liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano để bảo quản trái bơ và sầu riêng tại Đắk Lắk

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội

Tỉnh/ Thành phố

PGS. TS. Mai Hồng Hạnh

PGS.TS. Mai Hồng Hạnh; ThS. Lương Thị Minh Thúy; TS. Phạm Văn Thành; TS. Lưu Mạnh Quỳnh; PGS.TS. Ngạc An Bang; ThS. Đặng Thị Yến; TS. Nguyễn Văn Trữ; TS. Nguyễn Duy Thiện; TS. Sái Công Doanh; ThS. Nguyễn Tiến Đạt; ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

01/03/2022

01/03/2026

Nội dung 1: Nghiên cứu thực trạng canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, và chế biến trái bơ và sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung 2: Chế tạo, đánh giá tính chất và khả năng ức chế nấm, khuẩn của vật liệu nano Ag, nano ZnO từ đó lựa chọn vật liệu tối ưu để sử dụng trong bảo quản.
Nội dung 3: Thiết kế hệ thống thiết bị đo đa thông số thời gian thực có thể đo được nồng độ ethylene, CO2, đo nhiệt độ và độ ẩm tại kho/hộp bảo quản hoa quả sau thu hoạch. Hiệu chỉnh các thông số của thiết bị để phù hợp với kho bảo quản.
Nội dung 4: Nghiên cứu, chế tạo dung dịch gel tạo màng chứa vật liệu nano và polymer sinh học để bảo quản trái bơ sáp quy mô phòng thí nghiệm.
Nội dung 5: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ bảo quản 100 kg trái bơ có thể mở rộng tới quy mô 1 tấn tại Đắk Lắk.
Nội dung 6: Chế tạo và tối ưu hóa quy trình chế tạo dung dịch gel tạo màng chứa vật liệu nano và polymer sinh học để bảo quản trái sầu riêng truyền thống quy mô phòng thí nghiệm.
Nội dung 7. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ bảo quản 100 kg trái sầu riêng truyền thống có thể mở rộng tới quy mô 1 tấn tại Đắk Lắk.
 
Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác
  • Dung dịch vật liệu nano Ag: nồng độ nhỏ hơn 1000 ppm, pH: 5 – 8, kích thước dưới 100 nm, màu sắc: cánh gián, hấp thụ mạnh tại 380 – 430 nm, độ ổn định: ít nhất 6 tháng, quy mô phòng thí nghiệm 30 lít/ ngày.
  • Bột vật liệu nano ZnO: độ tinh khiết: > 95%, màu sắc: trắng, kích thước hạt dưới 100 nm, độ ổn định: ít nhất 6 tháng, quy mô phòng thí nghiệm: 30 gram/ ngày.
  • Dung dịch gel tạo màng chứa vật liệu nano và polymer sinh học dùng trong bảo quản trái bơ sáp: Nồng độ vật liệu nano nhỏ hơn 200 ppm, pH: 5 – 8, kích thước vật liệu nano dưới 100 nm, màu sắc: cánh gián, hấp thụ mạnh tại 380 – 430 nm, nồng độ polymer sinh học: dưới 5%, độ phân tán của vật liệu nano: thế Zeta tuyệt đối lớn hơn 20 mV, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm và khuẩn trong phòng thí nghiệm: trên 95% với các loại nấm và khuẩn dưới đây: E. Coli (TCVN 7924-2: 2008), tổng bảo từ nấm men, nấm mốc (TCVN 8275-2:2010), S. aureus (TCVN 4830-1:2005), màng tạo ra từ dung dịch gel có khả năng bảo quản trái bơ sáp trên 35 ngày, dung dịch gel chứa nồng độ các loại kim loại nặng thấp hơn mức quy định cho màng bọc thực phẩm, độ ổn định của dung dịch gel: ít nhất 6 tháng, quy mô phòng thí nghiệm: 50 lít/ ngày.
  • Dung dịch gel tạo màng chứa vật liệu nano và polymer sinh học dùng trong bảo quản trái sầu riêng truyền thống: nồng độ vật liệu nano nhỏ hơn 200 ppm, pH: 5 – 8, kích thước vật liệu nano dưới 100 nm, màu sắc: cánh gián, hấp thụ mạnh tại 380 – 430 nm, nồng độ polymer sinh học: dưới 5%, độ phân tán của vật liệu nano: thế Zeta tuyệt đối lớn hơn 20 mV, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm và khuẩn trong phòng thí nghiệm: trên 95% với các loại nấm và khuẩn dưới đây: E. Coli (TCVN 7924-2: 2008), tổng bảo từ nấm men, nấm mốc (TCVN 8275-2:2010), S. aureus (TCVN 4830-1:2005), màng bảo quản được tạo ra từ dung dịch gel có khả năng bảo quản trái sầu riêng truyền thống trên 15 ngày, dung dịch gel chứa nồng độ các loại kim loại nặng thấp hơn mức quy định cho màng bọc thực phẩm, độ ổn định của dung dịch gel: ít nhất 6 tháng, quy mô phòng thí nghiệm: 50 lít/ ngày.
Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác
  • 01 Quy trình sản xuất vật liệu nano dùng trong bảo quản quả sầu riêng và bơ tại Đắk Lắk: chế tạo rõ ràng các bước, mỗi bước đều có các phép đo, chỉ số để kiểm tra chất lượng, bảng theo dõi và đánh giá chất lượng sản phẩm, phương pháp và kết quả đánh giá về kích thước vật liệu nano, tính chất quang, khả năng phân tán trong nước, độ tinh khiết, độ pH.
  • 01 Quy trình công nghệ ứng dụng dung dịch gel tạo màng chứa vật liệu nano và polymer sinh học để bảo quản trái bơ sáp, thời gian bảo quản trên 35 ngày: chia thành các bước rõ ràng, đơn giản, dễ thực hiện. Cụ thể:
  + Bước 1: Thu mua trái bơ theo mùa.
  + Bước 2: Tiền xử lý trái bơ và xử lý trước khi bọc màng.
  + Bước 3: Bọc màng bằng phương pháp nhúng kết hợp phun phủ với dung dịch gel tạo màng.
  + Bước 4: Đánh giá chất lượng sản phẩm màng sau khi bọc: độ dày màng: nhỏ hơn 200 micro mét, độ truyền qua trung bình: 75-95%, nồng độ vật liệu nano nhỏ hơn 200 ppm, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm và khuẩn trong phòng thí nghiệm: trên 95% với các loại nấm và khuẩn dưới đây: E. Coli (TCVN 7924-2: 2008), tổng bảo từ nấm men, nấm mốc (TCVN 8275-2:2010), S. aureus (TCVN 4830-1:2005).
 + Bước 5: Bảo quản trong buồng bảo quản mát, các thông số phòng bảo quản trong thời gian bảo quản 35 ngày, nhiệt độ: 20C – 100C, độ ẩm: 80 – 90%, sản phẩm đảm bảo QCVN 21-1:2001 về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • 01 Quy trình công nghệ ứng dụng dung dịch gel tạo màng chứa vật liệu nano và polymer sinh học để bảo quản trái sầu riêng truyền thống, thời gian bảo quản trên 15 ngày chia thành các bước rõ ràng, đơn giản, dễ thực hiện. Cụ thể:
  + Bước 1: Thu mua trái sầu riêng theo mùa.
  + Bước 2: Tiền xử lý trái sầu riêng và xử lý trước khi bọc màng.
  + Bước 3: Bọc màng bằng phương pháp nhúng kết hợp phun phủ với dung dịch gel tạo màng.
  + Bước 4: Đánh giá chất lượng sản phẩm màng sau khi bọc: độ dày màng: nhỏ hơn 200 micro mét, độ truyền qua trung bình: 75-95%, nồng độ vật liệu nano nhỏ hơn 200 ppm, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm và khuẩn trong phòng thí nghiệm: trên 95% với các loại nấm và khuẩn dưới đây: E. Coli (TCVN 7924-2: 2008), tổng bảo từ nấm men, nấm mốc (TCVN 8275-2:2010), S. aureus (TCVN 4830-1:2005).
Bước 5: Bảo quản trong buồng bảo quản mát, các thông số phòng bảo quản trong thời gian bảo quản 15 ngày: nhiệt độ: 20C – 100C, độ ẩm: 80 – 90 %, sản phẩm đảm bảo QCVN 21-1:2001 về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
  • 02 Bài báo Công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành ở các tạp chí thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng giáo sư Nhà nước.
Kết quả tham gia đào tạo Sau Đại học: Hỗ trợ đào tạo 01 Thạc sỹ chuyên ngành Vật lý
Các vùng trồng trái bơ và sầu riêng tại Đắk Lắk.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nano để bảo quản trái bơ và sâ·