- Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2022 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Pà Thẻn gắn với phát triển du lịch tại xã Linh Phú huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang
- Nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045
- Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ hoạch định đường lối chính sách và công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý của Đảng và Nhà nước
- Xây dựng mô hình trồng rau cải xanh cải thìa cho năng suất chất lượng cao tại huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phòng chống sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda hại ngô tại tỉnh Vĩnh Phúc
- Phát triển tính toán khoa học chuyên ngành trên cơ sở máy tính hiệu năng cao chia sẻ tài nguyên tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Ứng dụng Công nghệ VR xây dựng mô hình tham quan Khu di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm lưu niệm các Thanh niên xung phong Đại đội 915 hy sinh tại Lưu Xá (tháng 12/1972) phường Gia Sàng thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên trong xu thế chuyển đổi số
- Thực trạng định hướng và giải pháp ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030
- Ứng dung TBKT xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tại xã Nga An huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
- Nhiệm vụ đang tiến hành
Nghiên cứu xây dựng quy trình ương cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống quy mô hàng hóa
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
TS. Nguyễn Nhứt
ThS. Thới Ngọc Bảo; TS. Nguyễn Văn Sáng; ThS. Võ Hồng Phượng; ThS. Võ Minh Sơn; ThS. Nguyễn Văn Hiệp; KS. Đặng Minh Thoại; ThS. Phan Hồng Cương
Khoa học nông nghiệp
01/06/2020
01/05/2022
a) Thí nghiệm 1: Xác định loại thức ăn cho cá tra giai đoạn bột đến ngày thứ 9, được thực hiện với 03 nghiệm thức và được cho ăn như sau:
- Nghiệm thức 1: 100% Artemia nauplius từ ngày ương 1, 2 và 50% Artemia nauplius + 50% Moina sp. từ ngày ương thứ 3 đến ngày thứ 9.
- Nghiệm thức 2: 100% Artemia nauplius từ ngày ương 1, 2 và Moina sp. từ ngày ương thứ 3 đến ngày thứ 9.
- Nghiệm thức 3: 100 % Moina sp. cho ăn suốt thời gian từ ngày ương thứ 1 đến ngày thứ 9 (đối chứng).
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần gồm 03 bể nhựa (30 L), với mật độ ương 3 cá tra bột/L (900 con/bể).
b) Thí nghiệm 2: Xác định loại thức ăn cho cá giai đoạn từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 31 (cá hương), được thực hiện với 02 nghiệm thức và được cho ăn như sau:
- Nghiệm thức 1: 100% Moina sp. từ ngày ương thứ 9 đến ngày 15 và 100% thức ăn công nghiệp từ ngày ương thứ 16 đến ngày 31.
- Nghiệm thức 2: 100% thức ăn công nghiệp (có độ đạm 55%, kích thước từ 200-500 µm) từ ngày ương thứ 9 đến ngày thứ 31.
Các nghiệm thức ở thí nghiệm 1, 2 được quan sát và đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số phân đàn, hệ số chuyển đổi thức ăn của cá và các chỉ tiêu chất lượng nước trong quá trình ương.
2. Nội dung 2: Thử nghiệm ương cá tra giai đoạn từ bột lên hương bằng công nghệ RAS quy mô pilot
a) Thiết kế hệ thống ương và chọn cấu hình RAS pilot, thiết kế bể nuôi, hệ thống khử chất thải rắn, hệ thống tiệt trùng, bể lọc sinh học, tháp khử CO2, hệ thống cung cấp khí, phân phối khí, hệ thống cung cấp nước và phân phối nước.
b) Khởi động, vận hành hệ thống RAS và thử nghiệm ương cá tra từ giai đoạn bột lên hương quy mô pilot: mật độ thả 3.100 con/m3, cá bột sạch bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn. Hệ thống RAS pilot để thử nghiệm ương từ cá bột lên cá hương trong thí nghiệm này được thực hiện ương nuôi trên 3 vụ nuôi tương ứng như 03 lần lặp lại.
c) Đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số phân đàn, hệ số chuyển đổi thức ăn của cá và các chỉ tiêu chất lượng nước trong quá trình ương.
d) Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình pilot, giá thành cá hương.
