Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Ảnh hưởng của pha trộn Ethanol sinh học vào xăng đến độ phát thải BTEX của xe máy và độ ô nhiễm BTEX trong không khí

Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh

Quốc gia

Khoa học hoá học khác

Việc dùng nhiên liệu sinh học là xu hướng của thế giới nhằm giảm sự lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm hiệu ứng nhà kính nhờ sự tái tạo nhiên liệu sinh học thông qua cây trồng. Ngoài ra, nhiên liệu sinh học chứa ôxygen cũng hứa hẹn giảm ô nhiễm THC (hợp chất hữu cơ) và PM (bụi) nhờ sự đốt cháy hoàn toàn hơn các hydrocarbon. Theo quyết định 53/2012/QĐ-TTg 1 của thủ tướng chỉnh phủ, từ 1-12-2014 xăng E5 sẽ được dùng cho phương tiện cơ giới ở 7 tỉnh thành lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, và đến 1-12-2015 sẽ được dùng trên toàn quốc. Xăng E10 sẽ được dùng ở 6 thành phố trên từ 1-12-2016, và trên toàn quốc từ 1-12-2017. Việc chuyển đổi từ E0 sang E5 và E10 sẽ tác động thế nào đến ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở Việt nam? _x000d_ Ô nhiễm VOC (hợp chất hữu cơ bay hơi) trong không khí đô thị có nguồn gốc từ khí thải giao thông. Trong các VOC, BTEX (benzene, toluene, ethylbenzene và xylene) được các nhà khoa học và công chúng quan tâm đặc biệt do khả năng gây ung thư của benzene và độc tính của các dẫn xuất quang hóa của các hydrocarbon trên. Nguy cơ gây ung thư máu nếu hít thở suốt đời không khí có nồng độ benzene 17, 1.7 and 0.17 g m-3 là 10-4, 10-5 và 10-6 (WHO, 20002). Vì Benzene gây ung thư, nên WHO và US EPA không đưa ra giới hạn an toàn cho benzene. Mục tiêu mà các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Canada, EU nhắm tới là môi trường sạch hoàn toàn không có benzene. Tuy nhiên cho đến nay EU vẫn