- Giải pháp phát triển bền vững đàn heo tại tỉnh Hậu Giang
- Xây dựng mô hình sản xuất giống gà Mía lai F1 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Lịch sử 30 năm kháng chiến của lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng (1945-1975)
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo tồn và phát triển nguồn gen quý vải Tổ tại xã Thanh Sơn huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương
- Xây dựng mô hình trồng cây Bạch đàn chanh để khai thác phục vụ sản xuất tinh dầu tại tỉnh Phú Thọ
- Điều tra đánh giá thực trạng đề xuất giải pháp khống chế bệnh dại tại Hà Giang
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu tổng hợp các vật liệu nano lai trên cơ sở vật liệu từ tính và kim loại quý có cấu trúc lõi@vỏ hoặc dimer dị thể nhằm ứng dụng trong xúc tác và cảm biến sinh học
- Nhân rộng mô hình chăn nuôi giống gà Tàu Vàng được phục tráng của tỉnh Cà Mau
- Nghiên cứu ứng dụng cắt tử cung bằng phẫu thuật nội soi để điều trị một số bệnh lý ở tử cung tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2014-2015
- Nhiệm vụ đang tiến hành
01C-05/P.2020.4
Phát triển sản xuất giống ngô lai VS201 trên địa bàn Hà Nội
Trung tâm Chuyển giao công nghệ & Khuyến nông
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Vũ Văn Dũng
Ths Lê Thị Thủy ThS. Nguyễn Hữu Hiệu ThS. Nguyễn Thị Yến ThS. PhạmVănVũ ThS. Vũ Hoài Sơn ThS. Nguyễn Anh Tuấn ThS. Lê Thanh Tùng
Khoa học nông nghiệp
01/10/2020
01/03/2023
Công việc 1: Xác định thời vụ thích hợp cho giống ngô lai VS201
- Vật liệu: Giống VS201,
- Địa điểm: Xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ; xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai và xã Sơn Đà, huyện Ba Vì
- Thời gian thực hiện: từ 9/2020 đến 12/2021 (vụ Đông 2020; vụ Xuân 2021)
- Quy mô: 0,6 ha (0,1 ha/1TN x 3 huyện x 2 vụ)
- Vật liệu:
+ Phân bón: Áp dụng công thức phân bón trong quy trình xuất xứ gồm: 2,0 tấn HCSH/10 tấn PC; 180 kg N; 120 kg P2O5 và 100 kg K2O. Phân Urê (46% N); Phân lân: Phân lân Supe (16% P2O5); Phân kali: Phân Kaliclorua (60% K2O); Thuốc bảo vệ thực vật;
+ Giống ngô lai VS201.
- Bố trí thí nghiệm:
+ Vụ Xuân: Trên chân đất chuyên màu và một phần đất lúa kém hiệu quả trong khung thời vụ tù 20/1 đến 15/2 cụ thể: CT1:20 -25/1; CT2:1-5/2 và CT3: 10-15/2. Do điều kiện nhiệt độ thấp nên các công thức cách nhau 10 ngày:
+ Vụ Đông: Trên chân đất hai lúa trong công thức luân canh: Lúa Xuân(5/2 – 30/5) + Mùa sớm (5/6-20/9) + Ngô đông (20/9 – 31/12) Nhiệt độ khi gieo trồng cao nên các công thức được bố trí cách nhau 5 ngày là đã có sự sai khác có ý nghĩa: CT1:15-17/9, CT2: 20-22/9 và CT3: 25-27/9, như vậy để đảm bảo tiến độ của thí nghiệm Dự án sẽ tiến hành làm bầu cho ngô. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 3 công thức với 3 lần nhắc lại.
Diện tích 1ô thí nghiệm là 14 m2 gồm 4 hàng dài 5m. Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1 m và đường lô đi theo dõi đánh giá là 1,5 m. Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện ở 10 cây trên 2 hàng giữa của ô.
