Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Nghiên cứu đặc điểm di truyền và dịch tễ học phân tử của một số virus gây bệnh trên ong mật ở Việt Nam

Viện Công nghệ Sinh học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tỉnh/ Thành phố

Sinh học

Nghề nuôi ong cung cấp cho con người các sản phẩm có giá trị cao như mật ong, phấn hoa, sữa chúa, keo ong, nọc ong,...và là phương thuốc quí chữa bệnh. Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ sáu về xuất khẩu mật ong trên thế giới và thứ hai ở châu Á. Năm 2011, ngành nuôi ong sản xuất được trên 30.000 tấn mật ong, trong đó xuất khẩu đạt 27.000 tấn với kim ngạch gần 80 triệu USD. Tuy nhiên những năm gần đây, tình hình dịch bệnh hại ong ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi ong trong nước. Có nhiều nguyên nhân trong đó virus, đặc biệt là Sacbrood virus (SBV), Black Queen Cell virus (BQCV) và Deformed Wing virus (DWV) được xác định là 3 virus gây thiệt hại lớn hiện nay cho ong mật trong nước. Để có chiến lược dự phòng và ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả, sự hiểu biết về dịch tễ học phân tử, tính đa dạng di truyền, nguồn gốc tiến hóa của các loại virus đang gây bệnh cho ong là hết sức cần thiết. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ điều tra, đánh giá tình hình dịch bệnh của các virus gây bệnh trên ong mật tại Việt Nam; giải mã phân tích đặc điểm phân tử hệ gen của SBV, BQCV và DWV ở các vùng địa lý khác nhau của Việt Nam; phân tích trình tự nucleotide, nguồn gốc tiến hóa, sự biến đổi di truyền mức nucleotide và acid amin của các chủng virus phân lập. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp thông tin có giá trị cho việc chẩn đoán, dịch tễ học phân tử và xác định vị trí phân loại, góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc virus, định hướng cho dự phòng và các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.