3. Nội dung 3: Thử nghiệm ương cá tra từ giai đoạn hương đến giống bằng công nghệ RAS quy mô pilot
a) Thiết kế hệ thống ương, lựa chọn hệ thống RAS, tính toán lượng chất thải trong hệ thống, thiết kế bể nuôi, hệ thống khử chất thải rắn, hệ thống tiệt trùng, bể lọc sinh học, tháp khử CO2, hệ thống cung cấp khí và phân phối khí, hệ thống cung cấp nước và phân phối nước, hệ thống phản nitrate.
b) Vận hành hệ thống RAS và thử nghiệm ương cá tra giai đoạn từ hương đến giống quy mô pilot: mật độ ương ≥ 1.000 con/m3, cá hương thả phải đảm bảo sạch bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn từ các thí nghiệm trước. Thử nghiệm ương từ cá bột lên cá hương được thực hiện ương nuôi trên 3 vụ nuôi tương ứng như 03 lần lặp lại.
c) Đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số phân đàn, hệ số chuyển đổi thức ăn của cá và các chỉ tiêu chất lượng nước trong quá trình ương.
d) Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình pilot, giá thành cá giống.
4. Nội dung 4: Xây dựng hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích đối với quy trình kỹ thuật ương nuôi cá tra giai đoạn bột lên hương và hương lên giống trong hệ thống tuần hoàn
a) Tìm hiểu các thủ tục và cách thức đăng ký giải pháp hữu ích đối với quy trình kỹ thuật ương nuôi cá tra giai đoạn bột lên hương và hương lên giống trong hệ thống tuần hoàn.
b) Hoàn thành nội dung mô tả giải pháp với các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích.
c) Hoàn tất hồ sơ và nộp thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích đối với quy trình kỹ thuật ương nuôi cá tra giai đoạn bột lên hương và hương lên giống trong hệ thống tuần hoàn.
5. Nội dung 5: Tập huấn quy trình kỹ thuật và Tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả đề tài
a) Tổ chức 01 lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật ương nuôi cá tra giai đoạn bột lên hương, hương lên giống trong hệ thống tuần hoàn. Thời gian tập huấn 2 ngày/lớp với 30 đại biểu tham dự.
b) Tổ chức 01 cuộc Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện đề tài với số lượng 50 đại biểu tham dự.
2. Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài;
3. 03 quy trình công nghệ, gồm:
a) Quy trình ương nuôi cá tra giai đoạn bột lên hương trong hệ thống tuần hoàn với mật độ ương trên 3.000 con/m3, đạt tỷ lệ sống ≥ 40% và bảo đảm cá có chất lượng tốt, không nhiễm bệnh do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra.
b) Quy trình ương nuôi cá tra giai đoạn hương lên giống trong hệ thống tuần hoàn, đạt tỷ lệ sống ≥ 90% và bảo đảm cá giống có chất lượng tốt, không nhiễm bệnh do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra.
c) Quy trình nuôi Moina sp. sinh khối sạch bệnh.
4. Bản thiết kế hệ thống ương nuôi cá tra giống bằng công nghệ tuần hoàn trong nhà, tỷ lệ 1/30 và kèm theo giải trình chi tiết.
5. Sản phẩm cá tra hương giao nộp: 81.000 con, quy cách ≤ 3.000 con/kg, cá khỏe mạnh, không nhiễm bệnh do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra.
6. Sản phẩm cá tra giống giao nộp: 72.900 con, quy cách ≤ 50 con/kg, cá khỏe mạnh, không nhiễm bệnh do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra.
7. Bộ hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích đối với quy trình ương nuôi cá tra giai đoạn bột lên hương và hương lên giống trong hệ thống tuần hoàn và các hồ sơ trên được Cục Sở hữu trí tuệ có văn bản chấp nhận là hợp lệ.
8. 01 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí chuyên ngành.
9. Hỗ trợ đào tạo 01 thạc sĩ chuyên ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang
ương cá tra; nâng cao tỷ lệ sống; con giống, giống thủy sản