- Nghiên cứu và đề xuất qui trình điều khiển thích nghi có ước lượng góc khớp sử dụng bộ quan sát trượt SMO hạ bậc cho hệ truyền động các khớp Robot lmega 16 có độ cứng vững thấp
- Định hướng đầu tư trên cơ sở phân khúc khách hàng cho di tích lịch sử Căn cứ Trung ương cục Miền Nam (huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh)
- Nghiên cứu thành phần hoá học tác dụng sinh học và nhân giống loài Sâm Cau (Curculigo orchioides Gaertn)
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ hành chính công ở thành phố Hải Phòng
- Điều tra đánh giá và xây dựng mô hình sản xuất xoài bơ sầu riêng an toàn theo chuỗi giá trị hướng tới xuất khẩu trên địa bàn tình Đắk Nông
- Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn từ đất trồng Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) có khả năng phân giải photphat khó tan ứng dụng trong sản xuất phân bón vi sinh
- Đổi mới cơ chế quản lý chương trình đề tài khoa học và công nghệ của thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu xây dựng chương trình hiệu chỉnh trực giao ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và các phương pháp kỹ thuật xử lý ảnh vệ tinh siêu phổ
- Nghiên cứu điều tra đánh giá và khoanh định vùng hạn chế khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Xây dựng đội ngũ cán bộ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Đồng Nai
- Nhiệm vụ đang tiến hành
Giải pháp tiếp cận thị trường công hòa liên bang Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
Viện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh/ Thành phố
TS. Nguyễn Ngọc Tuyên
TS. Nguyễn Ngọc Tuyên (Chủ nhiệm ĐT); PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng (Phó CN ĐT); TS. Hoa Hữu Cường; TS. Nguyễn Bích Thuận; TS. Đặng Thái Bình; ThS. Lê Thị Kim Oanh; CN. Phạm Thị Bích Ngọc; TS. Phạm Hùng Tiến; NCS. Đinh Văn Đang; NCS. Đặng Nguyễn Duyên Anh (Thư ký).
Khoa học xã hội
01/12/2022
01/12/2024
Công việc 1: Các quan điểm về sản phẩm OCOP
- Quan điểm của các học giả và tổ chức quốc tế
- Quan điểm của các học giả và tổ chức tại Việt Nam
- Quan điểm rút ra từ nhóm nghiên cứu của đề tài
Công việc 2: Phân loại sản phẩm OCOP
- Phân loại theo các học giả và tổ chức quốc tế
- Phân loại theo tiêu chuẩn của Việt Nam
Công việc 3: Mối quan hệ giữa sản phẩm OCOP với khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu
Công việc 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu của sản phẩm OCOP.
- Cơ chế, chính sách của nhà nước
- Trình độ và khả năng sản xuất, chế biến và tiếp cận thị trường của các chủ thể tham gia sản xuất sản phẩm OCOP
- Các hàng rào phi thuế quan của các nước nhập khẩu
- Đặc điểm và nhu cầu của người tiêu dùng
Nội dung 2. Đặc điểm thị trường CHLB Đức và những ảnh hưởng của EVFTA đối với khả năng tiếp cận thị trường đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
Để thực hiện nội dung này, đề tài sẽ triển khai các nhóm công việc và các hoạt động cụ thể sau:
Công việc 1: Đánh giá đặc điểm thị trường CHLB Đức tác động đến khả năng tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
Đặc điểm của thị trường CHLB Đức tác động đến khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm như: sản phẩm cà phê, sản phẩm mẵng cầu, sản phẩm bơ… ở các khía cạnh như:
+ Quy mô thị trường
+ Nhu cầu và thị hiếu đối với các sản phẩm nói trên
+ Các kênh phân phối sản phẩm tại thị trường CHLB Đức
+ Các quy định và rào cản của thị trường.
