhân tố tự nhiên và nhân tạo ảnh hướng đến sự suy giảm diện tích chất lượng rừng ngập mặn ven biển trong nước và thế giới và sử dụng công nghệ GEE (Google Earth Engine)
(2) Phương pháp thu thập hiện trường (mẫu đất, mẫu nước)
Tổng số mẫu đất là 32 mẫu (16 ô điều tra x 2 tầng = 32 mẫu đất, Các mẫu đất được thu thập ở hai tầng từ: 0 – 30 cm và 30 – 60 cm. Mỗi tầng đất thu thập 0,5 – 1,0 kg.
Mẫu nước được lấy từ các khu vực khoan lấy mẫu đất. Tổng số mẫu nước là 16 mẫu (tại vị trí thu mẫu đất)
Phương pháp phân tích mẫu đất, nước được phân tích theo TCVN để làm cơ sở đánh giá cho điều kiện môi trường và lập địa khu vực nghiên cứu, đánh giá theo sự khác biệt về độ mặn của nước, sản phẩm bồi tụ và địa hình, về chế độ ngập triều, độ thành thục của đất và loại đất
(3) Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Thu thập thông tin từ tài liệu thứ cấp về các nguyên nhân suy thoái rừng do con người và tự nhiên gây ra và phương pháp điều tra nhanh nông thôn, phỏng vấn định hướng và bán định hướng, phỏng vấn nhóm tiêu điểm để có các thông tin về quan hệ sử dụng đất và hoạt động sản xuất đến sự suy giảm thảm rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tổng số lượng phiếu điều tra 50 phiếu.
(4) Phân chia các dạng suy thoái rừng ngập mặn ven sông, ven biển: phân cấp hiện trạng xói lở, bồi tụ, thoái rừng ven biển, ven sông, theo Bộ tiêu chí đánh giá suy giảm hệ sinh thái ven biển Việt Nam theo 3 mức độ suy thoái như sau: - Suy thoái nhẹ có điểm trên 65 điểm; - Suy thoái trung bình có điểm số từ 45 đến 65 điểm; - Suy thoái mạnh có điểm số nhỏ hơn 45 điểm

3. Phương pháp thực hiện cho Nội dung 3: Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn vị trí gây bồi tạo bãi và trồng rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
(1) Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu bản đồ cập nhật hiện trạng rừng và bản đồ quy hoạch 3 loài rừng, khí hậu thuỷ hải văn, các số liệu thống kê, dữ liệu, thông tin liên quan, phân tích và đánh giá khả năng sử dụng của từng tài liệu.
(2) Phương pháp khảo sát thực địa
- Xác định các khu vực có bãi bồi ven biển, ven sông, xác định diện tích, hiện trạng, đặc điểm bãi bồi (thể nền, mức độ ngập triều, độ ngập, độ mặn...), chiều hướng phát triển
- Xác định biên độ thủy triều, xác định diễn biến độ mặn nước biển, xác định thể nền và khảo sát về thực vật
(3) Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến để xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn vị trí gây bồi tạo bãi trồng rừng ngập mặn ven biển và ven sông

4. Phương pháp áp dụng cho Nội dung 4: Trồng rừng mô hình hàng rào kè mềm giảm sóng, gây bồi tạo bãi kết hợp trồng rừng ngập mặn ven biển và ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
(1) Phương pháp thiết kế: Hai hàng cừ tràm cách nhau 0,5 m được đóng xuống đáy bùn ở độ sâu 2 m song song với bờ biển. Mê bồ và lưới cước được buộc vào phía trong của mỗi hàng cừ. Sau khi buộc mê bồ, các loại cành, nhánh tràm có đường kính nhỏ được chêm vào ở khoảng giữa hai hàng cừ ở độ sâu 0,5 m trên mức đỉnh triều. Một lượng cành nhánh sẽ được bổ sung sau khi lớp cành nhánh trước đã nằm ổn định trong bùn.
Hàng rào chạy dọc theo bờ biển nhằm giảm tác động sóng gần bờ. Các hàng rào có điểm kết thúc được xây dựng vững chắc với góc khóa thích hợp so với bờ biển để làm giảm tác động của các đợt thủy triều mạnh ven bờ.
(2) Phương pháp xây dựng:
1. Thiết lập hàng dây căng giúp định hướng vị trí đóng cọc.
2. Cắm hàng cọc đầu tiên. Đây là hàng cọc cừ có kích thước lớn (cừ 5). Các cừ được đóng sát nhau ở độ sâu khoảng 2 m xuống lớp bùn, sử dụng thiết bị đóng cọc. Hàng rào phải vững chắc để chống đỡ với phần lớn năng lượng sóng.
- Hàng cừ 1: cứ 1m cần 10 cừ 5 (D 8-10cm, dài 4 - 4,5m) (cừ phía ngoài - hướng biển)
- Hàng cừ 2: cứ 1m cần 13 cừ 4 (D 6-8cm, dài 4 - 4,5m) và 1 cừ 5 (cừ phía trong)
- 2 hàng cừ cách nhau 0,5m.
- Nẹp ngang phía ngoài 2 lớp hàng rào bằng cừ 3 (D 4-6 cm), cứ 4m thì có 2 cây cho 1 lớp x 2 lớp . Hai hàng nẹp cách nhau 1m
3. Buộc mê bồ vào hàng cừ 2 hướng ra biển của hàng cọc.
4. Bỏ nhánh, cành cây (chà) giữa hai hàng cọc cao 2m.
5. Trên được phủ bằng lưới mắt cáo 3cm khổ rộng 2m, lưới được buộc từ hàng nẹp ngoài 1m. (cừ 5), sau đó bỏ chà và phủ lưới lên sau đó vòng qua cột ở hàng cừ 4.
- Cố định bó chà bằng 2 cây chéo bằng cừ 3.
- Cứ 0,5m chống chéo 1 cừ 4 phía bên trong hàng rào, để tăng tính chịu lực.
(3) Phương pháp bố trí thí nghiệm hai nhân tố (Nhân tố A là kè mềm giảm sóng, nhân tố B công thức trồng, gồm 18 nghiệm thức, diện tích 01 hecta cho thí nghiệm ven biển, chiều dài kè mềm 462 m, mật độ trồng 2500 cây/ha và 0.5 hecta cho thí nghiệm ven sông, chiều dài kè mềm 402 m), tiêu chuẩn và kỹ thuật trồng rừng Bần chua: theo QĐ 1205/QĐ-BNN-TCLN, ngày 08 tháng 4 năm 2016
(4) Phương pháp thu thập số liệu: theo dõi tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong mô hình.
(5) Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê toán học trong Lâm nghiệp. Sử dụng phần mềm Excel, phân tích ANOVA 2 nhân tố bằng phần mềm Stargraphic XVIII.

