
- Nghiên cứu sử dụng đá thải phát sinh trong quá trình khai thác mỏ than tại Quảng Ninh trong sản xuất gạch không nung
- Nghiên cứu ứng dụng sản phẩm phụ gia RRP (Reynolds Road Packer) để sản xuất gạch không nung và làm móng đường giao thông
- Nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo vật liệu tổ hợp bền nhẹ ứng dụng trong sản xuất các thiết bị dụng cụ đặc chủng trang bị cho người lính
- Tổng hợp xanh các hệ thủy tinh hoạt tính sinh học SiO2 – CaO – P2O5 pha tạp Ag ứng dụng trong kem đánh răng
- Khảo sát đánh giá chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) cho Thành phố Thủ Đức
- Xây dựng mô hình áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (VietGAP) và được chứng nhận VietGAP tại tỉnh Bến Tre
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược và chính sách phát triển bền vững hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
- Xây dựng bộ tiện ích trên nền Excel phục vụ xử lý phân tích số liệu và minh giải các tài liệu địa chất dầu khí
- Tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao kháng rầy trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa an toàn sinh học đạt năng suất sữa cao và chất lượng tốt tại tỉnh Lâm Đồng



- Nhiệm vụ đang tiến hành
Xây dựng bộ sưu tập mẫu vật, cơ sở dữ liệu ghi nhận và bảo tồn nguồn gen các loài lưỡng cư, bò sát và động vật không xương sống cỡ lớn ở các hệ sinh thái Cần Giờ
Viện Sinh học nhiệt đới
UBND TP. Hồ Chí Minh
Tỉnh/ Thành phố
ThS.Nguyễn Đăng Hoàng Vũ
Nguyễn Thị Phương Thảo; Ngô Xuân Quảng; Lê Văn Thọ; Trần Thành Thái; Nguyễn Hoàng Dũng; Lâm Quang Ngôn; Trần Gia Thịnh; Lê Quỳnh Loan; Lưu Hùng Phi; Ngô Văn Tuấn Tô Văn Quang; Lê Quỳnh Trang; Bùi Nguyễn Thế Kiệt; Châu Minh Hải Đăng; Lê Đình Long; Phan Thị Xuân Hương;
Sinh học
06/2024
06/2027
Xây dựng danh lục thành phần loài lưỡng cư, bò sát và động vật không xương sống cỡ lớn kèm theo cơ sở dữ liệu liên quan gồm: bộ ảnh loài, cơ sở dữ liệu ghi nhận theo chuẩn GBIF (cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học toàn cầu). Đồng thời xây dựng bộ sưu tập về mẫu vật các loài lưỡng cư, bò sát và động vật không xương sống cỡ lớn thu thập được ở các hệ sinh thái huyện Cần Giờ gồm: bộ mẫu vật lưu trữ và mẫu mô lưu DNA nhằm lưu trữ các mẫu vật và nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu, giáo dục và bảo tồn. Từ đó giải mã trình tự của một số đoạn gen (DNA barcode) ở các loài lưỡng cư, bò sát và động vật không xương sống cỡ lớn có ý nghĩa về đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong công tác nhận diện hoặc bảo tồn nguồn gen quý. Kết quả này đồng thời được công bố lên Ngân hàng gen (GenBank) để phục vụ cho các nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn.
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến sau khi nghiên cứu kết thúc bao gồm: 02 Bộ sưu tập mẫu vật và mẫu mô lưu DNA của 150 loài lưỡng cư, bò sát và động vật không xương sống cỡ lớn ở các hệ sinh thái Cần Giờ; 01 Bộ Mã vạch DNA (DNA barcode) của 30 loài trên; 01 Cơ sở dữ liệu ghi nhận thực địa trên dự án công cộng BION trên hệ thống Epicollect5; 01 Cơ sở dữ liệu chứa mã vạch DNA trên BOLDSYSTEMS; 01 Web-app Cơ sở dữ liệu ghi nhận và bảo tồn nguồn gen có cổng giao tiếp và trích xuất dữ liệu dự án 1 chiều từ BOLDSYSTEMS; 01 Báo cáo tổng kết; 01 Bài báo quốc tế về DNA barcode; 01 Bài báo trong nước về DNA barcode.
Mẫu vật; Cơ sở dữ liệu; Loài lưỡng cư; Loài bò sát; Động vật không xương sống; Bảo tồn; Hệ sinh thái rừng