Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Đa dạng và tác động đối kháng của vi khuẩn đối kháng trên cây lạc với nấm Sclrotium rolfsii gây bệnh thối gốc mốc trắng

Quốc gia

Cây lương thực và cây thực phẩm

Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng lấy dầu quan trọng nhất ở Việt Nam. Thống kê năm 2011 cho thấy diện tích trồng lạc là 223.700 ha và sản lượng khoảng 0,47 triệu tấn (FAO, 2013). Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây lạc bị phá hoại bởi nhiều đối tượng sâu bệnh hại. Bệnh thối trắng thân do nấm Sclerotium rolfsii Sacc. gây giảm năng suất hàng năm khoảng 20%, cá biệt có thể lên đến 80% (Mehan et al., 1994). Ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh từ 5% đến 25% (Le et al., 2012b). _x000d_ Mặc dù đã có một số vi khuẩn đối kháng được đánh giá khả năng phòng trừ sinh học nấm S. rolfsii trên lạc (Le et al. 2012a), nhưng những hiểu biết về cơ chế đối kháng với nấm bệnh của vi khuẩn đối kháng còn nhiều hạn chế. Cho đến hiện nay chưa có báo cáo nào về cơ chế đối kháng với nấm S. rolfsii của các vi khuẩn đối kháng trên cây lạc ở Việt Nam. Đề tài này thực hiện nhằm mục đích: i) Xác định sự đa dạng của vi khuẩn đối kháng vùng rễ lạc ở Miền Trung Việt Nam, và ii) nhận diện các cơ chế liên quan đến tính đối kháng với nấm S. rolfsii của vi khuẩn đối kháng vùng rễ. _x000d_ Để hoàn thành đề tài này, vi khuẩn sẽ được phân lập từ vùng rễ lạc ở Miền Trung Việt Nam bao gồm cả nốt sần. Đánh giá đa dạng dựa vào phương pháp “DNA-barcoding” riêng biệt. Gene(s) và các hoạt chất sinh học liên quan đến hoạt động đối kháng của vi khuẩn vùng rễ sẽ được nghiên cứu bằng các kỹ thuật sinh học phân tử và sinh hóa, bao gồm giải trình tự và sắc ký lỏng cao áp (HPLC).