![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/sience.png)
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế xây dựng và triển khai Luật Xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa và kiến nghị đối với Việt Nam
- Nghiên cứu tạo sản phẩm hỗ trợ giảm cân từ hạt cà phê xanh và phụ phẩm của quá trình chế biến cà phê nâng cao giá trị kinh tế tăng thu nhập trong sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Nông
- Xây dựng mô hình trồng dừa thâm canh ở các xã phía Bắc huyện Cai Lậy
- Nghiên cứu thiết kế xây dựng quy trình công nghệ và sản xuất thử nghiệm xe khách liên tỉnh trên cơ sở chassi nhập ngoại
- Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lao động - xã hội cho đội ngũ giảng viên tại các trường đại học thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Lịch sử Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 1973 - 2018
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và ứng dụng hiệu quả bền vững các công trình điện mặt trời áp mái trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống tích hợp giữa máy quét 3D với máy tạo mẫu nhanh
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lai tạo theo hướng tăng năng suất, chất lượng nhằm phát triển chăn nuôi bò bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt Nam cho thị trường khó tính thông qua giải pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM)
![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/sience.png)
![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/sience.png)
![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/iconluottrycap.jpg)
- Nhiệm vụ đang tiến hành
Nghiên cứu gây trồng thử nghiệm cây Thanh Thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) phục vụ trồng rừng gỗ lớn và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Bộ Khoa học và Công nghệ
Tỉnh/ Thành phố
ThS.Lã Mạnh Cường
ThS.Nguyễn Văn Thành; ThS.Nguyễn Văn Hiệu; KS.Hồ Trọng Tùng; ThS.Vi Thị Bích Hồng; ThS.Đào Xuân Tới; KS.Nguyễn Tuấn Hiền; KS.Nguyễn Tiến Việt; CN.Nguyễn Thị Nga; TS.Nguyễn Bá Triệu
Lâm sinh
01/01/2022
01/12/2024
6.1.1. Sơ thám, thu thập một số thông tin về cây Thanh Thất
- Sơ thám, thu thập thông tin, xác định các khu vực điều tra, tuyến điều tra có sự phân bố của cây Thanh Thất trên địa bàn 7 huyện: Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động.
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra; điều tra phỏng vấn 70 phiếu đối với cán bộ kiểm lâm và người dân sống gần rừng về đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng nhân giống, tái sinh, tình hình khai thác và sử dụng cây Thanh Thất trên địa bàn 7 huyện: Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động.
6.1.2. Điều tra đánh giá một số đặc điểm lâm học, phân bố, sinh thái của cây Thanh Thất
- Thiết lập 14 tuyến điều tra (2 tuyến/huyện x 7 huyện), mỗi tuyến có chiều dài khoảng 4 km. Điều tra thu thập các thông tin về tọa độ địa lý, phân bố, mật độ, điều kiện sinh thái.
- Lựa chọn các khu vực có cây Thanh Thất phân bố đại diện điển hình để lập ô tiêu chuẩn (OTC), mỗi tuyến lập 03 ô tiêu chuẩn (OTC) diện tích 2.500 m2/OTC để điều tra đặc điểm lâm học, cấu trúc tầng cây cao có cây Thanh Thất phân bố. Tổng số điều tra 42 OTC.
- Trên mỗi OTC, lập 05 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25 m2/ODB (tổng số điều tra 210 ODB) để điều tra đặc điểm tái sinh, thực bì lâm phần có cây Thanh Thất phân bố.
- Xử lý, tổng hợp số liệu điều tra.
- Nghiên cứu chuyên đề 1: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thanh thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Tuyển chọn công nhận 50 cây trội làm nguồn giống phục vụ sản xuất giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu chuyên đề 2: Nghiên cứu, tuyển chọn công nhận 50 cây trội giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Thanh Thất từ hạt
- Địa điểm thực hiện: tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Toản Nam, huyện Yên Thế.
- Bố trí các thí nghiệm nghiên cứu khả năng nảy mầm hạt giống cây Thanh Thất; ảnh hưởng của tỉ lệ che sáng đối với cây con trong giai đoạn vườn ươm.
- Sản xuất 5.500 cây giống Thanh Thất bằng phương pháp gieo ươm từ hạt, cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn phục vụ mô hình trồng rừng thuần loài và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống cây Thanh Thất từ hạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6.4. Xây dựng mô hình trồng rừng Thanh Thất thuần loài và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
6.4.1. Xây dựng mô hình trồng rừng Thanh Thất thuần loài
- Địa điểm dự kiến: tại xã Liên Chung, huyện Tân Yên.
- Quy mô: 2 ha trong đó 0,572 ha bố trí 02 thí nghiệm; 1,428 ha trồng mô hình;
- Giải pháp kỹ thuật: thời vụ trồng vụ xuân; Giống cây Thanh Thất trên 6 tháng tuổi, đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Mật độ trồng 1.100 cây/ha. Biện pháp kỹ thuật áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Thanh Thất của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Bố trí các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón; ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng Thanh Thất thuần loài.
- Theo dõi các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống; sinh trưởng; tình hình sâu, bệnh hại.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất thuần loài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6.4.2. Xây dựng mô hình trồng rừng Thanh Thất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
- Địa điểm dự kiến: tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế.
- Quy mô: 3 ha trong đó: 1,08 ha bố trí thí nghiệm; 1,92 ha trồng mô hình.
- Giải pháp kỹ thuật: thời vụ trồng vụ xuân; Giống cây Thanh Thất trên 6 tháng tuổi, đạt tiêu chuẩn xuất vườn; Mật độ trồng 250 cây/ha; Biện pháp kỹ thuật áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Thanh Thất của
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật xử lý thực bì đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng Thanh Thất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
- Theo dõi các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống; sinh trưởng; tình hình sâu, bệnh hại.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6.5. Tổ chức hội thảo khoa học
- Tổ chức 02 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài.v
- Mô hình sản xuất giống Thanh Thất từ hạt với quy mô 5.500 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn (cây trên 6 tháng tuổi, đường kính gốc ≥ 0,5 cm, chiều cao vút ngọn ≥40 cm, cây khỏe mạnh, thân thẳng, không cụt ngọn, không sâu bệnh).
- Mô hình trồng cây Thanh Thất, quy mô 05 ha, trong đó 02 ha trồng thuần loài với mật độ trồng 1.100 cây/ha, 03 ha khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung với mật độ trồng 250 cây/ha, tỷ lệ sống đạt ≥85%, cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- 03 Quy trình kỹ thuật được công nhận cấp cơ sở:
+ Quy trình kỹ thuật nhân giống cây Thanh Thất từ hạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
+ Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất thuần loài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
+ Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- 02 chuyên đề nghiên cứu khoa học:
+ Chuyên đề 1: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thanh thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
+ Chuyên đề 2: Nghiên cứu, tuyển chọn công nhận 50 cây trội giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Hồ sơ 02 hội thảo;
- Báo cáo kết quả đề tài (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt).
- Các sản phẩm khác: 01 mẫu phiếu điều tra, 70 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; Bộ số liệu điều tra thực địa đặc điểm lâm học loài cây Thanh Thất. v
Nghiên cứu gây trồng thử nghiệm cây Thanh Thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) phục vụ trồng rừng gỗ lớn và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang