
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình
- Các yếu tố cơ bản để các Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cấp tỉnh thực hiện thành công Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ
- Thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa thủy sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2012-2015
- Nghiên cứu cơ chế dẫn điện trong một số vật liệu có cấu trúc perovskite
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm định các thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Đánh giá sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - mullerian hormone ( AMH ) sau mổ nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng
- Khai thác và phát triển bền vững tài nguyên du lịch hang động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Nghiên cứu lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc tham gia công ước quốc tế về đăng ký các vật thể phóng vào vũ trụ và công ước quốc tế về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do các vật thể trong vật thể trong vũ trụ gây ra
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển sản xuất chế biến cây thuốc Đương quy và Bạch chỉ tại tỉnh Điện Biên
- Nuôi giống dê Lào theo phương pháp bán chăn thả tại Huyện Minh Hóa



- Nhiệm vụ đang tiến hành
Nghiên cứu thực trạng sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật thường dùng chất lượng môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả huyện Lục Ngạn
Trường Đại học Y tế Công cộng
Bộ Y tế
Tỉnh/ Thành phố
TS.DS.Đặng Thế Hưng
CN.Đỗ Thị Vui, TS.DS.Nguyễn Nhật Hải, PGS.TS.Trần Thị Tuyết Hạnh, BS.CKI. Lâm Văn Tuấn, Ths.BS.Nguyễn Huy Đông, BS.Phạm Yến Như, CN.Nguyễn Phương Thoa, CN.Bùi Quang Tới, ThS.Nguyễn Văn Long, ThS.Vũ Thị Cúc, ThS.Thân Thị Hải Hà
Y tế
01/05/2020
01/05/2022
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân: 160 phiếu dành cho người dân tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật tại 3 xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.
- Báo cáo tổng hợp và phân tích kết qủa về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thường dùng vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn.
- Nghiên cứu chuyên đề 1: Nghiên cứu tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài nước.
2. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Khảo sát thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường khu vực trồng cây ăn quả (xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải): lấy 90 mẫu đất, 90 mẫu nước mặt, 90 mẫu nước ngầm, 90 mẫu không khí.
- Phân tích các mẫu đất, nước, không khí để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường vùng trồng cây ăn quả.
- Nghiên cứu chuyên đề 2: Nghiên cứu đánh giá dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
3. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra về tình hình sức khoẻ của người dân: 160 phiếu dành cho người tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật tại 3 xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, huyện Lục Ngạn; 50 phiếu dành cho người không tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật (Nhóm chứng ở địa bàn Đồi Ngô - Lục Nam).
- Nghiên cứu khám sức khỏe cho 150 người dân: khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa/miễn dịch cho 100 người thuộc nhóm phơi nhiễm trực tiếp với thuốc thuốc bảo vệ thực vật và 50 người thuộc nhóm chứng.
- Nghiên cứu xét nghiệm xác định thuốc bảo vệ thực vật nhiễm trong cơ thể cho 100 người dân thuộc nhóm phơi nhiễm trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật: 100 mẫu máu và 100 mẫu nước tiểu.
- Tổng hợp và phân tích kết quả, tình trạng sức khỏe của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Nghiên cứu chuyên đề 3: Nghiên cứu thực trạng thuốc bảo vệ thực vật phát hiện trong máu của người dân vùng trồng cây ăn quả.
- Nghiên cứu chuyên đề 4: Nghiên cứu thực trạng thuốc bảo vệ thực vật phát hiện trong nước tiểu của người dân vùng trồng cây ăn quả.
- Nghiên cứu chuyên đề 5: Nghiên cứu thực trạng sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả (khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa/miễn dịch).
- Nghiên cứu chuyên đề 6: Xác định, phân tích một số yếu tố nguy cơ, liên quan đến sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
4. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khoẻ của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Chuyên đề 7: Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
5. Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị tập huấn
- Tổ chức 01 hội nghị tập huấn điều tra.
- Tổ chức 01 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu.
6. Viết báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
- Kỷ yếu 01 hội thảo khoa học; 01 hồ sơ tập huấn.
- Báo cáo tình hình sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật thường dùng của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Báo cáo, phân tích thực trạng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường (đất, nước, không khí) vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Báo cáo phân tích, xác định tình trạng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong máu, nước tiểu của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Báo cáo kết quả phân tích tình trạng sức khỏe người dân (khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm) vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Bản kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Các sản phẩm khác: 02 mẫu phiếu điều tra; 160 phiếu điều tra về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; 210 phiếu điều tra về tình trạng sức khỏe người dân; Báo kết quả điều tra; 150 hồ sơ khám sức khỏe; 100 phiếu kết quả xét nghiệm mẫu máu và 100 phiếu kết quả xét nghiệm mẫu nước tiểu (thuộc nhóm phơi nhiễm trực tiếp). Các kết quả phân tích mẫu môi trường (90 mẫu đất, 90 mẫu nước mặt, 90 mẫu nước ngầm, 90 mẫu không khí).
- Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu đề tài (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).
thuốc bảo vệ thực vật, vùng cây ăn quả, môi trường, sức khỏe