+ Xu hướng của thị trường
+ Các kênh và đối tác mà các doanh nghiệp và HTX nông nghiệp của Đắk Lắk có thể kết nối để tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm đặc thù đạt chuẩn OCOP
Công việc 2: EVFTA và những tác động tới khả năng tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với các sản phẩm OCOP của Đắk Lắk
+ Phân tích và đánh giá cơ hội từ quy định của EVFTA đối khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh Đắk Lắk tại thị trường CHLB Đức
+ Phân tích và đánh giá thách thức từ các quy chuẩn của EVFTA đối với khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh Đắk Lắk tại thị trường CHLB Đức
+ Xác định một số sản phẩm đặc thù đạt chuẩn OCOP của Đắk Lắk có tiềm năng tận dụng được những cơ hội từ EVFTA để có thể thúc đẩy việc tiếp cận và tiêu thụ tại thị trường CHLB Đức.
Nội dung 3: Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương tại Việt Nam trong tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP và bài học rút ra cho tỉnh Đắk Lắk
Công việc 1: Phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP
- Kinh nghiệm của Thái Lan
- Kinh nghiệm của Inđônêxia/Trung quốc
- Kinh nghiệm của Ấn Độ
Công việc 2: Phân tích kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP
- Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La
- Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp
Công việc 3: Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước của Tỉnh trong việc ban hành các chính sách và biện pháp nhằm hỗ trợ và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
- Đối với các doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia sản xuất, chế biến các sản phẩm OCOP trong việc xây dựng thương hiệu, thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao lực quản lý, tìm hiều thị trường và xây dựng thương hiệu… .
Nội dung 4: Phân tích thực trạng và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong tiếp cận thị trường quốc tế đối với các sản phẩm OCOP của Đắk Lắk trong giai đoạn 2020-Nay
Công việc 1. Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
- Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của một số đại diện sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của tỉnh Đắk Lắk
- Thực trạng sản xuất, chế biến và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của sản phẩm cà phê.
- Thực trạng sản xuất, chế biến và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của sản phẩm Mãng Cầu.
- Thực trạng sản xuất, chế biến và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của sản phẩm Bơ
Công việc 2: Đánh giá những tồn tại và hạn chế trong tiếp cận thị trường quốc tế đối với các sản phẩm OCOP của Đắk Lắk
- Đánh giá những tồn tại và hạn chế
- Phân tích và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
Các hoạt động và phương pháp nghiên cứu cụ thể đối với các nội dung trên:
- Các hoạt động cụ thể như thu thập các số liệu thứ cấp (báo cáo chính thức của UBND và Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Cục thống kê tỉnh và báo cáo của các Huyện liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm OCOP tại các DN/HTX nông nghiệp).
- Xây dựng các biểu mẫu khảo sát thực địa tại các doanh nghiệp/HTX có sản phẩm OCOP tại Đắk Lắk cũng như người tiêu dùng tại CHLB Đức.
- Phỏng vấn sâu các cơ quan (Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh Đắk Lắk, các chuyên gia, các nhà nhập khẩu tại CHLB Đức …).
- Phỏng vấn đại diện các doanh nghiêp, hợp tác xã
- Tổng hợp và phân tích thông tin;
- Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh (S), điểm yếu (W), những cơ hội (O) và thách thức (T) đối với các sản phẩm OCOP được chọn nghiên cứu hiện nay
- Tổ chức Hội thảo, tọa đàm trao đổi các kết quả nghiên cứu.
Nội dung 5: Tư vấn, hỗ trợ thí điểm cho một số công ty trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức nói riêng và thị trường EU nói chung
Công việc 1: Tư vấn cho công ty TNHH Nguyễn Văn Food ở xã Eakly, huyện Krông Pắk đối với sản phẩm trà mãng cầu về việc tiếp cận thị trường CHLB Đức
- Tư vấn cho công ty về cách thức và quy trình tiếp cận thị trường CHLB Đức
Công việc 2: Tư vấn và hỗ trợ cho công ty TNHH Vương Thành Công tại thành phố Buôn Ma Thuột đối sản phẩm cà phê về việc tiếp thị trường CHLB Đức.
- Tư vấn cho công ty về cách thức tiếp cận thị trường CHLB Đức.
- Hỗ trợ cho công ty ký Biên bản thỏa thuận ghi nhớ với đối tác bên CHLB Đức.
Công việc 3: Tư vấn và hỗ trợ cho công ty TNHH Thu Nhơn tại thành phố Buôn Ma Thuột với sản phẩm Bơ về thị trường CHLB Đức.
