- Thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu trong thời kỳ kinh doanh
- Xây dựng mô hình liên kết trồng chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây gấc trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc phục vụ xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng bộ kiểm thử kiểm tra khả năng chịu tải của website tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh
- Thu thập đánh giá bảo tồn và định hướng ứng dụng nguồn gen vi sinh vật bảo vệ thực vật (vi sinh vật gây hại và vi sinh vật có ích) trên cây ăn quả tại tỉnh Đắk Lắk
- Khảo sát đánh giá hiện trạng các loài sinh vật có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế ở hệ sinh thái vùng đồi Chí Linh tỉnh Hải Dương
- U nguyên bào thần kinh nhóm nguy cơ cao ở trẻ em việt nam mang đột biến gen arid1a/1b
- Đánh giá tác dụng laser nội mạch kết hợp bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang điều trị Hội chứng thiểu năng tuần hoàn não
- Phát triển các phương pháp tích hợp ontology mờ dựa trên lý thuyết đồng thuận
- Nghiên cứu tạo chế phẩm chống oxy hóa từ rễ cây thổ phục linh (Smilax glabra Roxb) của Việt Nam
- Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Nhiệm vụ đang tiến hành
Nghiên cứu xây dựng và phát triển thương hiệu Dứa Hướng Đạo huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc
UBND Tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh/ Thành phố
Khoa học nông nghiệp
01/01/2018
01/12/2020
* Năm 2018
Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan tình hình có liên quan; điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm thực hiện đề tài.
Nội dung 2: Khảo sát đánh giá lịch sử phát triển, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng trồng dứa tại xã Hướng Đạo, thực trạng và tiềm năng sản xuất dứa tại xã Hướng Đạo.
Nội dung 3: Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, xác định đặc điểm thực vật học về một số giống dứa được trồng tại xã Hướng Đạo; đánh giá, tuyển chọn cây có ưu thế, đồng thời thực hiện các bước chuẩn bị cho công tác xây dựng mô hình vườn nhân giống (vườn giống gốc)
Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm: Nghiên cứu, thiết lập, lựa chọn tổ chức làm chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm; nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm; nghiên cứu, thiết kế hệ thống ứng dụng trong quảng bá phát triển sản phẩm; sản xuất thử nghiệm hệ thống ứng dụng trong quảng bá phát triển sản phẩm (trang trí gian hàng, mẫu mã bao bì)
Nội dung 5: Đánh giá kết quả thực hiện năm 2018 và đề xuất các giải pháp thực hiện nội dung đề tài năm 2019.
* Năm 2019
Nội dung 1: Xây dựng mô hình vườn nhân giống (vườn giống gốc), quy mô 15m2 sau đó nhân giống ra vườn ươm.
Nội dung 2: Tiếp tục nghiên cứu bổ sung về một số giống dứa được trồng tại xã Hướng Đạo; xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp thâm canh dứa để cải tạo vườn kém chất lượng tại các hộ gia đình: Quy mô từ 0,7-1ha.
Nội dung 3: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Nội dung 4: Đánh giá kết quả thực hiện 02 năm (2018-2019) và đề xuất các giải pháp thực hiện nội dung đề tài năm 2020.
* Năm 2020
Nội dung 1: Tiếp tục phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế từ các mô hình thực nghiệm trồng dứa và dự báo khả năng phát triển thương hiệu sản phẩm “Dứa Hướng Đạo – Tam Dương”
Nội dung 3: Đánh giá tổng kết, kết quả thực hiện đề tài 03 năm (2018-2020) và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhân rộng và duy trì phát triển thương hiệu của sản phẩm.
Quy mô: Vườn giống gốc: 15m2, sau đó nhân giống ra vườn ươm; mô hình áp dụng các biện pháp thâm canh dứa tại các hộ gia đình dự kiến 0,7-1ha, tập huấn kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật thâm cây dứa Hoa tại xã Hướng Đạo 01 lớp/năm.