- Nghiên cứu giải pháp phòng chống tổng hợp sâu xanh ăn lá Bồ đề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Quản lý phát triển Chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò cho sản phẩm gạo của cánh đồng Mường Lò tỉnh Yên Bái
- Xây dựng mô hính sản xuất giống lúa chất lượng mới Thuần Việt 1 để bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2020
- Xây dựng giải pháp nâng cao vai trò cầu nối của Hiệp hội Ngân hàng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của các NHTM và nâng cao hiệu lực thực thi các chính sách của NHNN
- Nâng cao năng lực chăm sóc và giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Bến Tre
- Khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh các trạm y tế xã tỉnh Đồng Tháp năm 2008
- Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể Yên Sở - Hoài Đức cho sản phẩm bưởi đường và bánh gai của xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
- Các quỹ hỗ trợ thu hẹp khoảng cách và phát triển bền vững của EU dành cho các nước thành viên Bài học kinh nghiệm cho hội nhập ASEAN
- Đánh giá thực trạng của nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm
- Nhiệm vụ đang tiến hành
01/2020/HĐ-ĐTKHCN
Xây dựng cơ sở dữ liệu 4D phục vụ phát triển du lịch cho huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi
Trường Đại học Huế
UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Huỳnh Văn Chương
PGS.TS. Huỳnh Văn Chương; TS.Trần Thị Phượng; ThS.Nguyễn Dũng; TS.Đỗ Mạnh Hùng; TS.Nguyễn Ngọc Tùng; TsS.Nguyễn Quang Huy; TS.Phạm Gia Tùng; PGS.TS.Nguyễn Hoàng Khánh Linh; TS.Trần Thị Ngọc Liên; TS.Trương Hoàng Phương
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
01/04/2020
01/12/2022
Công việc 1: Thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến cơ sở dữ liệu về du lịch hiện có của huyện đảo Lý Sơn từ UBND huyện và các Ban ngành trong tỉnh Quảng Ngãi (phối hợp với Sở Văn hóa -TT&DL tỉnh).
Các dữ liệu được thu thập bao gồm: Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế xã hội, lịch sử hình thành và phát triển huyện đảo Lý Sơn; Hiện trạng và số liệu thống kê về thời gian hoạt động và các hoạt động du lịch chủ yếu tại các điểm du lịch, điểm di tích lịch sử văn hóa và lễ hội. Ngoài ra các thông tin về quy mô, tính chất, địa điểm của các điểm lưu trú cũng được thu thập.
Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phương pháp khảo sát thực địa sẽ được sử dụng để thu thập thông tin về hiện trạng và tiềm năng du lịch từ các Phòng ban liên quan trong UBND huyện Lý Sơn.
Công việc 2: Đánh giá hiện trạng hạ tầng hệ thống thông tin quảng bá du lịch của huyện đảo Lý Sơn thông qua việc tổ chức các cuộc họp với sự tham gia của các bên liên quan tại tỉnh Quảng Ngãi, huyện Lý Sơn và một số chuyên gia.
Đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của các kênh thông tin quảng bá du lịch hiện có của địa phương như website, mạng xã hội, truyền thông báo chí và tờ rơi quảng bá... Để từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình giới thiệu hình ảnh của Lý Sơn đến với du khách. Tổ chức các buổi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn các bên liên quan là phương pháp chính sẽ được sử dụng để thực hiện nội dung công việc này.
Nội dung 2. Xây dựng CSDL nền thông tin địa lý và xác định cấp độ chi tiết dữ liệu 4D của huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Công việc 1: Xây dựng CSDL nền thông tin địa lý của huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi theo tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình công nghệ xây dựng CSDL của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm: địa giới, dữ liệu địa chính, địa hình, thủy hệ, giao thông, lớp phủ bề mặt....Cơ sở dữ liệu được xây dựng theo Thông tư 23/2019/TT-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Kỹ thuật về cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000 và 1:5000.
Công việc 2: Xác định cấp độ chi tiết dữ liệu 4D của huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi phục vụ cho việc trực quan hóa dữ liệu ở nội dung 3, 4.
Nội dung 3. Xây dựng được CSDL 4D về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (homestay, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, ngân hàng…) ứng dụng kết hợp thiết bị bay không người lái (UAV) với công nghệ GIS và đo trực quan.
Công việc 1: Khảo sát thực địa cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; đối sánh với dữ liệu thống kê đã thu thập ở nội dung 1 và dữ liệu thu thập được ở Phòng Văn hóa huyện Lý Sơn để thống nhất danh sách các điểm cần bay chụp.
Công việc 2: Sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để scan 3D các điểm/công trình homestays, ngân hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng…
Công việc 3: Một số điểm/công trình có mặt khuất không bay chụp được sẽ tiến hành đo đạc thực tế và chụp ảnh bề mặt.
Công việc 4: Đưa dữ liệu scan 3D, đo đạc, ảnh chụp vào GIS để xây dựng CSDL 3D; kết hợp thêm thông tin về thời gian để có CSDL 4D.
Nội dung 4. Xây dựng được CSDL và sản phẩm thực tế ảo (VR) của các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, điểm tổ chức lễ hội ứng dụng công nghệ VR 360 và photogrammetry nhằm phục vụ mục đích quảng bá thông tin và thúc đẩy phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn.
Công việc 1: Khảo sát thực địa các danh lam thắng cảnh, điểm tổ chức lễ hội nhằm đưa ra phương án quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch.
Công việc 2: Sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để scan 3D địa điểm di sản thiên nhiên và văn hóa, danh lam thắng cảnh..
Công việc 3: Một số điểm/công trình có mặt khuất không bay chụp được sẽ tiến hành đo đạc scan 3D.
Công việc 4: Tích hợp dữ liệu 3D và một số bổ trợ về hình ảnh, âm thanh, hoạt động vào sketchfab platform. Lập dữ liệu thông tin vị trí địa lý các điểm danh lam thắng cảnh, địa điểm tổ chức lễ hội… vào GIS (sử dụng nền tảng google map API). Tạo dữ liệu 4D bằng cách cập nhật dữ liệu VR 360 theo thời gian.
Nội dung 5. Viết chương trình ứng dụng trên điện thoại thông minh nhằm phục vụ việc quảng bá du lịch cho huyện đảo Lý Sơn.
Nội dung 6. Chuyển giao, tổ chức tập huấn hướng dẫn quản lý và khai thác CSDL 4D phục vụ quản lý và phát triển du lịch tại địa phương.
Công việc 1: Quản trị dữ liệu du lịch
Bàn giao sản phẩm được đóng gói dữ liệu trên phần mềm ứng dụng, các tài khoản truy cập các dữ liệu cloud, platform sketchfab,google, tên miền… (bao gồm cả dữ liệu 4D được lưu trữ trên ổ cứng NAS phục vụ nội bộ). Nội dung này có bao gồm tập huấn quản lý thông tin cho kỹ thuật viên hiểu rõ chức năng của các tài khoản, cở sở bảo mật và cập nhật cơ bản khi cần, liên hệ đầu mối chuyên gia khi có sự cố.
Tổ chức tập huấn hướng dẫn quản lý và khai thác CSDL 4D và ứng dụng trên điện thoại thông minh đối với UBND huyện Lý Sơn và đại diện một số Sở ban ngành có liên quan trong tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung lớp tập huấn: Cung cấp quy trình quản trị dữ liệu du lịch từ việc cập nhật thông tin thuộc tính và không gian của các yếu tố du lịch như lưu trú, ẩm thực, giải trí, lữ hành, tour, điểm đến việc đưa những dữ liệu đó vào khai thác trên cổng thông tin du lịch.
Đối tượng tham gia lớp tập huấn: Những người có vị trí công tác có liên quan đến quản lý và quảng bá du lịch ở các Phòng, ban và Trung tâm thuộc UBND huyện Lý Sơn; Đại diện của Phòng Quản lý Du lịch, Phòng Quản lý văn hóa thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Đại diện của Phòng CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi.
Số người tham gia lớp tập huấn là 25 người trong thời gian 02 ngày tại huyện Lý Sơn.
Công việc 2: Khai thác, tra cứu dữ liệu du lịch
Nội dung lớp tập huấn: Tập huấn cho người dùng tra cứu các thông tin dịch vụ du lịch của huyện đảo Lý Sơn gồm bản đồ du lịch với các tiện ích được tích hợp ở ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm được các thông chính xác và hữu ích đáp ứng được yêu cầu của người dùng: lưu trú, ẩm thực, giải trí, lữ hành, tour, điểm đến...
Đối tượng tham gia lớp tập huấn: Những người là chủ hoặc đại diện các khách sạn, nhà nghỉ, homestay, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh ăn uống, du lịch...
Số người tham gia lớp tập huấn là 50 người trong thời gian 02 ngày tại huyện Lý Sơn.
Nội dung 7. Triển khai các hoạt động truyền thông
- CSDL 4D về du lịch Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với công nghệ GIS; photogrammetry (UAV, 3D scan) được ứng dụng trên điện thoại smartphone…
- CSDL 4D về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, homestays, ngân hàng, lữ hành, khách sạn..) của Lý Sơn với công nghệ GIS, UAV scan 3D và đo trực quan
- Cơ sở dữ liệu 4D và sản phẩm thực tế ảo (VR) bằng ứng dụng công nghệ photogrammetry (UAV, 3D scan) về điểm tổ chức lễ hội, làng nghề, danh lam thắng cảnh (địa điểm di sản thiên nhiên, các điểm du lịch sinh thái cộng đồng...)
- Phim tư liệu
- App ứng dụng trên điện thoại
CSDL 4D, Lý Sơn