5. Phương pháp thực hiện cho Nội dung 5: Đề xuất và hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật các giải pháp giảm sóng, gây bồi tạo bãi và trồng rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Phương pháp chuyên gia: Thông qua tham vấn xin ý kiến góp ý trực tiếp cho bản hướng dẫn kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn (tham vấn ý kiến các cơ quan chuyên ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ lợi và môi trường). Căn cứ vào kết quả điều tra, các quy trình, quy phạm, các văn bản pháp quy và các quy định còn hiệu lực và kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan và kinh nghiệm của người dân, cán bộ kỹ thuật ở các địa phương để tiến hành xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về gây bồi tạo bãi để trồng rừng.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

1. Mô hình gây bồi tạo bãi kết hợp trồng rừng ngập mặn ven biển (01 mô hình, 01 ha, có tỷ lệ sống ≥ 70%; trong đó có ít nhất 1 nghiệm thức và 0,34 ha tỷ lệ sống≥ 80%, cây trồng sinh trưởng phát triển khá tốt)
2. Mô hình gây bồi tạo bãi kết hợp trồng rừng ngập mặn ven sông (01 mô hình, 0.5 ha, có tỷ lệ sống ≥ 70%; trong đó có ít nhất 1 nghiệm thức và 0,17 ha tỷ lệ sống ≥ 80%, cây trồng sinh trưởng phát triển khá tốt)
3. Báo cáo đánh giá diễn biến suy giảm thảm rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (01 Báo cáo đảm bảo tính khoa học, được Hội đồng khoa học cấp Viện,
cấp tỉnh thông qua)
4. Báo cáo kết quả nguyên nhân gây suy giảm thảm rừng ngập mặn ven biển, ven sông tỉnh Trà Vinh (01 Báo cáo đảm bảo tính khoa học, được Hội đồng khoa học cấp Viện, cấp tỉnh
thông qua)
5. Báo cáo đánh giá kết quả về thiết kế và xây dựng 02 mô hình gây bồi tạo bãi kết hợp trồng rừng ngập mặn ven biển (01 ha), ven sông (0,5 ha) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (01 Báo cáo đảm bảo tính khoa học, được Hội đồng khoa học cấp Viện, cấp tỉnh thông qua.)
6. Báo cáo các giải pháp giảm sóng, gây bồi tạo bãi và trồng rừng ngập mặn ven biển, ven sông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (01 Báo cáo, Báo cáo đảm bảo tính khoa học, được Hội đồng khoa học cấp Viện, cấp tỉnh thông qua
7. Hướng dẫn kỹ thuật áp dụng các biện pháp giảm sóng gây bồi tạo bãi, kết hợp trồng rừng ngập mặn ven biển, ven sông ở tỉnh Trà Vinh (01 hướng dẫn, đảm bảo tính khoa học, có tính khả thi; Được Hội đồng khoa học cấp Viện, cấp tỉnh thông qua, được công nhận là tiến bộ kỹ thuật)
8. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt, 01 báo cáo. Đảm bảo khối lượng, chất lượng khoa học dựa trên kết quả nghiên cứu, có đủ tư liệu được Hội đồng khoa học nghiệm thu cấp Viện, cấp tỉnh thông qua)
9. Bài báo (01) bài, Được đăng hoặc chấp nhận đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành (lâm nghiệp/môi trường) thuộc danh mục ISI/Scopus và Công bố kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đề tài)
10. Hỗ trợ đào tạo sau đại học (01 Thạc sỹ Lâm học/Khoa học Môi trường)

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, chi cục Thuỷ lợi và Ban Quản lý rừng phòng hộ; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh; Các công ty Thuỷ lợi, Môi trường,Lâm nghiệp, đơn vị cá nhân có điều kiện tương tự.

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/02/2025 đến 01/02/2028)

17

Kinh phí được phê duyệt: 3636 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 3636 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số số 111/QĐ-UBND ngày 24 tháng Tháng 1 năm 2025

19

Hợp đồng thực hiện: số số 04/HĐ-SKHCN ngày 07 tháng Tháng 2 năm 2025

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)