Công việc 2: Xác định mật độ khoảng cách và công thức phân bón phù hợp
Thử nghiệm: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô lai VS201 (giống x 2 vụ x 0,1ha/điểm x 3 điểm = 0,6ha)
- Vật liệu: Giống ngô lai VS201.
- Thời gian tiến hành: Tháng 8/2020 đến 8/2021 (vụ Đông 2020, vụ Xuân 2021).
- Địa điểm thực hiện: xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ; xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai và xă Sơn Đà huyện Ba Vì
- Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo phương pháp ô lớn, ô nhỏ (split – plot design) với 3 lần nhắc lại.
- Các chỉ tiêu theo dõi theo Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng của CIMMYT (1985), của Viện Nghiên cứu Ngô (1990) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT ) về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô.
Nội dung 2: Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh ngô lai VS201 thương phẩm
Sau thử nghiệm xác định được thời vụ thích hợp và mật độ, liều lượng phân bón hợp lý tiến hành xây dựng mô hình sản xuất ngô thương phẩm giống ngô VS201 cụ thể:
- Quy hoạch vùng sản sản xuất tập trung trên quy mô 10ha trên 1 mô hình có điều kiện đất đai, tưới tiệu chủ động thuận tiện cho việc tham quan học tập và theo dõi mô hình;
- Chọn các hộ dân đủ điều kiện để tham gia thực hiện các mô hình như nhân lực, trình độ thâm canh, khả năng tài chính và tự nguyện và cam kết đầu tư phần kinh phí đối ứng về nhân công và vật tư phân bón, thuốc BVTV theo yêu cầu của mô hình cụ thể:
- Áp dụng quy trinh kỹ thuật thâm canh giống ngô VS201 cho 9 mô hình mỗi mô hình 10ha (thời vụ, mật độ khoảng cánh, công thức phân bón và các biện pháp kỹ thuật canh tác) đã được xác định tại nội dung 1 cụ thể:
- 06 mô hình mỗi mô hình 10 ha sản xuất ngô Đông trên chân đất hai lúa:
+ Thời vụ: vụ Đông năm 2021
+ Địa điểm dự kiến: Các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, huyện Chương Mỹ; và Sơn Đà, Tòng Bạt, huyện Ba Vì và xã Sài Sơn, Đồng Quang, huyện Quốc Oai,
- 03 mô hình mỗi mô hình 10 ha sản xuất ngô Xuân trên chân đất chuyên màu hoặc một phần đất trồng lúa kém hiệu quả:
+ Thời vụ: vụ Xuân năm 2022
+ Địa điểm dự kiến: Các xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ; và Sơn Đà, huyện Ba Vì và xã Sài Sơn,, huyện Quốc Oai,
+ Giống đối: Là giống đang được trồng rộng rãi tại địa phương
Nội dung 3: Đào tạo, tập huấn.
+ Công việc 1: Đào tạo cán bộ cơ sở.
- Quy mô: 3 lớp mỗi lớp 15 người;
- Địa điểm dự kiến: Các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, huyện Chương Mỹ; và Sơn Đà, Tòng Bạt, huyện Ba Vì và xã Sài Sơn, Đồng Quang, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;
- Thành phần: Cán bộ khuyến nông của các huyện tham gia dự án;
- Nội dung: Nhu cầu dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh và những loại sâu bệnh chính và kỹ thuật thâm canh cây ngô;
Công việc 2: Tập huấn kỹ thuật trồng ngô lai thương phẩm VS201.
- Quy mô: 9 lớp mỗi lớp 50 người
- Địa điểm dự kiến: Các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, huyện Chương Mỹ; và Sơn Đà, Tòng Bạt, huyện Ba Vì và xã Sài Sơn, Đồng Quang, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;
- Thành phần: Các hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất thương phẩm;
- Nội dung: Quy trình kỹ thuật sản xuất ngô thương phẩm giống ngô VS201.
01C-05/P.2020.4