- Tư vấn cho công ty về cách thức và quy trình tiếp cận thị trường CHLB Đức.
Nội dung 6: Đề xuất nhóm giải pháp tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
Công việc 1: Giải pháp về hoàn thiện khung khổ chính sách thúc đẩy tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP.
Công việc 2: Xây dựng quy trình chuẩn về tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk.
Công việc 3: Nhóm giải pháp tập huấn, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp/HTX trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức.
Công việc 4: Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp cận thị trường CHLB Đức.
Dạng I: Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác. | ||||
TT | Tên sản phẩm (ghi rõ tên từng sản phẩm ) |
Yêu cầu khoa học cần đạt | Ghi chú | |
1 | Báo cáo tổng hợp đề tài | Các giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Đắk Lắk | 01 | |
2 | Báo cáo tóm tắt đề tài | Tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính của Đề tài | 01 | |
3 | Báo cáo kiến nghị và báo cáo đề xuất giải pháp | Những kiến nghị chính đối với các cơ quan quản lý của tỉnh, hội nông dân, doanh nghiệp, HTX để thực hiện các giải pháp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế nói chung và thị trường CHLB Đức nói riêng đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk | 01 | |
4 | Báo cáo tư vấn cho doanh nghiệp được lựa chọn | -Báo cáo tư vấn cho các doanh nghiệp phải đảm bảo tính dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn | 01 | |
5 | Báo cáo xử lý số liệu | Báo cáo phân tích thông kê: (1) Bảng hỏi cho người tiêu dùng (50 phiếu), người sản xuất, hộ nông dân (275 phiếu) (2) Báo cáo phân tích định tính 50 chuyên gia phỏng vấn sâu (gồm các nhà nhập khẩu của CHLB Đức, các sở liên quan tại Đắk Lắk, các chuyên gia của bộ nông nghiệp, các tham tán thương mại..) |
02 |
|
6 | Bản quy trình tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường CHLB Đức | Bản quy trình phải nói rõ ràng, dễ hiểu các bước cần thiết cũng như các phương pháp có thể triển khai để có thể tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk | 01 | |
7 | Báo cáo các nội dung bao gồm 06 nội dung cụ thể triển khai trong đề tài |
- Báo cáo nội dung 1 “Cơ sở lý thuyết về tiếp cận thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm OCOP”, ngắn gọn và xúc tích - Báo cáo nội dung 2 “Đặc điểm thị trường CHLB Đức và những ảnh hưởng của EVFTA đối với việc tiếp cận thị trường EU đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk”. ngắn gọn và xúc tích - Báo cáo nội dung 3 “Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương tại Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP và bài học rút ra cho tỉnh Đắk Lắk, ngắn gọn và xúc tích - Báo cáo nội dung 4 “Phân tích thực trạng và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020-Nay, ngắn gọn và xúc tích - Báo cáo nội dung 5 “Tư vấn, hỗ trợ thí điểm cho một số công ty trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức nói riêng và thị trường EU nói chung”, ngắn gọn và xúc tích - Báo cáo nội dung 6 “Đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk”, ngắn gọn và xúc tích. |
06 | |
8 | Bản MOU | Bản MOU được ký kết | 01 | |
9 | Tài liệu kỷ yếu hội thảo | Tổng hợp 10 bài viết | 01 | |
Dạng II: Bài báo; Sách chuyên khảo và các sản phẩm khác | ||||
TT | Tên sản phẩm (ghi rõ tên từng sản phẩm ) |
Yêu cầu khoa học cần đạt | Dự kiến nơi công bố (Tạp chí, Nhà xuất bản) | Ghi chú |
1 | Bài báo: Kinh nghiệm quốc tế trong việc tiếp cận thị trường EU đối với sản phẩm OCOP | Lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận thị trường đối với phẩm OCOP | Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, tạp chí khoa học xã hội | |
2 | Bài báo: Thực trạng khả năng tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk | Phân tích thực trạng và đề ra giải pháp nhằm gia tăng khả tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk | Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Tạp chí châu Âu |
Tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP