Mẫu 12

11/2023/TT-BKHCN


Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 06 năm 2019

 

Báo cáo lần thứ:

 4

 

Năm báo cáo:

 

 

PHIẾU THÔNG TIN

VỀ ỨNG DỤNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG

(Áp dụng cho tất cả loại hình nhiệm vụ khoa học và công nghệ)

1.3. Cấp quảnnhiệm vụ: Quốc gia          Bộ          Tỉnh          sở
  • Đánh giá được những tác động tích cực và những hạn chế của dự án đê biển Vịnh Rạch Giá - Kiên Giang tới môi trường, hệ sinh thái và phát triển kinh tế, xã hội theo 3 phương án tuyến được đề xuất.
  • Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu những tác động bất lợi của dự án.
  • Giúp các nhà quản lý, các nhà ra quyết định có cơ sở khoa học về mức độ ảnh hưởng của dự án đến kinh tế, xã hội, môi trường và sinh thái để quyết định nên hay không nên thực hiện dự án này.

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã đưa ra các kiến nghị để các cơ quan chức năng ra quyết định về việc có nên xây dựng tuyến đê biển hay không và nếu xây dựng thì phương án tuyến nào là khả thi nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Chi tiết các kiến nghị của đề tài:

    1. Hiện nay, trong điều kiện nguồn vốn của Nhà nước hạn chế và có phần thiếu hụt do phải dàn trải ra nhiều lĩnh vực kinh tế, việc xây dựng tuyến đê biển sẽ không mang lại hiệu quả về kinh tế. Đề nghị trong giai đoạn trước mắt, chưa nên xây dựng tuyến đê biển.
    2. Về lâu dài, cần căn cứ vào điều kiện kinh tế và mục tiêu ưu tiên của tuyến đê về biến đổi khí hậu – nước biển dâng để quyết định có nên xây dựng tuyến đê biển này hay không.
    3. Nếu lựa chọn để xây dựng tuyến đê thì phương án 2 (tuyến đê từ Hòn Đất – Hòn Tre – Xẻo Quao dài 31,8km) là phương án khả thi hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn và tác động ít hơn đến kinh tế – xã hội, môi trường và hệ sinh thái.
    4. Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về kinh phí và thời gian, một số vấn đề chưa được nghiên cứu chi tiết, cụ thể. Vì vậy đề nghị cần phải nghiên cứu thêm về:
  • Khảo sát và nghiên cứu chi tiết địa hình nền đáy vùng dự kiến xây dựng tuyến đê và vùng lân cận.
  • Nghiên cứu diễn biến quá trình thích nghi và chuyển đổi hệ sinh thái từ mặn sang ngọt.
    1. Thực tế cho thấy việc giao khoán rừng ngập mặn như hiện nay tiềm ẩn những nguy cơ không bền vững về mặt sinh thái do các hộ dân khi nuôi trồng thủy sản đã tiêu diệt các loài không mong muốn, việc làm này sẽ tận diệt nguồn lợi thủy sản ven biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học biển và suy giảm chức năng của rừng ngập mặn. Do đó cần phải nghiên cứu lại chủ trương giao khoán rừng này.
    2. Qua khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện đề tài, Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng hiện nay việc đánh bắt bắt thủy hải sản ở vùng nghiên cứu đang tận diệt nguồn tài nguyên biển của chúng ta. Đề nghị các cơ quan chức năng có quyết sách phù hợp để quản lý chặt chẽ việc đánh bắt thủy hải sản trên biển, nâng cao nhận thức cho người dân về đánh bắt bền vững, và nâng cao trách nhiệm của người dân về bảo vệ nguồn tài nguyên biển.

Như vậy, ứng dụng của đề tài là quyết định của cơ quan quản lý là chưa tiến hành xây dựng tuyến đê biển trong thời điểm hiện tại và cân nhắc xây dựng trong tương lai.

  1. Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
  • Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ
  • Đề tài tập trung các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau để cùng giải quyết một vấn đề vì vậy sẽ là cơ hội tốt để học hỏi lẫn nhau và nâng cao trình độ ở các lĩnh vực khoa học có liên quan.
  1. Hiệu quả với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
  • Đối với các cơ quan Chính phủ: có đủ thông tin và cơ sở khoa học để xây dựng và hoạch định kế hoạch đầu tư dự án.
  • Đối với địa phương: khi dự án đi vào hoạt động thì các địa phương có cơ sở khoa học để chủ động trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái của khu vực.
  1. Hiệu quả về kinh tế xã hội:
  • Phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
  • Góp phần phòng tránh thiên tai và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.

II. PHẦN THÔNG TIN THEO LOẠI HÌNH NHIỆM VỤ

(Lựa chọn nội dung của phần thứ hai tùy theo loại hình nhiệm vụ)

 

TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)