Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xu hướng phát triển của ASEAN đến năm 2030 và hàm ý chính sách cho Việt Nam

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): KX.06/21-30

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đàm Huy Hoàng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Hà Lê Huyền; PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà; TS. Vũ Mạnh Toàn; TS. Nguyễn Tuấn Anh; TS. Nguyễn Hồng Quang; ThS. Nguyễn Hồng Lam; TS. Hồ Thị Thành

9

Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiến trình phát triển cùa ASEAN, đặc biệt là từ khi xây dựng thành công Cộng đồng đến nay, nhận diện, đánh giá những nhân tố tác động, Đề tài đặt mục tiêu dự báo xu hướng phát triển của ASEAN đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và vai trò của ASEAN đối với an ninh, hợp tác và phát triển của Đông Nam Á và Việt Nam, từ đó đưa ra hàm ý chính sách, giải pháp cho Việt Nam, trước hết là góp phần làm luận cứ khoa học cho nghiên cứu và soạn thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIV liên quan đến định hướng chính sách đối với ASEAN.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu thực trạng quá trình phát triển của ASEAN, đặc biệt là từ năm 2015 đến nay.

+ Đánh giá quá trình phát triến của ASEAN, làm rõ nhũng kết quả đạt được của một hiệp hội hợp tác khu vực và một cộng đồng khu vực cúa các nước đang phát triển và chậm phát triển từ thể thức hiệp hội lên cộng đồng.

+Nhận diện, phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến sự phát triển và triển vọng của ASEAN.

+ Nghiên cứu thực tiễn vận động của Cộng đồng ASEAN hiện nay và trong vài thập niên tới, trên cơ sở đó đưa ra các kịch bản khác nhau về trạng thái, vị thế của ASEAN đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

+ Đánh giá, dự báo vai trò, tầm ảnh hưởng và tác động của ASEAN đối với an ninh, họp tác và phát triển của Đông Nam Á và Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

+ Xác định phương hướng, đề xuất giải pháp cho Việt Nam nhằm thích ứng chính sách đối với ASEAN, trước mắt là cung cấp những luận cứ khoa học cho nghiên cứu và soạn thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIV liên quan đến định hướng chính sách đối ngoại đa phương nói chung, với ASEAN nói riêng.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

-  Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển và xu hướng phát triển của ASEAN

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ASEAN đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

- Sự hình thành, phát triển và triển khai các cơ chế hợp tác ASEAN

- Vai trò của ASEAN đối với an ninh, họp tác và phát triển của Đông Nam Á, khu vực và Việt Nam

- Dự báo xu hướng phát triển của ASEAN đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

- Tác động cùa các xu hướng phát triển của ASEAN đối với Đông Nam Á và Việt Nam (theo kịch bản 1,2 và 3 ở trên)

- Vị thế của Việt Nam trong ASEAN và trên thế giới hiện nay

- Những cơ hội và thách thức mới đối với không gian an ninh và phát triển của Đông Nam Á và Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

- Phương hướng, giải pháp đôi với việc củng cô vị thế và sự phát triên cùa ASEAN và Việt Nam

 

 

 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học chính trị

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

- Kết quà nghiên cứu của đề tài được báo báo dưới dạng báo cáo tổng họp, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị về xu hướng phát triển của ASEAN đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 cùng với các sản phẩm đi kèm như các bài tạp chí, báo cáo tư vấn chính sách và đào tạo (01 tiến sĩ và 1 thạc sĩ) giúp phổ biến những kiến thức, tri thức cơ bản về lý luận phát triển, liên kết của cộng đồng họp tác khu vực phục vụ đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2030) và 100 năm ngày thành lập nước (2045). Đây là nguồn tư liệu quan trọng đóng vai trò là tài liệu tham khảo và tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong việc đề ra những giải pháp, đối sách đưa ra các đối sách phù hợp trong quan hệ quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu đưa đất nước Việt Nam hoà bình, hùng cường và thịnh vượng vào năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045. phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến; Đồng thời chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc;

- Báo cáo kiến nghị với những đề xuất các giải pháp, kiến nghị tới các cơ quan của Đảng và Nhà nước về phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến của việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước lớn (Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU) thúc đẩy và làm sâu sẳc hơn quan hệ hợp tác song phương với các nước lớn, tạo thế đan xen lợi ích và tăng độ tin cậy góp phần thực hiện mục tiêu đưa đất nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đạị vào năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045.

- Báo cáo tư vấn dựa trên các kết quả nghiên cứ chính của đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước Việt Nam góp phần tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết trong bối cảnh mới;

- Kết quả nghiên cứu, các bài báo công bố trên các tạp chí, ấn phẩm sách liên quan đến đề tài giúp nâng cao và chuyển biến nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước từ việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước lớn và tác động của việc điều chỉnh chính sách đối ngoại tới quan hệ quốc tế thế giới, khu vực, và Việt Nam. Kết quả của đề tài góp phần quan trọng trong luận giải quan điểm, đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia, khu vực trên thế giới, đặc biệt luận giải thêm vị thế, vai trò của Việt Nam trước bối cảnh thay đổi địa chính trị mới từ tháng 2/2022 đến năm 2030. Đề tài cũng luận giải, đưa những luận cứ mới, luận điểm mới cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV (2025-2030).

13

Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và so sánh

+ Phương pháp khảo sát, phương pháp chuyên gia

+ Phương pháp lịch sử

+ Phương pháp phân tích SWOT

+ Phương pháp dự báo

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 04 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước

- 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài.

- 01 bản thảo sách chuyên khảo

- Báo cáo khuyến nghị chính sách: Tối thiếu 02 Báo cáo

- Đào tạo: Góp phần đào tạo sau Đề tài 01 Tiến sĩ và 01 Thạc sĩ

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: : Ban đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao hay Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam....

16

Thời gian thực hiện: 27 tháng (từ 12/2024 đến 03/2027)

17

Kinh phí được phê duyệt: 3775 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 3775 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 2400/QĐ-BKHCN ngày 19 tháng Tháng 9 năm 2024

19

Hợp đồng thực hiện: số 06/2024/HĐ-ĐT/CT- KX.06/21-30 ngày 31 tháng Tháng 12 năm 2024

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)