Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

07/ĐT-KHCN.PT/2023

Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất rau toàn toàn theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tỉnh/ Thành phố

TS. Nguyễn Xuân Hòa

TS. Nguyễn Xuân Hoà Th.S Lê Thanh Hà TS. Đinh Hồng Duyên ThS. Nguyễn Tú Điệp PGS.TS. Phan Quốc Hưng TS. Cao Trường Sơn ThS. Nguyễn Thọ Hoàng TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh Hà Văn Tú Cao Văn Thắng

Trồng trọt

01/03/2023

01/05/2025

1. Điều tra, khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh và lựa chọn địa điểm triển khai mô hình
a) Điều tra khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh
- Phương pháp và hình thức điều tra, khảo sát: Thu thập tài liệu thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp theo phiếu điều tra.
- Quy mô, phạm vi và đối tượng khảo sát: 100 phiếu khảo sát hộ trồng rau trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
b) Phân tích chất lượng mẫu đất, mẫu rau tại một số vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh
c) Lựa chọn địa điểm triển khai nghiên cứu và xây dựng mô hình
2. Nghiên cứu phân lập, tuyển chọn và định danh chủng vi sinh vật hữu ích phục vụ sản xuất chế phẩm vi sinh
- Phân lập, làm thuần vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulozo, protein, tinh bột từ các mẫu thu thập được.
- Lựa chọn và đánh giá các đặc tính sinh học của các chủng vi sinh vật.
- Tuyển chọn chủng giống vi sinh vật phân giải xenlulozo, protein, tinh bột và đánh giá mức độ an toàn, tính đối kháng của các chủng giống.
- Định danh các chủng vi sinh vật được tuyển chọn và thiết lập cây phát sinh loài.
3. Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ của đề tài
a) Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ
- Bố trí các thí nghiệm xác định: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chế phẩm vi sinh; điều kiện nhân giống tối ưu các chủng vi sinh vật tuyển chọn phục vụ cho sản xuất chế phẩm vi sinh; chất mang phù hợp; tỷ lệ phối trộn hỗn hợp dịch sinh khối vi sinh vật với chất mang; đánh giá chất lượng chế phẩm vi sinh theo thời gian bảo quản.
- Theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm, phân tích, đánh giá kết quả.
- Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh có khả năng xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.
b) Nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
- Thu gom, phân loại phế phụ phẩm nông nghiệp.
- Tiến hành các công thức thí nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.
- Theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm và đánh giá kết quả, hiệu quả các công thức thí nghiệm.
- Xây dựng quy trình công nghệ sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
c) Nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất rau an toàn theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn.
- Bố trí các công thức thí nghiệm sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất rau an toàn theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn (bắp cải và cà chua).
- Theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm và tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm.
- Xây dựng quy trình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất rau an toàn theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn: 02 quy trình sử dụng trong sản xuất rau bắp cải và cà chua.
4. Nội dung 4. Xây dựng mô hình ứng dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất rau an toàn theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn
a) Sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh và phân bón hữu cơ
- Tổ chức sản xuất chế phẩm vi sinh có khả năng xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.
- Sản xuất phân bón hữu cơ: Thu gom phế phụ phẩm nông nghiệp; bổ sung chế phẩm vi sinh ủ xử lý phế phụ phẩm thành phân bón hữu cơ.
b) Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất rau bắp cải và cà chua theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn.
- Quy mô: 02 mô hình (0,5ha/mô hình, sản xuất rau bắp cải và cà chua).
- Địa điểm: khu vực sản xuất rau an toàn tập trung đã được lựa chọn.
- Triển khai xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ của đề tài theo quy trình đã được nghiên cứu và mô hình đối chứng; tổ chức theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật trong mô hình đề tài và mô hình đối chứng:
- Tính toán chi phí, giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả của mô hình.
5. Tổ chức tập huấn kỹ thuật và tuyên truyền, phổ biến kết quả đề tài
- Tập huấn kỹ thuất cho người dân: 02 lớp tập huấn cho 100 lượt người dân sản xuất rau (50 người/lớp).
- Tổ chức hội thảo khoa học: 02 hội thảo khoa học.
- Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền kết quả đề tài.
- Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt kết quả đề tài và các báo cáo chuyên đề theo nội dung nghiên cứu.
- 01 Bộ chủng giống vi sinh vật.
- 300 kg chế phẩm vi sinh vật (có hoạt tính sinh học tốt và ổn định, được phối trộn theo tỷ lệ, thành phần giữa các chủng và với chất mang phù hợp).
- 05 tấn phân bón hữu cơ đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón - QCVN 01- 189:2019/BNNPTNT.
- 04 quy trình công nghệ cấp cơ sở: Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp; quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ; quy trình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất bắp cải an toàn; quy trình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất cà chua an toàn.
- 02 mô hình ứng dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất rau bắp cải và cà chua an toàn theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn (quy mô 0,5 ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng 10- 15% so với đối chứng).
- 01 bộ hồ sơ, tài liệu kết quả hoạt động tập huấn (100 lượt người), hội thảo và thông tin, tuyên truyền.
- 01 bài trên tạp chí chuyên ngành.
Các doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ và các doanh nghiệp đang trồng trọt

Chế phẩm vi sinh